3.3.1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, do đó có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Việc đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tạo nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Đối với ngân hàng, nền kinh tế vĩ mô ổn định giúp ngân hàng đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng, hiệu quả của các dự án đầu tư, do đó hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra,tránh tình trạng phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.
3.3.1.2. Tạo lập và phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có thị trường mua bán nợ. Các đơn vị được tham gia mua nợ chỉ có Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các AMC của các tổ chức tín dụng, ngoài ra chưa có đơn vị nào được cấp đăng ký kinh doanh mua bán nợ theo quy đinh lại Luật Đầu tư 2014 và Luật số 69/2014/QH13 của Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, do vậy việc xử lý nợ xấu gặp rất nhiều hạn chế.
Thứ nhất, số đối tượng tham gia mua nợ rất ít, các nhà đầu tư trong và ngoài nước chưa thể tham gia hoạt động xử lý nợ xấu do các rào cản từ phía pháp luật của Việt Nam, do đó việc mua bán nợ thực hiện rất khó khăn. Số lượng nợ xấu cần bán của các ngân hàng lớn, trong khi lượng mua ít, dẫn đến lượng nợ xấu được xử lý chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, việc có ít công ty mua
nợ trên thị trường nên với các đơn vị đã mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngoài biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cũng khó có thể bán lại các khoản nợ này cho các nhà đầu tư khác nên hiệu quả xử lý nợ là không cao. Do vậy, Chính phủ cần có những quy định cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể tham gia thị trường mua bán nợ, giúp thị trường sôi động hơn, tăng hiệu quả cho hoạt động mua bán nợ.
Thứ hai, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc định giá các khoản nợ, các công ty tự đưa ra nguyên tắc xác định giá trị các khoản nợ được giao dịch, do đó chưa có sự thống nhất về giá chào mua của các công ty mua nợ với giá chấp nhận bán của các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, quy mô hoạt động của các công ty mua nợ khá khiêm tốn so với tổng dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng, do đó tốc độ xử lý nợ còn chậm. Để xử lý được lượng nợ xấu lớn như hiện nay, tiềm lực tài chính của các công ty mua nợ là yếu tố rất quan trọng, vì vậy đề nghị Chính phủ tăng vốn điều lệ cho các công ty mua nợ của nhà nước.
3.3.1.3. Hoàn thiện quy trình xử lý tài sản bảo đảm
Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay khi khách hàng không trả được
nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chưa rõ ràng, có sự ràng buộc bởi nhiều bộ luật khác nhau nên việc xử lý tài sản bảo đảm còn rất nhiều khó khăn. Chính phủ cần đưa ra các quy định để tháo gỡ các khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản, đặc biệt là các tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất: Đơn giản hóa các thủ tục
hành chính khi xử lý tài sản bảo đảm từ khâu đất giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, khuyến khích các giao dịch thỏa thuận theo đúng luật pháp để các ngân hàng thuận tiện trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, nhanh
chi phí cho việc xử lý tài sản bảo đảm.