Tình hình nợ xấu tại Ngân hàngThương mại cổ phần Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 62)

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn hiện nay

2.2.1.1. Tình trạng nợ tại Chi nhánh Sơn Tây

Trong những năm gần đây, nợ xấu luôn là vấn đề đáng lo ngại và nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam. Tại chi nhánh Sơn Tây, ban giám đốc chi nhánh cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này.

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2012-2014

Năm 2013 17733 7608 22083 2576

Năm 2014 14896 181 689 2234

Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây đã thực hiện quản lý tín dụng

tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ của chi nhánh ở mức thấp. Năm 2012, nợ quá hạn tại chi nhánh là 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,56% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2013, do những biến động xấu của nền kinh tế, khó khăn bao trùm hầu khắp các lĩnh vực, ngành nghề, một số ngành nghề suy thoái sâu như bất động sản, sắt thép đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng

của Ngân hàng. Từ đó đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn trong công tác tín dụng

như nợ cơ cấu lớn, lãi treo và lãi dự thu không thu được phát sinh nhiều, hiệu quả hoạt động tín dụng thấp đã dẫn đến nhiều Ngân hàng luôn trong tình trạng lãi giả, lỗ thật, trong đó có Chi nhánh Sơn Tây. Tổng nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên 50 tỷ đồng, chiếm 2,85% tổng dư nợ ngân hàng.

Tới năm 2014, nhờ những biện pháp, giải pháp nhằm giảm nợ xấu của NHNN, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây đã và đang từng bước cơ cấu lại đối tượng khách hàng, cơ cấu lại ngành nghề, lĩnh vực cho vay, cơ cấu nợ cho khách hàng nên tỷ lệ nợ quá hạn đã có phần giảm xuống.

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian tại BIDV Sơn Tây 2012-2014

đồng dư nợ (%) tổng dư nợ (%) dư nợ (%) Nợ nhóm 3 0,43 0,02 18,15 1,03 4,56 0,28 Nợ nhóm 4 2,32 0,14 Nợ nhóm 5 ĩ 0,06 4,06 0,23 8,74 0,54 Du nợ xấu 1,43 0,08 22,21 1,26 15,62 0,96 Tổng du nợ 1772 100 1757 100 1632 10Õ

Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014

Qua bảng số liệu trên đây ta thấy tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh Sơn Tây có sự tăng đột biến vào năm 2013, là một năm hoạt động tín dụng gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả từ việc đổ vỡ thị trường bất động sản, xây lắp, sắt thép...dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ của khác hàng. Xét về số tuyệt đối, dư nợ quá hạn năm 2013 tăng ròng so với năm 2012 là 40 tỷ đồng, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm quá hạn dưới 90 ngày và quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Đến năm 2014, Chi nhánh có sự giảm mạnh về số dư nợ quá hạn so với năm 2013, chủ yếu giảm ở nhóm nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và nhóm từ 91 đến 180 ngày.

Số tiền DPRR trích lập 23,76 34,85 17,45

Dự phòng chung 16,15 15,34 12,17

Dự phòng cụ thể 7,61 1951 5,28

Tỷ lệ DPRR/Tông dư nợ 1,34% 1,98% 1,07%

Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014

Công tác quản lý tín dụng của Chi nhánh thực hiện khá tốt nên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh trong những năm qua đã đạt những kết quả khả quan. Năm 2012, nợ xấu của ngân hàng chỉ là 1,43 tỷ đồng trong tổng 1722 tỷ đồng du nợ, chỉ chiếm 0,08%, một con số không đáng kể cho thấy sự lành mạnh của các khoản tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên, sang năm 2013, duới tác động tiêu cực từ nền kinh tế cũng nhu các hệ lụy từ chính sách tín dụng truớc đó, nợ xấu của ngân hàng tăng cao đột biến lên 22,21 tỷ đồng, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng lên 1,26% tổng du nợ. Đến năm 2014, nợ xấu của ngân hàng giảm 6,59 tỷ đồng so với năm 2013, xuống còn 15,62 tỷ đồng, bằng 0,96% tổng du nợ của toàn chi nhánh. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sơn Tây thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống ngân hàng là 2,5%, tuy nhiên sự tăng đột biến của tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 và 2014 của Chi nhánh so với các năm truớc đây là vấn đề rất đáng luu tâm của Chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên nếu vuợt ra khỏi nguỡng an toàn sẽ ảnh huởng xấu tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Công tác xử lý nợ xấu của Chi nhánh còn nhiều yếu kém, bất cập do số luợng cán bộ làm công tác quản lý và xử lý nợ xấu còn ít và non kinh nghiệm trong khi tình hình kinh tế suy giảm và ý thức trả nợ của một số khách hàng còn thấp....

50

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh diễn biến theo chiều huớng xấu khi mà tỷ lệ Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) có chiều huớng ngày càng tăng lên. Riêng nợ nhóm 5, năm 2012 mới chỉ là 1 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã tăng lên 4,06 tỷ đồng, tiếp tục tăng lên đến 8,74 tỷ đồng vào năm 2014. Nhu vậy, từ năm 2012 đến năm 2014, nợ có khả năng mất vốn đã tăng lên gần 9 lần và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng số nợ xấu của Chi nhánh. Đây là con số thực sự đáng báo động về tình trạng nợ xấu tại chi nhánh Sơn Tây. Nếu không có các phuơng án ngăn chặn và xử lý nợ xấu kịp thời, ngân hàng sẽ phải đối mặt với khả năng mất vốn lớn, ảnh huởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới.

2.2.1.2. Công tác trích lập dự phòng rủi ro tại Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Sơn Tây

Để hạn chế các tổn thất của ngân hàng khi xảy ra rủi ro, đặc biệt là nợ xấu, các ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng các quy định của pháp luật cũng nhu theo tiêu chí, nhận định của từng ngân hàng. Trong những năm qua, Chi nhánh Sơn Tây cũng rất nghiêm túc trong công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Bảng 2.6: Tình hình trích lập DPRR giai đoạn 2012-2014.

Số dư nợ xấu 143 22,21 1561

Tỷ lệ DPRR/Nợ xấu 16,6 157 112

Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014

51

Qua số liệu trên cho thấy, trong năm 2013 nợ xấu tại chi nhánh phát sinh đột biến, số tiền trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh tăng lên nhiều và tập trung chủ yếu ở dự phòng rủi ro cụ thể. Năm 2013, số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng hơn 11 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014, cả tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều giảm so với năm 2013 nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng giảm đi từ 1,98% xuống còn 1,07%. Biện pháp trích lập dự phòng là một hình thức tự bảo hiểm cho ngân hàng, đây là một việc làm cần thiết và quan trọng trong điều kiện hiện nay để giúp Chi nhánh Sơn Tây có thể chủ động hơn trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu của mình.

Bảng 2.7: Bảng thể hiện tỷ lệ DPRR/Tổng dư nợ xấu của chi nhánh trong giai đoạn 2012 - 2014

g Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn AA A

Là khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh, tiềm năng tài chính rất mạnh đáp ứng tốt mọi nghĩa vụ trả nợ. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014

Như vậy, trong 3 năm qua, Chi nhánh ngân hàng đã luôn trích lập dự phòng rủi ro vượt so với số dư nợ xấu tại Chi nhánh, đủ cơ sở để bù đắp thiệt hại do nợ xấu gây ra khi cần thiết. Trên thực tế, ngân hàng luôn có nhiều biện pháp để hạn chế tối đa tổn thất do nợ xấu gây ra và quỹ DPRR thường chỉ là công cụ cuối cùng được sử dụng trong tình huống bất khả kháng để xử lý hậu quả của một món nợ xấu nào đó. Vì thế, mức duy trì của quỹ DPRR như vậy là khá thận trọng, đảm bảo sự an toàn tín dụng cần thiết cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w