Nguyên tắc thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 32)

1.2.2.1 Nguyên tắc tập trung và thống nhất

Nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung là tập trung và thống nhất. Trên nguyên tắc đó hội sở đảm bảo kiểm soát thu nhập - chi phí của từng chi nhánh, và điều hành thông qua các chính sách quản lý vốn chung.

Nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh. Đối với nguồn vốn do chi nhánh huy động được sẽ được kết chuyển vào nguồn vốn chung của toàn hàng, chi nhánh được hiểu như một “đại lý” huy động vốn cho hội sở, hội sở sẽ trả phần “hoa hồng” cho chi nhánh trên cơ sở lãi suất điều chuyển vốn. Đối với các khoản chi nhánh cho khách hàng vay, chi nhánh sẽ phải mua vốn từ Hội sở và phải trả chi phí mua vốn cho Hội sở thông qua lãi suất điều chuyển vốn. Do đó, chi nhánh chỉ quan tâm đến lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và các hạn mức kinh doanh được giao làm cơ sở thương lượng lãi suất với khách hàng, không chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn vay - gửi từ phía khách hàng, các rủi ro trong công tác quản lý vốn (rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản...) hoàn toàn do Hội sở chịu trách nhiệm.

Với cơ chế quản lý vốn tập trung việc tính lãi phải thu, phải trả giữa các chi nhánh chỉ mang tính chất danh nghĩa mà không có sự dịch chuyển của dòng tiền. Phần thu nhập và chi phí vốn của chi nhánh sẽ được tính tự động định kỳ theo cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ do Hội sở quy định và ghi nhận vào kết quả tài chính của từng đơn vị.

• Công cụ kế hoạch kinh doanh (kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn, các cơ cấu lớn...);

• Công cụ hạn mức: Hạn mức tín dụng, đầu tư ...;

• Các chính sách khách hàng, chính sách đầu tư, sản phẩm, lãi suất.;

• Cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ;

• Hệ thống chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh.

1.2.2.2 Nguyên tắc mua - bán vốn

Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở - chi nhánh được thực hiện theo cơ chế mua - bán vốn. Điều này có nghĩa là tất cả các mục trong bảng cân đối kế toán đều phải được định giá vốn điều chuyển: toàn bộ TSC sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ TSN và vốn tự có sẽ nhận được thu nhập điều chuyển vốn. Việc mua bán vốn này được định giá thông qua lãi suất điều chuyển vốn.

Lãi suất điều chuyển vốn được Hội sở chính xác định và thông báo tới các đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ. Trọng điểm của cơ chế này chính là lãi suất nội bộ hay nói cách khác là giá điều chuyển vốn nội bộ, đây chính là công cụ quan trọng trong hoạt động điều hành vốn của Hội sở và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động chính xác của của các chi nhánh theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện giữa khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn với Hội sở.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w