Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàngThương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 57)

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Giai đoạn 2012 - 2014, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính từ năm 2008 và nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết. Tình hình kinh tế khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các NHTM, do đó, những năm qua Chi nhánh Sơn Tây bằng nhiều biện pháp tích cực đã tập trung huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế.

Bảng 2.1: Tổng tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2012-2014

vực đồng EURO cùng với khủng hoảng tín dụng và bất ổn chính trị của nhiều khu vực.Trong nước, nền kinh tế vĩ mô cũng chứa nhiều bất ổn, nợ xấu nhiều, thị trường bất động sản hầu như đóng băng. Tất cả những biến động tiêu cực này đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, sang năm 2012, lãi suất bắt đầu có xu hướng giảm xuống thay vì ở mức cao như năm 2011.

Tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát gia tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của quá trình sản xuất, giá luơng thực thực phẩm, giá vàng trên thị truờng thế giới tiếp tục tăng cao đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế trong nuớc. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam là uu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Mặc dù nền kinh tế có nhiều bất ổn, Chi nhánh Sơn Tây tiếp tục duy trì nền tảng huy động tiền gửi mạnh mẽ trong năm 2012. Tiền gửi huy động của ngân hàng đạt 1.682 tỷ đồng.

Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Chi nhánh Sơn Tây cũng không nằm ngoài khó khăn chung đó, hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã có sự giảm sút, số du tiền gửi tới thời điểm 31/12/2013 là 1.531 tỷ đồng, giảm 151 tỷ đồng, tuơng đuơng với mức giảm 8,98% so với năm 2012.

Năm 2014 kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu khả quan hơn so với năm 2013, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đuợc duy trì ổn định, tăng truởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị truờng tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách đuợc cải thiện. Khó khăn của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt. Điều này đã có những ảnh huởng rất tích cực tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng, số du tiền gửi năm 2014 của Chi nhánh Sơn Tây đạt 1.994 tỷ đồng, tăng 30,24% so với năm 2013 và là năm mà Chi nhánh có đuợc số du tiền gửi lớn hơn số du nợ.

Trong giai đoạn 2012-2014, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Sơn Tây nhìn chung khá tốt. Cơ cấu các loại tiền gửi của chi nhánh theo kỳ hạn không có nhiều sự thay đổi, tỷ trọng huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn gần nhu đuợc duy trì ở mức 86% tiền gửi có kỳ hạn và 14% tiền gửi không kỳ hạn.

Năm nghiệp

Ngắn hạn TDH Ngắn hạn TDH

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Từ năm 2012 đến năm 2014, Chi nhánh Sơn Tây tập trung phát triển dịch vụ cho vay bán lẻ, tăng trưởng dư nợ trong năm 2012 chủ yếu tập trung cho ngành

tiêu dùng, hướng tới các khách hàng cá nhân. Mục tiêu của Chi nhánh là cung cấp

các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu cá nhân của khách hàng theo những yêu cầu quản trị rủi ro thận trọng. Chi nhánh đã triển khai các gói tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân có tính cạnh tranh cao với lãi suất ưu đãi như: cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở với lãi suất 7,8%/năm trong năm đầu, gói tín dụng phục vụ

nhu cầu mua ô tô với lãi suất 8%/năm với mức cho vay tối đa 95% giá trị tài sản. về khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh Sơn Tây đã phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng thân thiết trước những thách thức kinh tế với các giải pháp:

- Giảm lãi suất cho các doanh nghiệp thuộc các nhóm ưu tiên như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành phụ trợ theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước.

- Tăng cường tài trợ vốn cho các ngành sản xuất ưu tiên theo chỉ đạo của Chính Phủ như các ngành hàng thiết yếu, các sản phẩm thương mại, hóa chất, phân bón, dịch vụ y tế.. .với các gói sản phẩm mang tính cạnh tranh cao như gói 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp, tài trợ xuất nhập khẩu cho ngành may mặc và chế biến gỗ trên địa bàn.

- Triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất tối đa 9%/năm.

Ngoài ra, Chi nhánh ngân hàng cũng tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ vốn giá rẻ cho các doanh nghiệp, thể hiện tinh thần chia sẻ của Ngân hàng đối với khách hàng trong bối cảnh khó khăn.

Bảng 2.2: Tổng hợp dư nợ giai đoạn 2012-2014

đồng, trong đó dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 1412 tỷ đồng chiếm 80% tổng dư nợ, cho vay khách hàng cá nhân đạt 360 tỷ đồng chiếm 20% tổng dư nợ.

Năm 2013, đứng trước nhiều khó khăn và thách thức của tình hình kinh tế, Chi nhánh tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời duy trì chính sách cho vay thận trọng và đảm bảo chất lượng tài sản. Tính đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng đạt 1757 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2012 là 15 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp giảm 104 tỷ đồng và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 89 tỷ đồng, nguyên nhân là do khó khăn của nền kinh tế, các khách hàng doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất để hạn chế rủi ro, ngân hàng thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

Năm 2014, dư nợ cho vay khách hàng đạt 1632 tỷ đồng, giảm 125 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,1% do trong năm 2014, chi nhánh Sơn Tây đã thực hiện xử lý rủi ro 31 tỷ đồng và bán nợ xấu cho Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) 106 tỷ đồng. Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 1242 tỷ đồng chiếm 76% tổng dư nợ, dư nợ cho vay cá nhân đạt 390 tỷ đồng chiếm 24% tổng dư

nợ. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng tăng dần qua các năm với mục tiêu phấn đấu đưa BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Do đặc điểm địa lý, chi nhánh Sơn Tây nằm tại vùng kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ, dân cư phần lớn vẫn làm nông nghiệp nên các loại hình cấp tín dụng chưa thực sự đa dạng. Nghiệp vụ cấp tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay và bảo lãnh. Các nghiệp vụ khác như L/C, bao thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá ... chiếm một phần rất nhỏ, chưa được áp dụng nhiều trong thực tế do hạn chế về nhu cầu của khách hàng. Hoạt động tín dụng doanh nghiệp gắn với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ yếu, cho vay các doanh nghiệp lớn rất hạn chế do trên địa bàn thị xã không có các khu công nghiệp, khu công nghệ cao có vốn đầu tư từ nước ngoài.

Biểu đồ 2.1: Dư nợ phân theo loại hình cấp tín dụng giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, công tác tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam bị tác động và phụ thuộc rất nhiều từ những biến động trên thị trường tiền tệ và những chính sách kinh tế vĩ mô của NHNN. Bám sát định hướng của toàn ngân hàng trong công tác cho vay theo phương châm “Hiệu quả và an toàn”, trong giai đoạn 2012-2014, Chi nhánh

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ quá hạn 10 50 18

Tổng dư nợ 1772 1757 1632

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,56% 2,85% ũ%

Sơn Tây đã duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn cao trong tổng dư nợ tín dụng. Năm 2012, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 73%; năm 2013 là 75% và năm 2014 là 72%. Việc duy trì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao sẽ giúp cho Ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, hạn chế được nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn trước những diễn biến không thể lường trước của thị trường, của người vay vốn...

Do nằm trên địa bàn có đặc điểm kinh tế xã hội là vùng nông nghiệp, khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để có thể tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Chi nhánh đã và đang tài trợ kịp thời và đầy đủ cho các dự án đầu tư trung - dài hạn có tính hiệu quả cao, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thấp qua đó gia tăng lợi nhuận thông qua việc cung ứng trọn gói sản phẩm tín dụng - dịch vụ kèm theo, mở rộng mạng lưới khách hàng vì mục tiêu phân tán rủi ro, gia tăng tính bền vững trong hoạt động kinh doanh.

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu lợi nhuận của BIDV Sơn Tây 2012-2014

Đơn vị: tỷ VNĐ

Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014

Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây là từ hoạt động tín dụng. Thu nhập lãi thuần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh. Bên cạnh đó,

BIDV cũng đang phấn đấu theo hướng ngân hàng hiện đại với việc cố gắng gia tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ nhưng hiện tại số lượng các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh còn ít và chưa áp dụng được các sản phẩm mới do nhu cầu của khách hàng trên địa bàn còn hạn chế.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w