Giải pháp đối với các Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 92)

FTP đã tạo ra một sân chơi bình đẳng để các chi nhánh kinh doanh vốn với khách hàng, kinh doanh vốn với Trụ sở chính bằng chính các lựa chọn như: sản phẩm vốn, kỳ hạn, đối tượng khách hàng, tần suất điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay...

Để mô hình hóa việc nghiên cứu lãi suất FTP trong mối quan hệ với nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, giữa chi nhánh với khách hàng và Trụ sở chính, xin đặt giả định ta xem xét cố định một đối tượng lựa chọn lãi suất như cố định loại nguồn vốn/dư nợ; cố định kỳ hạn huy động/cho vay; cố định tần suất điều chỉnh lãi suất.

Ta gọi:

I0b , Iib lần lượt là lãi suất chi nhánh huy động tiền gửi khách hàng, lãi suất chi nhánh mua vốn Trụ sở chính để cho vay.

Jos , Iis lần lượt là lãi suất chi nhánh cho vay khách hàng, lãi suất chi nhánh bán vốn tiền gửi huy động được cho Trụ sở chính.

Có hai vấn đề chi nhánh cần lưu tâm khi quản trị chiến lược vốn kinh doanh cùng FTP:

- Thứ nhất là, Với cùng qui mô tài sản, chi nhánh nào biết quản trị cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn theo mức độ hiệu quả của biểu lãi suất FTP sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất, xin được chứng minh:

Thu nhập lãi suất hoạt động kinh doanh tín dụng: ∆ = (I1s - I0b) + (I0s - lɪb)

Rõ ràng trong điều kiện cạnh tranh lãi suất, lợi thế thu nhập lãi suất ∆ sẽ dành cho chi nhánh nào biết quản trị cân đối vốn kinh doanh đạt đồng thời hai trạng thái sau:

+) Tìm kiếm các giá bán vốn cực đại từ việc khai thác sản phẩm tiền gửi mà Trụ sở chính định hướng, cũng như cho vay với lãi suất thả nổi cá biệt cực đại (làm các biến I1s , I0s -> Max). Đe đạt được trạng thái này, chi nhánh phải:

• Kế hoạch hóa nguồn vốn huy động chi nhánh nhằm vào các sản phẩm tiền gửi mà Trụ sở chính khuyến khích như: Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng, tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiền gửi kỳ phiếu trung - dài hạn,...

• Quản trị tốt cơ cấu dư nợ có sinh lời trong từng thời kỳ theo tín hiệu lãi suất FTP như: điều chỉnh cơ cấu cho vay ngắn, trung dài hạn tùy theo trạng thái thanh khoản nguồn vốn ngắn - trung và dài hạn của VietinBank trong từng kỳ; rút ngắn tần suất điều chỉnh lãi suất khi lãi suất đang có xu hướng tăng và ngược lại; tăng cường các sản phẩm tín dụng tiêu dùng có lãi suất cá biệt cao; Rút giảm tối thiểu nợ không sinh lời, nợ quá hạn.

+) Cực tiểu lãi suất mua vốn FTP từ Trụ sở chính, cực tiểu lãi suất huy động tiền gửi khách hàng (làm các biến I1b , I0b -> Min). Hướng đến trạng thái này, các chi nhánh cần:

• Tìm kiếm các sản phẩm tín dụng có giá mua FTP rẻ như: cho vay từ nguồn vốn ủy thác JBIC, JICA, cho vay phục vụ xuất khẩu, cho vay chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

• Tích cực huy động nguồn vốn đồng thời tăng cơ cấu nguồn vốn có giá rẻ như: tiền gửi không kỳ hạn tổ chức, doanh nghiệp, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi lãi suất thỏa thuận, tiền gửi đầu tư ba bên, .

+) Tiết kiệm khoản dự trữ các phương tiện thanh toán (tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN) để giảm chi phí mua vốn Trụ sở chính bù đắp thanh khoản.

Như vậy, với cùng một qui mô tổng tài sản (nguồn vốn và sử dụng vốn) nếu chi nhánh nào biết khéo léo quản trị được cơ cấu nguồn vốn, sử dụng theo tín hiệu lãi suất mua bán FTP cuả Trụ sở chính trong từng kỳ thì chi nhánh ấy sẽ có mức thặng dư lãi suất kinh doanh tín dụng cao nhất.

- Thứ hai là, Quản trị qui mô tài sản theo tín hiệu lãi suất FTP ngay những ngày đầu vận hành hệ thống FTP, biểu lãi suất FTP đã thể hiện rõ tính trội dành cho chi nhánh nào sở hữu qui mô nguồn vốn có số dư bình quân lớn. Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng trong tài sản nợ càng lớn càng giúp chi nhánh chủ động tính toán mức lãi suất huy động bình quân đầu vào (∑I0bi bình quân) thấp hơn lãi suất chi nhánh bán vốn Trụ sở chính (∑I1si ), cho dù cơ cấu nguồn vốn tiền gửi dân cư của chi nhánh với lãi suất cao chiếm tỷ trọng cao.

Trong điều kiện kinh doanh tín dụng NHTM theo qui luật lãi suất huy động lớn hơn lãi suất cho vay, không có đột biến thị trường thì tại chi nhánh có qui mô nguồn vốn lớn luôn có lợi thế kinh doanh vốn FTP bởi lẽ: Lãi suất huy động bình quân tại chi nhánh (∑I0bi bình quân) < Lãi suất bình quân bán

vốn Trụ

sở chính (∑I1si bình quân ) < Lãi suất cho vay bình quân của chi nhánh (∑I0si bình

quân).

Như vậy với sự điều tiết lãi suất FTP của Trụ sở chính, chi nhánh có qui mô nguồn vốn huy động lớn dễ mang lại lợi nhuận kinh doanh hơn mà lại giảm thiểu rủi ro trong cho vay và đầu tư.

Nói đến quản trị vốn kinh doanh tại chi nhánh theo cơ chế lãi suất FTP còn nhiều vấn đề khác nữa cần bàn như: tăng tỷ lệ thanh khoản, tiết giảm dự trữ các phương tiện thanh toán để tăng tỷ lệ vốn khả dụng, cần xem xét thêm

số dư trên các tài khoản dự thu, dự trả lãi,... Neu chỉ đề cập đến khía cạnh quản trị cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn cho vay và đầu tư tại chi nhánh thì nói một cách hình ảnh, có thể ví như chi nhánh phải vỗ tay bằng 2 bàn tay mới đạt hiệu quả kinh doanh, đó là bàn tay lãi suất thị trường và bàn tay lãi suất FTP do Trụ sở chính định hướng. Đây vừa là đòn bẩy, vừa là thách thức để mỗi chi nhánh phát huy tính sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 92)