Công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 71)

2.2.2.1. Xác định mục tiêu quản lý nợ xấu

Công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và 52

Phát triển Việt Nam luôn được quan tâm chú trọng. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ luôn là một trong các mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Năm 2014, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu là tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tối đa không quá 3%. Với những cố gắng của mình, toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam đã vượt mục tiêu đề ra, tỷ lệ nợ xấu chỉ bằng 2,03% tổng dư nợ trong toàn hệ thống. Riêng tại Chi nhánh Sơn Tây, tỷ lệ này là 0,96% cho thấy Chi nhánh đã thực hiện khá tốt công tác quản lý nợ.

2.2.2.2. Nhận biết nợ xấu

Hiện nay, Chi nhánh Sơn Tây đang sử dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân tích đánh giá các khoản vay của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo kết quả xếp loại khách hàng được phân tích đánh giá đa chiều như tư cách pháp nhân, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính.. ..điều đó giúp cho các khâu trong quá trình cấp tín dụng đánh giá khách hàng vay vốn được chính xác hơn nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro của từng khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các khoản vay của khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 5 nhóm theo mức độ rủi ro như sau:

Bảng 2.8: Phân nhóm và mức độ rủi ro các khoản vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

AA đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Khả năng hoàn trả khoảnnợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.

A

Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng và có hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý

BB B

Khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh, tình hình tài chính ổn định. Cho vay khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, tuy nhiên, khách hàng có dấu hiệu bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài.

BB

Khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh Cho vay với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này dễ dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu

chuẩn B

Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như không có

hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bất cập. Hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay,

tuy nhiên có nguy cơ bị tổn thất một phần nợ gốc và lãi. 53

CC C

khi có thay đổi về môi trường kinh. Các khoản vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ

CC

Khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ, khoản vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

C

Khách hàng rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất ít khả năng có thể phục hồi. Các khách hàng đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì. Dư nợ vay của các khách hàng này thuộc loại có khả năng tổn thất rất cao.

Nhóm 5 -

Nợ

khả năng mất vốn D

Khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và không còn khả năng phục hồi. Dư nợ vay của khách hàng thuộc loại không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Tổng số 100%

1

Thu nợ trực tiếp và phát mại tài sản bảo đảm

72 17,4%

2 Xử lý bằng quỹ DPRR 68 16,5%

3 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ 83 20,1%

4 Bán nợ xấu cho VAMC 165 40%

5 Miễn, giảm lãi 13 3,3%

6 Sử dụng biện pháp pháp lý 11 2,7%

77- -1- -777---7—7 - - - -7777777

Kết quả xếp hạng giai đoạn 2012-2014 của Chi nhánh Sơn Tây: phần lớn khách hàng xếp hạng AA, A, BBB; một số ít khách hàng xếp hạng C, D.

2.2.2.3. Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Chi nhánh Sơn Tây chủ động rà soát, xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức bình quân toàn ngành, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Việc xây dựng phương án xử lý nợ xấu chi tiết tới từng khoản vay, từng khách hàng theo từng nhóm biện pháp xử lý giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng

có được bức tranh toàn cảnh về tình hình nợ xấu cũng như các giải pháp cụ thể để xử lý nợ xấu, đưa ra các chỉ đạo đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ xử lý nợ xấu theo các biện pháp đã xây dựng trong phương án, dễ dàng trong việc theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý nợ.

sử dụng khá linh hoạt các biện pháp để xử lý nợ xấu.

- Xử lý nợ xấu qua thu hồi trực tiếp và phát mại tài sản bảo đảm:

Các cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh chủ động rà soát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế khách hàng (nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu...) để yêu cầu khách hàng chủ động bán hàng tồn kho, tập trung thu hồi công nợ cũng như các nguồn thu hợp pháp khác của khách hàng để trả nợ vay ngân hàng, đồng thời, cán bộ tín dụng cũng theo dõi chặt chẽ các luồng tiền về của khách hàng (đặc biệt là các luồng tiền từ doanh thu của khách hàng là doanh nghiệp qua tài khoản tiền gửi mở

tại chi nhánh) để thu hồi nợ kịp thời, tránh để khách hàng sử dụng nguồn này để sử dụng cho mục đích khác.

Đối với các tài sản đảm bảo nợ vay, khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay, ngân hàng có quyền yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Việc yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ có thể thực hiện thông qua yêu cầu khách hàng tự phát mãi tài sản hoặc ngân hàng xử lý theo quy định.

Bằng biện pháp này, trong 3 năm từ 2012 đến 2014, Chi nhánh đã thu hồi đuợc 72 tỷ đồng nợ xấu, chiếm tỷ trọng là 17,4% trong tổng số nợ xấu đuợc xử lý.

- Xử lý nợ bằng phương pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Biện pháp này đuợc sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhung chi nhánh đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho chi nhánh theo đúng kỳ hạn trả nợ đã ký truớc đó do khách hàng đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nếu chi nhánh thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho chi nhánh đúng hạn.

Thẩm quyền phán quyết cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại BIDV đuợc thực hiện theo nguyên tắc thống nhất: Cấp nào phán quyết cho vay thì cấp đó đuợc quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thẩm quyền phán quyết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Truờng hợp vuợt thẩm quyền phán quyết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì phải trình cấp cao hơn để xét duyệt.

Tại Chi nhánh Sơn Tây, thẩm quyền quyết định thuộc về Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh. Trong thời gian qua, 83 tỷ đồng nợ xấu đã đuợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bằng 20,1% tổng số nợ xấu đã xử lý.

- Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro:

nợ xấu từ theo dõi nội bảng cân đối kế toán sang theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán. Biện pháp xử lý nợ này chỉ có ý nghĩa làm giảm nợ xấu nội bảng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán của chi nhánh còn hiệu lực của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn còn nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của ngân hàng đối với khách hàng được pháp luật bảo đảm. Sau khi xử lý khoản nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, ngân hàng chuyển hạch toán ngoại bảng và ngân hàng vẫn phải tiếp tục áp dụng các biện pháp, giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ.

Việc dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu được thực hiện theo một trình tự cụ thể, nghiêm ngặt từ chi nhánh đến hội sở chính. Ngân hàng sẽ sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu trong các trường hợp khách hàng vay vốn là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân bị chết, mất tích và các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn. Các khoản vay này phải được phê duyệt, quyết định xử lý bởi Hội đồng xử lý rủi ro của ngân hàng. Trước tiên, ngân hàng sẽ sử dụng các khoản dự phòng cụ thể đã trích lập để xử lý khoản nợ xấu. Nếu các khoản trích lập dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ thì ngân hàng sẽ phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. Nếu ngân hàng đã sử dụng dự phòng cụ thể và phát mại tài sản bảo đảm mà vẫn không đủ để bù đắp rủi ro của khoản nợ thì ngân hàng tiếp tục sử dụng dự phòng chung để xử lý. Trong mọi trường hợp, chi nhánh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của số liệu, hồ sơ của khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro. Việc sử dụng biện pháp này đồng nghĩa với việc chi nhánh phải sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình để xử lý các khoản nợ, do đó các cổ đông của ngân hàng không mong muốn giải quyết nợ xấu theo phương pháp này dù đây là biện pháp chủ động, nhanh chóng loại bỏ nợ xấu khỏi danh mục tín dụng của ngân hàng.

Từ năm 2012 đến năm 2014, Chi nhánh Sơn Tây đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý 68 tỷ đồng nợ xấu.

- Xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ cho bên thứ ba.

Đây là một biện pháp xử lý nợ xấu khá mới và hiệu quả tại Chi nhánh Sơn Tây. Trong thời gian từ 2012 đến 2014, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng lên khá nhanh. Do đó, ngoài việc sử dụng các biện pháp truyền thống để xử lý nợ xấu như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng...thì việc bán nợ cho Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là một giải pháp tương đối tốt, qua đó BIDV sẽ nhận được trái phiếu đặc biệt từ VAMC và có thể cầm cố trái phiếu này để vay vốn tại NHNN, tạo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng, cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Để xử lý được theo biện pháp này, các khoản nợ phải đáp ứng đủ 5 điều kiện:

+ Là các khoản nợ xấu của ngân hàng;

+ Khoản nợ xấu này phải có tài sản bảo đảm;

+ Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; + Khách hàng vay chưa bị rút giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật (đối với doanh nghiệp) hoặc chưa chết, mất tích (đối với cá nhân);

+ Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước

Trong năm 2014, chi nhánh BIDV Sơn Tây đã bán nợ xấu cho Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với số tiền khoảng 106 tỷ đồng. Bằng việc bán các khoản nợ xấu cho VAMC với thời hạn 05 năm đã giúp chi nhánh ngân hàng giảm bớt sức nặng về tài chính. Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện đều trong 05 năm (mỗi năm 20%) thay vì phải trích lập đầy đủ ngay thời điểm này và được

hoàn vào thu nhập khi thu hồi đuợc nợ xấu, qua đó giúp Chi nhánh giảm bớt chi phí do trích lập dự phòng ở thời điểm hiện tại, đồng thời có thể cầm cố trái phiếu của VAMC để vay vốn tại NHNN, bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. Hiện nay Chính phủ và NHNN đang xem xét nâng thời hạn mua bán nợ tối đa từ 05 năm lên 10 năm, nên tính hiệu quả, khả thi của biện pháp này ngày càng đuợc tăng lên. Đây là biện pháp xử lý đuợc nhiều nợ xấu nhất cho chi nhánh BIDV Sơn Tây trong thời gian từ 2012 đến 2014.

- Xử lý nợ xấu bằng biện pháp giảm, miễn lãi cho khách hàng.

Biện pháp này đuợc áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu còn lại tại chi nhánh.

Biện pháp này chỉ áp dụng với một số đối tuợng nhất định theo chính sách riêng của ngân hàng và phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ. Trong 3 năm, Chi nhánh chỉ sử dụng biện pháp này với số nợ xấu là 13 tỷ đồng.

- Xử lý nợ bằng biện pháp pháp lý

Biện pháp pháp lý thuờng là biện pháp đuợc chi nhánh áp dụng cuối cùng sau khi các biện pháp khác đã áp dụng, cần sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật nhu Tòa án, Thi hành án nhằm hỗ trợ chi nhánh tận thu hồi nợ vay. Biện pháp này thuờng đuợc áp dụng đối với các đối tuợng có khả năng tài chính nhung chây ì, không có thiện chí trả nợ cho chi nhánh dẫn đến phát sinh nợ xấu hoặc đối với các đối tuợng có hành vi lừa đảo hay các đối tuợng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, không có khả năng khôi phục và trả nợ, buộc chi nhánh phải thực hiện khởi kiện phá sản các khách hàng này nhằm thu hồi nợ từ việc phát mại tài sản. Việc thực hiện biện pháp pháp lý phải đuợc Hội sở chấp thuận trên cơ sở nghiên cứu kỹ về các căn cứ pháp lý cũng nhu tính hiệu quả của biện pháp. Tuy nhiên, hiệu quả thu hồi từ biện pháp này không

cao do các khách hàng gây khó khăn trong quá trình tố tụng, các tài sản thế chấp là bất động sản suy giảm giá trị nghiêm trọng so với thời điểm nhận thế chấp nên việc phát mại tài sản không đủ để thu hồi nợ. Tại Chi nhánh Sơn Tây, số nợ xấu được xử lý bằng biện pháp pháp lý trong thời gian từ năm 2012 đến 2014 là 11 tỷ đồng, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số nợ xấu được xử lý tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w