Khái niệm và mục đích thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 31)

1.2.1.1 Khái niệm

Cơ chế quản lý vốn có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn quản lý Tài sản có-Tài sản nợ của một ngân hàng thương mại. Việc hiểu rõ các bộ phận khác nhau trong bảng cân đối kế toán liên hệ qua lại như thế nào là rất cần thiết đối

với quản trị ngân hàng thương mại. Cơ chế quản lý vốn được xây dựng tốt sẽ giúp ngân hàng xác định được, định giá được và quản lý rủi ro lãi suất, đưa ra những động lực phù hợp cho các đơn vị kinh doanh, đồng thời nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất trong bộ phận cân đối nguồn vốn.

Hiện nay, có hai phương pháp quản lý vốn phổ biến đó là quản lý vốn theo hình thức phân tán và quản lý vốn theo hình thức tập trung.

Cơ chế quản lý vốn theo hình thức phân tán là việc quản lý vốn giao cho từng đơn vị kinh doanh quản lý, các đơn vị kinh doanh tự quyết định và đảm bảo về hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh khoản.. .tại chi nhánh. Việc thực hiện cơ chế này gây nên hiện tượng có những chi nhánh rất tốt về khả năng thanh khoản thậm chí thừa vốn nhưng lại không tìm được đầu ra cho dòng vốn; có những chi nhánh lại lâm vào tình trạng thâm hụt thanh khoản nghiêm trọng, phải vay lại từ ngân hàng hoặc tổ chức khác với lãi suất cao. Do vậy công tác quản lý TSN - TSC không đạt hiệu quả tốt.

Cơ chế quản lý vốn tập trung là một cơ chế quản lý vốn theo mô hình hiện đại, được hầu hết các NHTM và các tập đoàn tài chính thế giới áp dụng. Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn tập trung tại Trung tâm mua bán vốn

đặt tại Hội sở chính của ngân hàng; toàn hệ thống là một ngân hàng duy nhất, Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính; toàn bộ rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất được tập trung về Hội sở chính.

1.2.1.2 Mục đích

Một trong những tiến bộ lớn nhất về quan điểm trong đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng là sự tách bạch giữa định giá TSC và định giá TSN. Điều này có nghĩa là, việc đo lường khả năng sinh lời đã trở nên hữu ích hơn

và chính xác hơn khi ngân hàng không còn cố liên kết những TSC riêng lẻ trong bảng cân đối với một TSN nữa. Thay vào đó, một bộ trung tâm quản lý vốn tập trung (được thành lập để hoạt động như một nơi thực hiện bù trừ trong định giá vốn nội bộ). Ngoài mục đích phục vụ việc đo lường khả năng sinh lời, cơ chế quản lý vốn tập trung còn là một yếu tố không tách rời của chức năng quản lý TSC/TSN.

Mục đích của Cơ chế quản lý vốn tập trung là đánh giá một cách chính xác việc huy động vốn và sử dụng vốn theo từng bộ phận, từng sản phẩm, từng đơn vị trong ngân hàng và theo khách hàng..., đây là những chủ thể cần phải đo lường khả năng sinh lời. Cụ thể:

• Xác định được chi phí cơ hội của nguồn vốn đối với ngân hàng;

• Giúp đo lường khả năng sinh lời của các bộ phận/đơn vị khác nhau (chi nhánh, sản phẩm, khách hàng, tài khoản) trong ngân hàng bằng cách kết nối những khoản chi phí phù hợp vào các khoản doanh thu; thông qua đó giúp đánh giá về từng bộ phận trong ngân hàng dựa theo ảnh hưởng kinh tế của từng bộ phận đó lên tổng thu nhập của ngân hàng;

• Tách bạch rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản khỏi bộ phận kinh doanh và tập trung việc quản lý rủi ro lãi suất tại Hội sở chính;

• Hỗ trợ bộ phận quản lý TSC/TSN, nâng cao chất lượng các quyết định định giá TSC và TSN;

• Giúp cân đối một cách hiệu quả nhất cho các mục tiêu sử dụng vốn theo định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định, kiểm soát rủi ro, đạt được các chỉ tiêu tài chính tốt nhất.

Rất khó, để có thể xây dựng được một Cơ chế quản lý vốn đạt được tất cả các mục đích nêu trên. Tuy nhiên, việc quan trọng là ngân hàng cần phải xem xét mục tiêu nào là quan trọng nhất mà ngân hàng muốn hướng tới trên cơ sở đó xây dựng cơ chế quản lý vốn cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w