Với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 99)

3.3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu

Ngân hàng nhà nước cần quy định cụ thể các căn cứ và phương pháp để xác định và phân loại nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Việc phân loại nợ và xác định nợ xấu phải dựa trên cơ sở đánh giá khách hàng theo cả hai tiêu chí: tình hình thanh toán nợ và tình hình tài chính của khách hàng chứ không chỉ đánh giá, phân loại theo từng khoản nợ riêng lẻ, đặc biệt là đối với khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp.

3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành ngân hàng

Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là một trong những nội dung quan trọng góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, là điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngân hàng, sáp nhập ngân hàng, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia khu vực ngân hàng nhằm tăng cường năng lực tài chính, tăng cường quản trị, điều hành của các NHTM Nhà nước hiện nay. Đây là giải pháp lâu dài và bền vững nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Ngân hàng nhà nước phải thực hiện cơ cấu lại triệt để các tổ chức tín dụng yếu kém, kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh bao gồm cả biện pháp can thiệp của ngân hàng nhà nước như mua cổ phần bắt buộc, chỉ định sáp nhập/hợp nhất bắt buộc, tiếp nhận hoặc chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước tiếp nhận phần thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại tổ chức tín dụng và tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém... Với các tổ chức tín dụng có năng lực tài chính kém, quy mô vốn tự có nhỏ, yêu cầu tăng vốn điều lệ, hợp nhất, sáp nhập.. .để nâng cao khả năng hoạt động, đủ điều kiện xử lý nợ xấu theo quy định. Cải cách

hệ thống NHTM bằng các biện pháp tăng vốn đi đôi với xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý tín dụng và rủi ro...

Việc cải cách ngân hàng phải gắn với cải cách kinh tế toàn diện. Việc cải cách khu vực ngân hàng khó có thể thành công nếu các khu vực khác của nền kinh

tế không được đổi mới một cách đồng bộ. Vì vậy, cải cách ngân hàng cần phải tiến hành song song với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, cải cách bộ máy quản lý Nhà nước và đặc biệt là phải gắn với cải cách doanh nghiệp. Cải cách các doanh nghiệp giúp hệ thống này sử dụng tốt nguồn đầu tư từ ngân hàng, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và khả năng chi trả cho ngân hàng.

3.3.2.3. Hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin trên thị trường

Để quản lý tốt nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin trên thị trường là vô cùng quan trọng, không những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, giúp ngăn chặn nợ xấu phát sinh mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xử lý nợ xấu.

Thứ nhất, ngân hàng nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại CIC để đáp ứng các yêu cầu thông tin của các ngân hàng về khách hàng. Đây là một trong các nguồn thông tin chính thống quan trọng phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nên chất lượng thông tin tại CIC là vấn đề mà ngân hàng nhà nước phải hết sức lưu tâm. Để thực hiện tốt việc này, ngân hàng nhà nước phải tích cực tuyên truyền cho các ngân hàng thương mại về lợi ích của việc trao đổi, cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng tại CIC. Có như vậy, hệ thống thông tin tín dụng tại CIC mới được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, phản ánh chính xác tình hình tín dụng của các doanh nghiệp, giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng.

Thứ hai, ngân hàng nhà nước cần phải tăng cường các quy chế về việc công bố và công khai các thông tin trên thị trường, yêu cầu các doanh nghiệp

phải có đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính gửi đến ngân hàng để đảm bảo các thông tin cung cấp là chính xác, khách quan...Đối với các ngân hàng thương mại, việc minh bạch và công khai các thông tin của ngân hàng giúp hệ thống hoạt động bền vững hơn, tăng hiệu quả giám sát của ngân hàng nhà nước, tránh xảy ra rủi ro trên toàn hệ thống.

Thứ ba, ngân hàng nhà nước phải thường xuyên công bố các thông tin kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế của nhà nước để các ngân hàng có định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh của mình, tránh xảy ra các trường hợp thông tin thất thiệt, gây lũng đoạn thị trường.

3.3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM

Trong mọi thời kỳ, NHNN có nhiệm vụ quản lý và giám sát các hoạt động của NHTM, giúp lành mạnh hóa môi trường hoạt động tín dụng và có những hỗ trợ cần thiết cho các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước phải luôn chú trọng công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, đảm bảo các ngân hàng này luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về hạn mức tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.. .Với việc thường xuyên thanh tra, giám sát các hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước sẽ kịp thời phát hiện các sai sót trong quá trình hoạt động của ngân hàng, kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, khắc phục các thiệt hại cho các ngân hàng. Cũng nhờ sự giám sát của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại sẽ cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng, tuân thủ các quy trình và quy định cấp tín dụng, nhờ đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng lành mạnh hơn, giảm rủi ro cho ngân hàng, hạn chế khả năng xảy ra các khoản nợ xấu.

3.3.3. Đối với các bộ, ngành có liên quan khác

với ngân hàng trong việc xử lý, giải quyết các khoản nợ xấu. Trong nhiều truờng hợp, cần sử dụng những biện pháp cứng rắn nhu buộc con nợ phải giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng và tiến hành xử lý nhanh chóng kịp thời

các vụ án, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý cho những tài sản bảo đảm nợ vay

để giao cho ngân hàng xử lý theo các huớng thích hợp. Đối với những con nợ

không còn khả năng hoạt động cần kiên quyết thực hiện thủ tục tuyên bố phá

sản để giải phóng tài sản, giao cho ngân hàng.

Đối với các lô đất có nguồn gốc từ xa xua để lại, cần nhanh chóng hoàn thiện quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức... để khách hàng có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng có căn cứ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay.

Chính quyền các cấp cùng với các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp có nợ xấu cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc con nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại chuơng 1 cùng với các kết luận thu đuợc từ việc nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây tại chuơng 2, chuơng 3 đã đua ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng bao gồm các giải pháp nhằm nâng cao chất luợng các khoản tín dụng để hạn chế xảy ra tình trạng nợ xấu và các giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu đang tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhu phát mại tài sản bảo đảm, bán các khoản nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ...

Bên cạnh việc đua ra các giải pháp với Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây, chuơng 3 của luận văn cũng đua ra một số khuyến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nuớc để hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro với các khoản nợ, cơ chế xử lý tài sản bảo đảm.cũng nhu tạo lập môi truờng kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Dưới tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại. Tình trạng nợ xấu tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống ngân hàng, do đó vấn đề bức thiết đặt ra với các ngân hàng là quản lý nợ xấu như thế nào để giảm tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng, hạn chế thiệt hại do nợ xấu gây ra, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.

Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây, trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh. Chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy trình tín dụng, trích

lập dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng theo đúng quy định của nhà nước, sử dụng khá linh hoạt các biện pháp xử lý nợ xấu, đặc biệt là thực hiện rất hiệu quả trong việc bán nợ xấu cho VAMC. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ bình quân giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 là 0,77%, nhỏ hơn rất nhiều so với bình quân chung của ngành. Tuy nhiên, nợ xấu tăng nhanh đột biến trong năm 2013 và 2014 cũng là một dấu hiệu đáng lưu tâm tại chi nhánh. Ban lãnh đạo chi nhánh cùng các

cán bộ ngân hàng cần phải xem xét cụ thể vấn đề này để hạn chế khả năng nợ xấu tiếp tục tăng cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trên cơ sở lý thuyết cơ bản về quản lý nợ xấu, bài luận văn đã nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây, các biện pháp xử lý nợ xấu đã thực hiện tại Chi nhánh, từ đó đánh giá những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong công

Thuong mại - Nhà xuất bản Thống kê.

2. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Nguyên lý và Nghiệp vụ Ngân hàng thuơng mại - Nhà xuất bản Thống kê.

3. NGND. PGS. TS. Tô Ngọc Hung (2014), Thực trạng xử lý nợ xấu của Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2012-2013 và một số khuyến nghị chính sách, Số 3, Tạp chí Ngân hàng.

4. PGS. TS. Trầm Xuân Huơng, ThS. Nguyễn Hồng Hà, ThS. Đỗ Công Bình (2012), Giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Thuong mại Việt Nam, Số 73, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng.

5. Nguyễn Thành Nam (2013), Vấn đề xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thuơng mại Việt Nam, Số 135, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng.

6. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (BIDV), Báo cáo thuờng niên các năm 2012, 2013, 2014.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (BIDV), (2011), Quyết định ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp số 1138/QĐ-HĐQT.

8. Ngân hàng nhà nuớc (2012), Quyết định 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ đuợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

9. Ngân hàng nhà nuớc (2013), Thông tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.

10. Ngân hàng nhà nuớc (2014), Thông tu số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi bổ sụng một số điều của Thông tu số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013.

để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

12.Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thông tư 19/2010/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/210 của Thống đốc NHNN qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD.

13.Peter S. Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại - Commercial bank management - Nhà xuất bản Tài chính.

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w