Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66)

Cơ chế Quản lý vốn tập trung FTP được vận hành từ đầu tháng 4/2011 đã chính thức bỏ cơ chế mua bán vốn theo lãi suất điều hòa bình quân sang cơ chế mua bán vốn có tính thị trường bằng các phân đoạn lãi suất cá biệt theo kỳ hạn, theo sản phẩm tín dụng, theo tần suất điều chỉnh lãi suất... Có thể nói lãi suất FTP đang từng bước tạo ra “sân chơi” bình đẳng để các CN kinh doanh vốn với khách hàng, kinh doanh vốn với TSC bằng chính các lựa chọn như: sản phẩm vốn, kỳ hạn, đối tượng khách hàng, tần suất điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay,...

- Cung cấp công cụ mạnh trong công tác quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản

Hệ thống FTP cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch( sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suất và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống.

- Tạo độ ng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh

Việc thay đổi LS điều hoà vốn chỉ ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi/cho vay mới phát sinh hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Vì vậy, đã giảm thiểu rủi ro lãi suất cho các đơn vị và không làm ảnh hưởng ngay đến kết quả

Các chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 Tong tài sản Tỷ đồng 367.712 460.604 505.000 Vốn điều lệ Tỷ đồng 15.172 20.230 >50.000 Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 339.699 420.212 459.712

kinh doanh của chi nhánh như dưới cơ chế một giá. Bên cạnh đó, các khoản vay lãi suất thấp trước đây theo cơ chế FTP mới được chi nhánh nhận thức rõ ràng và có động lực đàm phán tăng lãi suất cho vay đảm bảo hiệu quả chung của chi nhánh và toàn hệ thống. Điều này giúp tạo động lực cho chi nhánh mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả đảm bảo phát triển theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo VietinBank đề ra.

- Thông tin báo cáo, quản trị kịp thời

Hệ thống FTP với trang web FTP nội bộ cung cấp các báo cáo về cho vay, tiền gửi, lợi nhuận của ĐVKD hàng ngày, giúp cho thông tin tới các lãnh đạo chi nhánh kịp thời hơn, giảm thiểu thời gian thủ công tạo báo cáo, hạch toán, ... tại các chi nhánh. Tiết kiệm thời gian trong việc phân tích đề ra chiến lược kinh doanh, quan hệ khách hàng.

Ngoài ra hệ thống cung cấp chức năng dự tính và vấn tin giúp các cán bộ tác nghiệp có thông tin về mua bán vốn của giao dịch trước khi thực hiện giao dịch nhằm đưa ra quyết định tốt nhất.

- Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh

Chương trình được vận hành tự động nên toàn bộ khối lượng công việc tính toán lãi điều hòa thủ công trước đây tại chi nhánh được thay thế bằng chương trình tính toán và hạch toán tự động. Nhờ đó, các rủi ro tác nghiệp trong quá trình tính toán được hạn chế tối đa. Sau gần hai năm ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung ( kể từ tháng 4/2011), các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời của Vietinbank đã được thay đổi đáng kể so với các năm trước đó. Cụ thể:

Tong dư nợ cho vay Tỷ đồng 234.204 293.434 332.460 Tốc độ tăng trưởng dư nợ

tín dụng ■% 43.5% 25% 13.3%

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 4.598 8.392 8.213 Lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu ( ROE) ■% 22.1% 26.74% 19.8% Lợi nhuận trên tổng tài

sản ( ROA) “% 1.5% 2.03% 1.6% Tỷ lệ nợ xấu ■% 0.66% 0.75% 1.35%

Đe xây dựng được một hệ thống định giá vốn điều chuyển nội bộ FTP hoàn chỉnh ngân hàng phải xây dựng được các nguyên tắc cơ bản dựa trên các đặc trưng của hệ thống như: Tất cả các mục trong bảng cân đối kế toán đều phải được định giá vốn điều chuyển và được định giá theo một phương pháp thống nhất; hiện đại. Có nghĩa là, toàn bộ Tài sản Có sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ Tài sản Nợ và vốn tự có sẽ nhận được thu nhập từ điều chuyển

vốn. Tuy nhiên hiện nay tại Vietinbank mới chỉ áp dụng phương pháp mua bán vốn khớp kỳ hạn cho các module tiền gửi và tiền vay- tức việc mua bán vốn sẽ áp dụng đến từng giao dịch còn số dư hàng ngày trong hai module nói trên, các khoản mục còn lại trên bảng cân đối kế toán như thẻ, đầu tư, tài trợ thương mại.... lại được áp dụng theo phương pháp khớp kỳ hạn theo số dư; trong khi các khoản mục này lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong bảng cân đối kế toán.

Bên cạnh đó, Vietinbank hiện nay mới chỉ tính giá điều chuyển vốn cho các chi nhánh trong hệ thống, mà chưa thực hiện tính giá điều chuyển tới các Phòng/ ban/ Trung tâm sử dụng vốn và huy động vốn thuộc Trụ sở chính. Điều này dẫn đến việc phân bổ lợi nhuận cho các đơn vị trong toàn hệ thống là không cân đối.

2.3.2.2 Các chi nhánh vẫn bị ràng buộc bởi hạn mức thanh toán

Vốn do chi nhánh huy động được chuyển giao vào nguồn vốn chung và nguồn vốn chi nhánh cho vay được lấy từ nguồn vốn của hệ thống. Việc chi nhánh cho vay từ nguồn vốn của hệ thống được thực hiện thông qua tài khoản “ Điều chuyển vốn nội bộ”. Tài khoản này có thể dư âm ( khi tại thời điểm giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của chi nhánh lớn hơn Tài sản Nợ) hoặc dương ( khi tại thời điểm giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của chi nhánh nhỏ hơn Tài sản Nợ). Dòng tiền ra, vào tài khoản “ Điều chuyển vốn nội bộ” bị giới hạn bởi các hạn mức sau đây:

- Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch “ mua vốn”, trường hợp chi nhánh có giao dịch mua vốn vượt hạn mức thanh toán phải có báo cáo lên Trụ sở chính và giao dịch chỉ được thực hiện khi được sự phê duyệt của Trụ sở chính.

- Hạn mức chênh lệch ròng: là mức tối đa số dư âm trên tài khoản “ Điều chuyển vốn nội bộ” đối với từng chi nhánh, thể hiện chênh lệch tại thời điểm giữa giới hạn dư nợ của chi nhánh với số dư huy động vốn.

Việc tồn tại của hạn mức thanh toán là do các chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Trong khi đó, hạn mức tín dụng Hội sở chính cấp cho chi nhánh còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì nó mang tính chủ quan nhiều hơn.

Trong khi quản lý vốn được ứng dụng cơ chế khoa học là cơ chế quản lý vốn tập trung thì việc giao các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng được thực hiện một cách cảm tính thông qua việc tính toán số dư tín dụng của năm trước và dự đoán tốc độ phát triển kinh tế địa phương. Đây là những bất hợp lý cần được xem xét gỡ bỏ để giúp các chi nhánh chủ động hơn trong quá trình kinh doanh.

2.3.2.3 Các chi nhánh bị khống chế bởi lãi suất mua vốn và lãi suất bán vốn của Hội sở chính

Dưới cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng khác hệ thống mà còn chịu áp lực cạnh tranh với các Chi nhánh khác trên cùng địa bàn. Áp lực cạnh tranh khiến Chi nhánh có những thời điểm phải huy động vốn dưới mức giá mua vốn của Hội sở chính, nhiều chi nhánh đã mất đi nguồn huy động lớn do lãi suất không cạnh tranh được với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời khả năng tổ chức, hoạt động kinh doanh của mỗi chi nhánh lại phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động, nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng...tuy nhiên chi nhánh không tự đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh hơn do bị phụ thuộc vào lãi suất mua/bán vốn với Hội sở chính; và đặc biệt là khung lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng. Đây là một hạn chế lớn đối với các chi nhánh.

Ngoài ra, để thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng tiềm năng, các chi nhánh luôn luôn phải có những chính sách tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng nằm ngoài những chương trình khuyến mại mà Trụ sở chính triển khai trong toàn hệ thống. Những chi phí này thông thường được hạch toán vào các đầu tài khoản chi phí ngoài chi phí trả lãi cho khách hàng. Tức các chi phí này sẽ không là yếu tố cấu phần trong lãi suất huy động, và cũng sẽ không được tính đến trong giá mua vốn mà Trụ sở chính áp dụng cho các chi nhánh, như vậy các chi nhánh có thể có lãi khi kinh doanh vốn với Trụ sở chính nhưng lại có thu nhập ròng âm đối với khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã cho thấy thực trạng cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên cơ sở so sánh nội dung cơ bản của hai cơ chế cũ và cơ chế mới- cơ chế Quản lý vốn tập trung. Từ đó nêu lên tính cần thiết của việc áp dụng cơ chế quản lý vốn mới. Trong đó, nội dung quan trọng nhất của cơ chế chính là Giá chuyển vốn, Định giá chuyển vốn và Xác định thu nhập/ chi phí. Qua đó, đánh giá được những kết quả đạt được và những hạn chế của cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đưa ra những nguyên nhân căn bản của những hạn chế trong việc thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung để đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện cơ chế và phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng của cơ chế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM. THƯƠNG VIỆT NAM.

Năm 2012 Vietinbank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng an toàn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Đến 31/12/2012, tổng tài sản của Vietinbank ( Không bao gồm các công ty con, công ty liên doanh, liên kết) đạt 505 ngàn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm trước, trong đó dư nợ tín dụng tăng 13,3%, nguồn vốn tăng 9,4%, lợi nhuận trước thuế đạt 8.213 tỷ đồng, cổ tức chi trả năm 2012 là 16%, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( ROE) đạt 19,8%, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ( ROA) đạt 1,6%. Nợ xấu chỉ chiếm 1,35% tổng dư nợ. Vietinbank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012. Tháng 5/2012, Vietinbank đã phát hành thành công 250 triệu trái phiếu quốc tế (Trái phiếu trơn, không có bảo đảm) và được Tạp chí Thời báo tài chính, tạp chí uy tín hàng đầu Châu Á bình chọn là Ngân hàng huy động vốn hiệu quả nhất Việt Nam, thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư Quốc tế đối với triển vọng phát triển của Vietinbank.

Đặc biệt, trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang dè dặt với thị trường Việt Nam, thì việc Vietinbank ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) vào cuối năm 2012 đã trở thành một sự kiện nổi bật, đánh dấu kết thúc một năm thành công của Vietinbank. Sự kiện này không chỉ nâng uy tín, vị thế, sức mạnh của Vietinbank lên tầm cao

mới mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trước các nhà đầu tư quốc tế.

Vietinbank tiếp tục triển khai chiến lược tổng thể về Công nghệ thông tin, nhiều dự án quan trọng đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Đặc biệt, Dự án thay thế CoreBanking đã được chính thức khởi động ngày 17/12/2012, được kỳ vọng là giải pháp công nghệ tổng thể và tích hợp, cho phép Vietinbank linh hoạt đáp ứng các nhu cầu khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động, đáp ứng chiến lược phát triển trong dài hạn của Vietinbank. Dự án hoàn thiện mô hình tổ chức và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ( ORP) được triển khai nhằm từng bước hướng tới việc đổi mới toàn diện cách thức tổ chức, mô hình hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất. Định hướng phát triển của Vietinbank trong giai đoạn 2012-2015 như sau: - Xây dựng Vietinbank trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế, tập trung hóa hoạt động tại Hội sở chính, thu hẹp dần chức năng, qui mô hoạt động của các chi nhánh để các chi nhánh hoạt động trực tuyến như những kênh phân phối, còn Hội sở chính kiểm soát các sản phẩm, kế hoạch tài chính cho từng nhóm khách hàng thông qua các kênh phân phối (các chi nhánh).

- Tái cấu trúc toàn diện Ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục đổi mới nâng cấp công tác tổ chức quản trị điều hành; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm soát nợ xấu, đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm Vietinbank với cộng đồng. Việc chuyển đổi mô hình được thực hiện từng bước theo lộ trình phù hợp trong đó, việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính là một trong các bước chuyển đổi của Vietinbank nhằm xây dựng Vietinbank

trở thành một ngân hàng hợp nhất theo hướng ngân hàng đa năng, tập trung hóa hoạt động tại Hội sở chính.

Trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng, nâng cấp hệ thống trong giai đoạn II -mua bán vốn theo từng giao dịch tới các mảng hoạt động khác trên bảng cân đối kế toán, bao gồm đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại... Thực chất, VietinBank tiếp tục nâng cấp phương pháp mua bán vốn các hoạt động còn lại hiện đang được mua theo phương pháp hai (mua bán khớp kỳ hạn theo số dư) lên phương pháp ba (mua bán khớp kỳ hạn theo giao dịch).

Cùng với hệ thống FTP, VietinBank đang tiếp tục triển khai hệ thống Quản trị tài sản nợ-tài sản có (ALM), chương trình Phân tích hiệu quả hoạt động đa chiều (Profitability analytics), chương trình theo dõi các chỉ số an toàn (Reveleus) và chương trình Lập dự toán ngân sách (Hyperion Planning) nhằm tạo công cụ đồng bộ và hiện đại trong công tác quản lý tài chính ngân hàng, góp phần xây dựng VietinBank trở thành một Tập đoàn Tài chính ngân hàng lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và vươn ra Quốc tế.

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNGTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.1 Giải pháp đối với Trụ sở chính.

3.2.1.1 Tháo gỡ những bất hợp lý trong hạn mức thanh toán đối với các chi nhánh

Những bất hợp lý trong qui định về hạn mức thanh toán xuất phát từ bất hợp lý của chỉ tiêu dư nợ tín dụng giao cho các chi nhánh. Hiện nay, việc giao các chỉ tiêu về dư nợ tín dụng hay chỉ tiêu về huy động vốn của Trụ sở chính cho các chi nhánh không bị điều chỉnh bởi luật và qui định của ngành, vì thế

tồn tại những bất hợp lý và có thể có phát sinh tiêu cực khi chi nhánh muốn gia tăng dư nợ tín dụng so với mức được giao.

Để tháo gỡ những bất hợp lý trên, tạo điều kiện cho các chi nhánh chủ động trong kinh doanh, việc giao chỉ tiêu về dư nợ tín dụng và huy động vốn nên căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành . Cụ thể:

- Hệ số giới hạn huy động vốn: H1 ≥ 5%

Hệ số H1 nhằm giới hạn hạn mức huy động vốn của các ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn nhiều vượt quá mức bảo vệ của

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66)