2.2.3.1 Phương pháp định giá điều chuyển vốn.
Theo thông lệ trên thế giới, có 3 phương pháp định giá điều chuyển vốn: - Phương pháp thứ nhất (single pool method): xác định một giá mua duy nhất cho các giao dịch huy động vốn và một giá bán duy nhất cho các giao dịch sử dụng vốn, không quan tâm đến kỳ hạn (cách mà VietinBank đã áp dụng từ năm 2004). Cách này đơn giản nhưng lại không phản ảnh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản và LS của các khoản huy động và cho vay.
- Phương pháp thứ hai (multiple pool method): chia số dư theo một số kỳ hạn nhất định ví dụ 1 tháng, 2 tháng... Cách này sẽ gom tất cả các khoản huy động vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm (pool method) và áp giá theo kỳ hạn cho tổng số dư của kỳ hạn đó, không tính đến các tính chất khác của giao dịch như sản phẩm, khách hàng... Do vậy, cách thứ hai tuy đã khớp kỳ hạn nhưng cũng vẫn chưa phân biệt được các sản phẩm có tính chất khác nhau ngoài kỳ hạn như đối tượng khách hàng, phương thức xác định LS (thả nổi, cố định).
- Phương pháp thứ ba: mua bán vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch (matched maturity method): Với yêu cầu kinh doanh ngày càng phải phát triển nhiều sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa dạng, công tác điều chuyển vốn nội bộ cũng được phát triển lên một bước hiện đại hơn là mua bán khớp theo tính chất giao dịch. Ví dụ tiền gửi của dân cư sẽ có giá mua vốn khác với tiền gửi của Định chế tài chính do thanh khoản của hai sản phẩm huy động vốn này khác nhau.
Hệ thống FTP do VietinBank nghiên cứu và xây dựng áp dụng kết hợp 2 phương pháp hai và ba trên. Hệ thống cho phép định giá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình LS, đối tượng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn. Các mảng hoạt động khác được mua theo tính chất rủi ro và theo phương pháp pool method. Chương trình cho phép người sử dụng điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn theo đúng kỳ hạn thực tế của giao dịch (ví dụ: tiền gửi rút sớm, nợ trả sớm...) So với cơ chế điều hoà 1 giá được tính toán thủ công và hạch toán hàng tháng, hệ thống FTP tính toán tự động và hạch toán hàng ngày.
2.2.3.2 Gía điều chuyển vốn.
- Giá chuyển vốn nội bộ ( FTP) là lãi suất do Hội sở chính công bố cho từng thời kỳ đối với việc “mua vốn” hoặc “bán vốn” giữa Hội sở chính với các đơn vị kinh doanh.
- Giá mua vốn/bán vốn FTP bao gồm ba cấu phần sau: +) Lãi suất mua vốn FTP/ lãi suất bán vốn FTP.
+) Phần bù thanh khoản/ chi phí thanh khoản. +) Điều chỉnh đặc biệt ( nếu có).
- Giá chuyển vốn không phụ thuộc vào mục đích sử dụng hoặc nguồn gốc vốn.
- Căn cứ xác định giá chuyển vốn:
+) Loại sản phẩm ( tiền gửi, mục đích cho vay.)
+) Đối tượng khách hàng ( Cá nhân, tổ chức kinh tế, định chế tài chính, khách hàng đặc biệt, ...)
+) Kỳ hạn: Không kỳ hạn, qua đêm, 1 tuần, 2 tuần,... +) Phương thức trả gốc ( trả 1 lần hay trả dần.) +) Loại lãi suất ( cố định hay thả noi.)
- Đối với cả trường hợp mua vốn hay bán vốn, giá chuyển vốn phản ánh được chi phí về vốn, bù đắp rủi ro và đảm bảo thu nhập cận biên cho chi nhánh .
+) Thể hiện được đúng đắn chi phí về vốn.
+) Bù đắp được đầy đủ chi phí vốn ( dự trữ bắt buộc, Bảo hiểm tiền gửi, dự trữ thanh toán,...).
+) Bù đắp được các rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, thuế,và các chi phí khác...
+) Được công bố rộng rãi trên toàn hệ thống.
- Lãi suất mua/ bán vốn FTP do NHCT VN công bố từng thời kỳ phụ thuộc:
+) Tình hình thị trường.
+) Tình hình cân đối vốn của NHCT VN . +) Chủ trương điều hành của ban lãnh đạo. - Chi phí / phần bù thanh khoản FTP.
Chi phí, phần bù thanh khoản chỉ áp dụng cho các giao dịch có lãi suất thả nổi, được công bố từng thời kỳ phụ thuộc vào tình hình thị trường, tình hình cân đối vốn và chính sách điều hành của NHCT VN.
- Giá chuyển vốn : FTP = IR + NIM Trong đó:
IR: lãi suất huy động của kỳ hạn tương ứng . NIM: lãi cận biên ròng của giao dịch.
+) Đối với cho vay: Tại 1 ngày bất kỳ:
NIM = Giá thực chi nhánh đang cho vay - Gía FTP bán vốn tại ngày đó. +) Đối với tiền gửi :
NIM = Giá FTP mua vốn tại ngày đó- Gía thực chi nhánh đang huy động.
- Tùy vào chính sách trong từng thời kỳ, khuyến khích hay hạn chế, mà giá mua vốn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá bán vốn.
- Việc quyết định lãi suất cho vay/ nhận gửi của chi nhánh vẫn phải được đảm bảo trong khung quy định của Hội sở chính ( về trần lãi suất huy động, sàn lãi suất cho vay ).
- Đối với những khoản mục đặc biệt (cho vay theo Kế hoạch Nhà nước, cho vay theo cam kết của Thống đốc...) lãi suất thực hiện với khách hàng được thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính, chi nhánh có thể được hưởng phí hoặc cấp bù lãi suất.
- Đối với tiền gửi không kỳ hạn: nhằm khuyến khích các chi nhánh thu hút nguồn vốn lãi suất thấp và tương đối ổn định.