Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 77)

- Hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã đuợc ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu nhung vẫn còn chua hoàn chỉnh,

thiếu đồng bộ và chưa bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế.

Mặt khác, một số quy định, hướng dẫn của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành còn chưa sát với thực tế, có những yêu cầu khó có thể thực hiện được hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của các NHTM, làm giảm bớt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NHTM... Những hạn chế này đã ảnh hưởng lớn tới công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng.

Theo quy định, khi khách hàng không còn khả năng trả nợ, NHTM được toàn quyền bán tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng tại NHTM để xử lý (được quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay). Trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì NHTM có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cưỡng chế. Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng vẫn không thể tự quyết định xử lý phát mại tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ vì nhiều lý do: thủ tục s ang tên trước bạ khi ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản nên các cơ quan có liên quan sẽ không làm được thủ tục sang tên trước bạ cho ngân hàng khi chủ sở hữu của tài sản không đồng ý cho phát mại tài sản; hoặc tài sản của các DNNN thường rất khó phát mại do đây là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp nên để thu hồi nợ, các NHTM lại phải thông qua cấp chủ quản hoặc thông qua cơ quan tòa án để có được quyết định cho phát mại... Mặt khác, trong hợp đồng thế chấp để vay vốn đã được cơ quan công chứng xác nhận có nội dung “nếu bên vay không trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng tự phát mại tài sản để thu hồi vốn”, tuy nhiên, khi phát mại tài sản, thì cơ quan công chứng không công chứng hợp đồng mua bán, nên không làm được thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho người mua, buộc NHTM phải khởi kiện ra Toà án.

Ở Việt Nam, thị trường bất động sản chưa phát triển. Sự phối kết hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, nhiều nơi chính quyền địa phương chưa thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và phát mại tài sản bảo đảm nợ vay. Sự cộng tác của cơ quan pháp luật đạt hiệu quả còn thấp. Nhiều trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng khách hàng không tự nguyện thi hành án, các cơ quan pháp luật cũng chưa có biện pháp cưỡng chế thi hành án để giúp ngân hàng thu hồi vốn.

Theo quy định hiện hành về việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro: Các NHTM phải phát mại tài sản đảm bảo nợ vay, áp dụng hết các biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ thì mới được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý. Quy định này tuy chặt chẽ, hạn chế việc xử lý rủi ro tràn lan nhưng cũng gây ra khó khăn rất lớn cho các ngân hàng trong quá trình áp dụng. Cụ thể, tuy hướng dẫn điều kiện nhưng quy định không chỉ ra thế nào là các biện pháp xử lý nợ cuối cùng.

Khó khăn từ thi hành án cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM. Theo luật Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu nhà nước. Theo đó cá nhân, tổ chức không được quyền mua bán đất đai. Vì vậy, các Toà án chỉ tuyên giao phần tài sản trên đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng, còn lại thuộc sở hữu nhà nước. Do đó, khi ngân hàng nắm giữ đất là tài sản bảo đảm tiền vay thì ngân hàng phảỉ làm thủ tục thuê lại đất và ký hàng năm. Trong điều kiện đó phần tài sản trên đất thường rơi vào tình trạng xuống giá và khó khăn, hay khó luân chuyển. Mặt khác, rất nhiều trường hợp khi khởi kiện ra tòa, Tòa tuyên ngân hàng thắng kiện và buộc các con nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay đầy đủ cho ngân hàng nhưng ngân hàng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ do cơ quan thi hành án không thi hành án hoặc thi hành án không được do con nợ hoàn toàn mất khả năng trả nợ.

các ngân hàng hiện nay chủ yếu là Công ty TNHH một thành viên quản lý tài

sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam nên chua tạo ra tính cạnh tranh trong việc mua bán nợ.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đuợc xây dựng từ năm 2005, đến nay đã lỗi thời, nhiều chỉ tiêu không còn phù hợp để đánh giá, phân loại khoản nợ. Ngoài ra, tại chi nhánh Sơn Tây, việc chấm điểm xếp hạng khách hàng không đuợc giao cho phòng độc lập mà tập trung vào cán bộ quản lý khách hàng, do vậy việc đánh giá các thông tin phi tài chính không thực sự khách quan, còn theo ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng không công tâm hoặc có nhận xét, đánh giá sai về tình hình của doanh nghiệp thì kết quả chấm điểm không chính xác, dẫn đến các khoản nợ của khách hàng đuợc đánh giá không chính xác.

- Hệ thống thông tin chua hoàn thiện và mức độ tin cậy không cao.

Thông tin luôn là yếu tố quyết định chi phối mọi quyết định của ngân hàng. Khi nợ xấu phát sinh, nếu không có đầy đủ thông tin về khách hàng và các mối quan hệ liên quan sẽ dẫn đến việc đánh giá sai về khả năng thu hồi của các khoản nợ, đồng thời cũng ảnh huởng đến việc lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu.

- Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý nợ xấu còn hạn chế.

Cán bộ quản lý nợ tại Chi nhánh hầu nhu còn trẻ, có tuổi đời tín dụng bình quân khoảng 03 năm, chua đuợc đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực xử lý nợ xấu. Ngoài ra, các kiến thức xã hội còn nhiều hạn chế, chua am hiểu hết các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nên đánh giá, nhận định về khách hàng chua đúng.

- Khách hàng không thiện chí, cố tình chây ỳ, lừa đảo ngân hàng.

Đây là những truờng hợp gây khó khăn nhất cho ngân hàng trong việc quản lý nợ, thu hồi nợ. Khi khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, việc xác định chính

xác các thông tin về khách hàng, về khoản vay là vô cùng khó khăn, do đó cán bộ ngân hàng dễ mắc sai lầm trong việc đánh giá khả năng thu hồi nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Thuong mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Son Tây, ta thấy tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng đuợc duy trì ở mức khá thấp so với tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Công tác trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng đuợc thực hiện khá nghiêm túc. Đối với các khoản nợ xấu tại Chi nhánh ngân hàng, các cán bộ ngân hàng đã sử dụng khá đa dạng các biện pháp xử lý nhu phát mại tài sản bảo đảm, bán nợ cho VAMC, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ, co cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng...

Trên co sở nghiên cứu tình hình quản lý nợ xấu tại Chi nhánh, chuong 2 cũng đã đua ra những kết quả đã đạt đuợc cũng nhu các điểm còn hạn chế tại chi nhánh, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên để làm co sở cho việc khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu tại chi nhánh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

Một phần của tài liệu 1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w