- Luân chuyển vốn:
Vốn được luân chuyển giữa các chi nhánh thông qua Hội sở chính, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của ngân hàng. Hội sở chính “mua” tất cả các Tài sản Nợ và ” bán “ tất cả các Tài sản Có cho đơn vị kinh doanh (các chi nhánh).Tất cả các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh đều được tập trung tại Hội sở chính. Không tồn tại việc chuyển vốn nội bộ (cơ chế quản lý vốn cũ) và việc dịch chuyển dòng vốn chỉ mang tính danh nghĩa. Bảng tổng kết tài sản của chi nhánh không còn cân bằng, chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của chinh nhánh . Nguồn vốn của hệ thống thông qua tài khoản “ Điều chuyển vốn nội bộ”. Dòng tiền ra - vào của mỗi chi nhánh ở tài khoản này bị giới hạn bới các hạn mức. Bao gồm:
+) Hạn mức chênh lệch ròng : là mức tối đa số dư âm trên tài khoản “ điều chuyển vốn nội bộ”.
Hình 2.4: Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. Hội sở chính thực hiện điều hòa vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế mua - bán vốn.
- Tập trung rủi ro thanh khoản về Hội sở chính
Chi nhánh “bán” vốn về Hội sở chính và “mua” vốn của Hội sở chính. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với Hội sở chính.
Hình 2.5: Tập trung rủi ro thanh khỏan. Tòan bộ rủi ro thanh khỏan được chuyển giao về Hội sở chính.
Khi có nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi của khách hàng tại chi nhánh giảm một lượng tương ứng với số dư vốn của chi nhánh tại Hội sở chính, chi nhánh không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Rủi ro thanh khoản chuyển từ Chi nhánh về Hội sở chính.
- Tập trung rủi ro lãi suất về Hội sở chính
Tất cả các tài sản Nợ và Có của chi nhánh đều được “mua” và “ bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/ nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không phải quan tâm đến rủi ro lãi suất. Việc quản lý rủi ro lãi suất là trách nhiệm của Hội sở chính.
Hình 2.6: Tập trung rủi ro lãi suất. Tòan bộ rủi ro lãi suất được chuyển giao về Hội sở chính.
Khi nhận được khoản tiền gửi của khách hàng, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ về Hội sở chính. Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, chi nhánh thực hiện mua toàn bộ vốn từ Hội sở chính . Khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán vốn, giữa giá mua vốn từ Hội sở chính và lãi suất cho vay khách hàng chính là phần thu nhập của chi nhánh.
gửi (%) 3 tháng 10.5 3 tháng "9 H
6 tháng 108 Lãi suất cho vay khách hàng6 tháng 12 H
Lãi suất chuyển vốn của HSC
Lãi suất nhân vốn của HSC
Lãi suất nhận tiền gửi của khách hàng
Chênh lệch cua chi nhánh đối với cho vay Λ Chênh lệch cùa chi nhánh đối với nhận tiền V gửi
Hình 2.7: Minh họa phần thu nhập chênh lệch của chi nhánh do chênh lệch giá mua và giá bán vốn cho Hội sở chính và giữa giá mua vốn từ Hội sở chính với lãi suất cho vay.
Ví dụ minh hoa: Chi nhánh A
+) Trường hợp 1: Phát sinh khoản tiền gửi khách hàng 100 , kỳ hạn 3 tháng lãi suất 9%/năm. Chi nhánh sẽ “bán” khoản tiền gửi trên về HSC với lãi suất 10.5% /năm, được hưởng chênh lệch 1.5%/năm trong 3 tháng.
+) Trường hợp 2: Cho khách hàng vay 200 kỳ hạn 1 năm, 6 tháng định giá lại 1 lần. Lãi suất 6 tháng đầu 12%/năm. Chi nhánh sẽ ‘ mua” vốn từ HSC 200 trong 6 tháng với lãi suất 10.8%/năm. Như vậy, trong thời gian 6 tháng cho đến khi điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng, chi nhánh luôn được hưởng chênh lệch 1.2% từ khoản vay này.
nhập ròng từ lãi của Ngâ n Hàn [ɔl Thu nhập ròng từ lãi đối với điều chuyển vốn nội bộ
O
Thu nhập ròng từ lãi
- Xác định lợi nhuận cho từng chi nhánh, từng sản phẩm, từng khu vực thị trường hoặc từng khách hàng.
+) Xác định lợi nhuận của chi nhánh:
Với cơ chế Định giá chuyển vốn,mức độ đóng góp ( lợi nhuận) của các đơn vị kinh doanh được đánh giá một cách chính xác và khách quan thể hiện trên Bảng tổng kết tài sản của chi nhánh ( Bảng tổng kết tài sản không còn cân bằng, chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của chi nhánh). Tất cả các tài sản của chi nhánh đều được định giá , có thể xác định một cách rõ ràng chi phí mà chi nhánh phải trả cũng như thu nhập mà chi nhánh được hưởng , qua đó có thể xác định rõ ràng lợi nhuận của chi nhánh.
+) Xác định lợi nhuận của sản phẩm:
Có thể phân bổ lợi nhuận đối với từng sản phẩm theo phương pháp tương tự. Từ đó, ngân hàng ra những quyết định có nên tiếp tục theo đuổi sản phẩm đó nữa hay không. Qua cơ chế Định giá chuyển vốn đánh giá được thế mạnh, điểm yếu của các đơn vị kinh doanh thông qua việc xác định mức lợi nhuận cận biên từng sản phẩm, khách hàng.
+) Phân bổ lợi nhuận:
49
Chính
[ɔ
Thu nhập ròng từ lãi đối với việc mua- bán trên thị trường liên NH
• Thu nhập ròng từ lãi của Trung tâm vốn là thu nhập ròng từ lãi do mua bán vốn với chi nhánh và thu nhập ròng từ lãi do kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.
• Thu nhập ròng từ lãi của Hội sở chính ( ngân hàng) là tổng thu nhập ròng từ lãi của các chi nhánh và của Trung tâm vốn.
2.2.5 Xác định thu nhập và chi phí FTP.
Đây là công cụ đo lường chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị từng thời kỳ:
- Lãi cận biên ròng, Thu nhập ròng từ lãi, Chi phí FTP ĐVKD đối với Tài sản Có
+) Lãi cận biên ròng ( NIM) trên một giao dịch/ loại tài sản Có của ĐVKD tại một thời điểm được xác định theo công thức:
NIM = Lãi suất đầu ra của ĐVKD - Gía bán vốn FTP NIM được tính theo đơn vị %/năm.
Trong đó : Lãi suất đầu ra của ĐVKD là lãi suất mà ĐVKD thu của khách hàng từ Tài sản Có.
+) Thu nhập ròng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/loại tài sản Có của ĐVKD được xác định theo công thức:
Số dư gốc tài sản có
NII hàng ngày =---—--- × NIM
360
+) Thu nhập ròng từ lãi ( NII) trong ngày của một giao dịch/loại tài sản Có của ĐVKD được xác định theo công thức:
NII trong ngày = NII hàng ngày - Chi phí FTP điều chỉnh ( nếu có).
+) Chi phí FTP ĐVKD hàng ngày của một giao dịch/loại tài sản Có được tính theo công thức:
Gía bán vốn FTP
Chi phí FTP ĐVKD hàng ngày = --- ×Số dư gốc tài sản
■ 360
có.
+) Chi phí FTP ĐVKD trong ngày của một giao dịch/loại tài sản Có được tính theo công thức :
Chi phí FTP ĐVKD trong ngày = Chi phí FTP ĐVKD hàng ngày+ Chi phí FTP ĐVKD điều chỉnh ( nếu có).
+) Chi phí FTP ĐVKD cộng dồn là tổng của các Chi phí FTP ĐVKD trong ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại.
- Lãi cận biên ròng, Thu nhập ròng từ lãi, Thu nhập FTP ĐVKD đối với Tài sản Nợ
+) Lãi cận biên ròng ( NIM) trên một giao dịch/loại tài sản Nợ của ĐVKD được xác định theo công thức:
NIM= Gía mua vốn FTP - Lãi suất đầu vào của ĐVKD NIM được tính theo đơn vị %/năm.
Trong đó: Lãi suất đầu vào của ĐVKD là lãi suất đơn vị phải trả cho khách hàng để huy động được tài sản Nợ đó.
+) Thu nhập ròng từ lãi ( NII ) hàng ngày trên một giao dịch/loại tài sản Nợ của ĐVKD được xác định theo công thức:
Số dư tài sản nợ NII hàng ngày = NIM ×
360
+) Thu nhập ròng từ lãi ( NII) trong ngày trên một giao dịch/ loại tài sản Nợ được tính theo công thức:
NII trong ngày = NII hàng ngày + Thu nhập FTP điều chỉnh ( nếu có)
+) Thu nhập FTP ĐVKD hàng ngày của một giao dịch/loại tài sản Nợ được tính theo công thức:
Gía bán vốn FTP Thu nhập FTP ĐVKD hàng ngày = Số dư gốc tài sản Nợ × ---360---
+) Thu nhập FTP ĐVKD trong ngày của một giao dịch/loại tài sản Nợ được tính theo công thức:
Thu nhập FTP ĐVKD trong ngày=Thu nhập FTP ĐVKD hàng ngày + Thu nhập FTP ĐVKD điều chỉnh (nếu có).
+) Thu nhập FTP ĐVKD cộng dồn là tổng các thu nhập FTP ĐVKD trong ngày tính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại.
- Tổng chi phí FTP của ĐVKD trong ngày, tổng thu nhập FTP của ĐVKD trong ngày
+) Tổng chi phí FTP tại ngày hiện tại là tổng các chi phí FTP ĐVKD trong ngày của toàn bộ các Tài sản Có và Chi phí của ĐVKD ( bao gồm tất cả các điều chỉnh chi phí FTP ĐVKD, nếu có) tại ngày hiện tại.
+) Tổng thu nhập FTP ĐVKD tại ngày hiện tại là tổng các thu nhập FTP ĐVKD trong ngày của toàn bộ các Tài sản Nợ và Thu nhập của ĐVKD ( bao gồm tất cả các điều chỉnh thu nhập FTP ĐVKD, nếu có) tại ngày hiện tại. - Hạch toán thu nhập FTP, chi phí FTP
+) Việc hạch toán thu nhập, chi phí FTP được hạch toán tập trung tại NHCT VN, các ĐVKD không phải theo dõi và tính lãi điều hòa.
+) FTP ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các ĐVKD thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này thông qua việc hạch toán thu nhập FTP và chi phí FTP cho từng ĐVKD tập trung tại NHCT VN.
- Nguyên tắc hạch toán
+) Thực hiện hạch toán hai bút toán riêng biệt cho Thu nhập FTP ĐVKD ( đối với phần NHCT VN mua vốn) và Chi phí FTP ĐVKD ( đối với phần NHCT VN bán vốn); không thực hiện bù trừ phần chênh lệch giữa lãi mua và bán vốn;
+) Thu nhập FTP ĐVKD, Chi phí FTP ĐVKD được hạch toán hàng ngày trên cơ sở Bảng kê tổng hợp thu nhập FTP và chi phí FTP. Trong đó:
• Thu nhập FTP cho các khoản hạch toán trong Module Tiền Gửi được tổng hợp từ Bảng kê chi tiết thu nhập FTP- nghiệp vụ huy động vốn.
• Chi phí FTP cho các khoản hạch toán hạch toán trong Module Cho vay được tổng hợp từ Bảng kê chi tiết chi phí FTP- nghiệp vụ Cho vay.
+) Việc hạch toán thu nhập, chi phí FTP ĐVKD cho 1 ngày số liệu được thực hiện bởi Phòng thanh toán VND ngay sau khi file số liệu được chiết xuất từ hệ thống và kiểm tra bởi phòng KH&HT ALCO sau 1 ngày làm việc so với ngày số liệu.
2.2.6. Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ.
Chương trình FTP là phần mềm hỗ trợ xem các báo cáo được cài đặt tại các chi nhánh để phục vụ công tác báo cáo thống kê kết quả hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh. Hệ thống báo cáo FTP của NHTMCP Công Thương Việt Nam bao gồm:
- Nhóm báo cáo hạ ch toán kế toán (dùng hạch toán FTP thu nh ập/chi phí):
+) Báo cáo liệt kê chi tiết thu nhập FTP- Nghiệp vụ huy động vốn: liệt kê chi tiết thu nhập FTP của từng giao dịch huy động vốn còn số dư trong Module tiền gửi.
+) Báo cáo liệt kê chi tiết chi phí FTP- Nghiệp vụ cho vay : liệt kê chi tiết chi phí FTP của từng giao dịch cho vay còn số dư trong Module Cho vay.
+) Báo cáo lợi nhuận đơn vị kinh doanh: liệt kê tổng chi phí FTP ở Module cho vay và tổng thu nhập FTP ở Module tiền gửi và FTP thu nhập/chi phí cho các tài khoản GL khác như Đầu tư, Tiền mặt ATM, tài sản cố định...
- Nhóm báo cáo phân tích cho vay:
+) Báo cáo lãi suất cho vay bình quân theo dư nợ: cho phép người sử dụng nhìn được lãi suất cho vay và giá bán vốn FTP bình quân theo số dư.
+) Báo cáo các khoản vay đến hạn ( trong ngày, 1 ngày và 7 ngày tới): cho phép người sử dụng biết được khoản vay sắp đến hạn, chủ yếu phục vụ cho công tác nghiệp vụ của cán bộ tín dụng không phục vụ cho công tác phân tích FTP.
+) Báo cáo các khoản vay mới trong ngày: cho phép người sử dụng biết được các khoản vay mới được giải ngân trong ngày.
+) Báo cáo các khoản vay quá hạn: cho phép người sử dụng biết được các khoản vay quá hạn và FTP chi phí điều chỉnh ( nếu có).
+) Báo cáo các khoản vay chuyển quá hạn trong ngày: cho phép người sử dụng biết được các khoản vay chuyển quá hạn trong ngày, từ đó biết được các khoản FTP chi phí điều chỉnh ( nếu có ) tại ngày số liệu.
+) Báo cáo các khoản vay trả sớm một phần: cho phép người sử dụng biết được các khoản vay trả sớm một phần trong ngày để biết được các khoản FTP chi phí điều chỉnh ( nếu có) tại ngày số liệu.
+) Báo cáo các khoản vay tính lại lãi suất FTP trong ngày: bao gồm các khoản vay đến hạn điều chỉnh lãi suất, được điều chỉnh thủ công, thay đổi tần suất điều chỉnh lãi suất, thay đổi loại hình lãi suất.
+) Báo cáo các khoản vay tính lại phí thanh khoản trong ngày: bao gồm các khoản vay thay đổi tấn suất điều chỉnh lãi suất, thay đổi loại hình lãi suất.
+) Báo cáo các khoản vay được điều chỉnh thủ công trong ngày: người sử dụng có thể biết được các khoản vay được điều chỉnh thủ công trong ngày bên cạnh các khoản vay được điều chỉnh tự động.
+) Báo cáo các khoản vay biến động tăng trong ngày: dành cho các khoản vay giải ngân nhiều lần.
+) Báo cáo các khoản vay thay đổi mã sản phẩm trong ngày: bao gồm các khoản vay thay đổi bất cứ thông tin gì ảnh hưởng đến mã sản phẩm FTP.
+) Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo kỳ hạn còn lại:
Kỳ hạn: Nợ quá hạn, nợ đến hạn, < 7 ngày, 7 ngày- 1 tháng, 1-3 tháng, 3-6 tháng, 6-9 tháng, 9- 12 tháng, > 12 tháng.
+) Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo loại hình lãi suất: Lãi suất: thả nổi/cố định/Do Tổng Gíam đốc quy định.
+) Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo kỳ hạn còn lại và loại hình lãi suất : tổng hợp của hai báo cáo nêu trên.
+) Danh sách khoản vay còn hiệu lực trong ngày: người sử dụng có thể biết được các khoản vay còn hiêu lực trong ngày theo từng mã cán bộ, theo Phòng giao dịch.
+) Danh sách khoản vay bị lỗi: Đưa ra các khoản vay bị lỗi/ thiếu thông tin để mã hóa sản phẩm và định giá FTP.
- Nhóm báo cáo phân tích tiền gửi
+) Báo cáo lãi suất huy động vốn bình quân theo số dư +) Báo cáo các khoản tiền gửi đáo hạn
+) Báo cáo các khoản tiền gửi mới trong ngày. +) Báo cáo các khoản tiền gửi còn hiệu lực.
+) Báo cáo các khoản tiền gửi rút sớm trong ngày.
+) Báo cáo các khoản tiền gửi tính lại lãi suất FTP trong kỳ.