3.3.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện Luật Ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, cụ thể: tiến hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi một số quy định, chính sách và văn bản cho phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, mà trước hết là thực hiện Hiệp định thưong mại Việt Nam -Hoa Kỳ, các cam kết cải cách và mở cửa thị trường khi gia nhập Tổ chức thưong mại thế giới -WTO. Ngân hàng nhà nước với vai trò là co quan chủ quản, quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng cần xây dựng một co chế phối hợp với các Bộ, ngành trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất hay chính sách đầu tư công của Chính phủ.. .Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cầ sớm phối hợp với các co quan hữu quan đệ trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi và ban hành các chính sách liên quan đến giao dịch điện tử như chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, bảo mật, an toàn, xác nhận chữ ký điện tử.để có co sở triển khai các dịch vụ mới, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh đó, hạn chế sự bảo hộ, bao cấp của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và tự do hóa thương mại.
3.3.2.2 Ngân hàng nhà nước cần mở rộng hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế, tạo tiền đề cho sự hợp tác của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cần thể hiện tốt hơn vai trò của đơn vị quản lý hệ thống tài chính của một quốc gia, cần chủ động đẩy mạnh hợp tác với các định chế tài chính quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh ngân hàng trong nước. Đồng thời, NHNN cũng cần tham gia tích cực vào các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng để đảm bảo sự an toàn và minh bạch của hệ thống tài chính.
Ngoài ra, NHNN cần đề ra những chính sách hỗ trợ khuyến khích một cách hợp lý để các tổ chức tài chính trong nước mạnh dạn mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho các cán bộ của NHNN và một số NHTM, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ thanh tra, giám sát tiên tiến.
3.3.3.3 Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao năng lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ
Những biến động về kinh tế ngày càng có xu hướng diễn ra thường xuyên và khó tiên lượng, chính vì vậy, hoạt động điều hành các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt, chủ động hơn đồng thời cũng cần đảm bảo tính chính xác và công khai, tránh sự lung túng bị động trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Việc điều hành thị trường tiền tệ của
NHNN cũng cần có sự thống nhất, phối hợp với các Bộ, ngành trong điều hành.
3.3.3.4 Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở là lĩnh vực hoạt động ngân hàng còn khá mới tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. Thị trường mở là nơi ngân hàng nhà nước thực hiện việc mua bán ngắn hạn dưới 1 năm các giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu kho bạc với các tổ chức tín dụng. Đây là thị trường tiền tệ thứ cấp, nhằm đảm bảo hỗ trợ khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng và điều tiết thị trường tiền tệ theo chính sách hàng năm.
Nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành kênh chủ yếu đề NHNN bơm tiền vào nền kinh tế và rút tiền khỏi lưu thông, góp phần quan trọng điều hòa vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại để phát triển các sản phẩm dịch vụ.
3.3.3.5 Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và nguồn nhân lực để cơ chế vận hành của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện thông suốt.
Hệ thống thanh toán liên ngân hàng được kết nối trực tuyến từ chi nhánh của các tổ chức tín dụng với các trung tâm xử lý khu vực để thực hiện những dịch vụ thanh toán điện tử tức thời thông qua một bộ tài khoản quyết toán duy nhất mở tại Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống thanh toán điện tử sẽ góp phần tăng tốc độ xử lý giao dịch, đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn, tin cậy. Do vậy, NHNN hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử này để giúp cho các ngân hàng thương mại giảm được thời gian chuyển tiền cho khách hàng,
góp phần gia tăng hệ số tạo tiền, tăng vốn khả dụng cho ngân hàng thương mại và các khách hàng sử dụng dịch vụ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam sau khi phân tích công tác thực hiện thực tế cơ chế quản lý vốn tập trung chương 3 đã thực hiện đi sâu vào các vấn đề:
- Đề ra những giải pháp đối với Trụ sở chính và đối với Chi nhánh nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung.
- Đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, cơ quan pháp luật và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
KẾT LUẬN
Cùng với những bất ổn của kinh tế, tiền tệ thế giới và khu vực, áp lực cạnh tranh trong huy động vốn và cho vay giữa các tổ chức tín dụng tạo ra nhiều hệ lụy xung quanh việc tăng lãi suất tín dụng như: tăng chi phí vốn, đình đốn sản xuất kinh doanh, tăng giá, lạm phát... vượt sức chịu đựng của nền kinh tế, tác động đến các cân đối vĩ mô của cả nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là phòng tránh được rủi ro, sống chung với “cơn bão” lãi suất, sao cho nguồn vốn đi vay có chi phí vốn thấp nhất, hoặc ngược lại đem vốn cho vay nơi có kỳ vọng an toàn và thu nhập lãi suất cao nhất. Ngay trong bản thân từng NHTM, để bảo đảm hạch toán kinh doanh giữa Hội sở chính và các Chi nhánh thì câu chuyện quản trị lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong hai mối tương quan giữa CN với khách hàng (người gửi tiền, người vay tiền) và giữa CN với HSC, người mua vốn, bán vốn cuối cùng, là bài toán đánh giá tài trí nhà quản trị kinh doanh tín dụng. Cơ chế quản lý vốn tập trung ( FTP) cho thấy rằng đây thực sự là cơ chế đòn bẩy điều hành vốn thông minh giữa TSC và CN.
Trong giới hạn nghiên cứu, luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, góp phần làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, Trình bày một số các khái niệm và lý thuyết thường được các nhà quản trị ngân hàng thương mại dùng trong Quản lý TSN-TSC. Phân tích cơ chế quản lý vốn tập trung, một quyết sách hiệu quả thực hiện cụ thể hóa các mục tiêu quản lý tài sản nợ và tài sản có.
Thứ hai, Đánh giá phân tích thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, từ đó rút ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của cơ chế.
Thứ ba, Trên cơ sở lý luận và phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đ ã đề xuất được những định hướng và những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân h àng TMCP Công thương Việt Nam.
LỜI CẢM ƠN
Đe hoàn thành đề tài này em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy, cô Khoa Sau Đại Học - Học viện Ngân hang đã tận tình hướng dẫn, chỉ dậy cho em những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, Em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Quốc Tuấn, thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo hướng dẫn cho Em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài mà còn là hành trang quí báu để giúp đỡ em tự tin và vững chắc hơn trong quá trình công tác trong thời gian tới. Dù đ ã có nhiều cố gắng nhưng đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế Em rất mong nhận được những ý kiến đó ng góp của các Thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn có thể ho àn thiện thêm và có giá trị sử dụng thực tiễn.
Cuối cùng, Em xin kính chúc Thầy , Cô giáo sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kinh chúc các bạn đọc, các đồng nghiệp luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Ngân hàng (2003), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại nâng cao.
2. Học viện Ngân hàng (2002), Quản trị và kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Học viện Ngân hàng (2003), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê.
4. NHNN Việt Nam (1998), Luật NHNN và Luật các TCTD, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 Qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng
6. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 Qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng
7. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05/12/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 Qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng.
8. PGS-TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
9. PGS-TS Lê Văn Tề ( 2003 ), Quản trị ngân hàng th□ ơng mại, Nhà xuất bản Thống Kê
10. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam qua các năm 2010, 2011, 2012.
11. David Berger (1992), Kinh tế học, NXB Gíao dục, Hà Nội.
12. David Cook (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội