Trách nhiệm thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung giữa Hội sở

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 49)

chính và các chi nhánh.

- Hội Đồng Quản Trị

+) Định hướng các chính sách liên quan đến cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng trong hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam trong từng thời kỳ.

+) Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định về cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướng tới thông lệ quốc tế.

- Tổng Gíam Đốc

+) Quyết định biểu lãi suất mua/bán vốn, biểu chi phí/phần bù thanh khoản áp dụng cho từng đối tượng khách hàng và/hoặc từng sản phẩm cụ thể trong từng thời kỳ.

+) Quyết định phương pháp FTP và phương pháp điều chỉnh giá điều chuyển vốn nội bộ trong từng thời kỳ.

+) Quyết định các hệ số điều chỉnh thu nhập FTP ĐVKD , chi phí FTP ĐVKD áp dụng trong từng thời kỳ.

+) Quyết định dánh sách khách hàng đặc biệt và mức ưu đãi trong từng thời kỳ.

+) Trình HĐQT sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy định về FTP áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướng tới thông lệ quốc tế.

- Uỷ ban ALCO

+) Tham mưu cho HĐQT về định hướng chính sách FTP áp dụng trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ.

+) Tham mưu cho HĐQT sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quy định về FTP áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướng tới thông lệ quốc tế.

- Phòng KH&HT ALCO

+) Nghiên cứu, đề xuất và trình Tổng giám đốc xem xét quyết định biểu lãi suất mua/bán vốn, chi phí/phần bù thanh khoản áp dụng cho từng đối tượng khách hàng và/hoặc từng sản phẩm cụ thể trong từng thời kỳ

+) Phối hợp với ĐVKD và các Phòng khách hàng đề xuất danh sách khách hàng đặc biệt và chính sách FTP đối với các giao dịch liên quan đến khách hàng này trong từng thời kỳ.

+) Làm đầu mối phối hợp với các phòng khách hàng, phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Định Chế Tài Chính, Sở giao dịch, Phòng Chế độ-tín dụng đầu tư, Phòng quản lý và hỗ trợ Incas và các phòng ban liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Tổng giám đốc xem xét trình HĐQT để quyết định phương pháp FTP và phương pháp điều chỉnh giá điều chuyển vốn nội bộ cho từng sản phẩm cụ thể phù hợp với từng thời kỳ.

+) Đầu mối phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin vận hành hệ thống

FTP; phối hợp với Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ và Trung tâm công nghệ thông tin để giám sát, kịp thời phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với những trường hộ xảy ra có nguyên nhân từ rủi ro tác nghiệp dẫn tới việc làm sai lệch giá mua bán vốn FTP.

+) Phối hợp với Phòng thanh toán Việt Nam đồng để hạch toán FTP thu nhập, FTP chi phí cho các ĐVKD hàng ngày.

- Đơn vị kinh doanh ( ĐVKD)

+) ĐVKD chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ giao dịch, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định của NHTMCP Công Thương Việt Nam .

+) Chịu trách nhiệm về tính chính xác và khớp đúng giữa nội dung hồ sơ giấy và dữ liệu lưu trữ trên hệ thống INCAS.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w