NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25)

1.2.1. Sự cần thiết phải phát triển cho vay tiêu dùng.

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu, nhất là trong điều kiện khách quan của nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, khi mà mức sống người dân được nâng cao, đồng thời đó cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Với gần 90 triệu dân có cơ cấu dân số trẻ - cơ cấu sử dụng các sản phẩm tài chính tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn, và một mức thu nhập ngày càng được cải thiện cho hơn 51% dân số đang ở độ tuổi “vàng”, thị trường tài chính cá nhân đang thực sự đầy cơ hội và khái niệm “vay để mua” sẽ ngày càng phổ biến. Có thể nói thị trường tiêu dùng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng, ngoài những nhu cầu thiết yếu (như ăn mặc, ở, đi lại,...) còn có những nhu cầu cao hơn (như vui chơi, giải trí, du lịch, du học,.), mức sống người dân được nâng cao, yêu cầu trong cuộc sống cao hơn (như nhu cầu được tôn trọng, vị trí trong xã hội). Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định vào bậc nhất Châu Á, nền kinh tế với tốc độ phát triển khá cao thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, tiềm năng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Với trình độ công nghệ tiến bộ ngày nay, dịch vụ thanh toán qua thẻ đã trở thành công cụ phổ biến, người dân đã có thói quen chi trả tiền qua tài khoản, nhất là

qua các năm gần đây thị trường thẻ ATM ở Việt Nam tăng đột biến mạnh: Số lượng thẻ thanh toán tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 là 14,7 triệu thẻ lên 33 triệu thẻ năm 2011, hơn 12.000 máy rút tiền tự động (ATM) cùng 50.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS), trong đó có hơn 20 ngân hàng triển khai Internet Banking, và gần 8 ngân hàng triển khai Mobile banking ở các mức độ khác nhau (theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà nước tính tới tháng 9/2011). Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Research & Markets, thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 18,5% từ trong giai đoạn 2012 đến năm 2014. Đây là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển mạng lưới dịch vụ tín dụng qua thẻ của ngân hàng (như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng).

Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện, trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng như: cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, cầm cố sổ tiết kiệm... Cần có một chính sách khách hàng nhất quán để có thể quản lý tập trung và phân đoạn khách hàng theo từng mạng lưới chi nhánh, nhằm khai thác hết nguồn lực rất lớn trong dân cư.

Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cánh cửa hội nhập lớn cho nền kinh tế - chính trị của đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu cuộc sống ngày càng chất lượng, hiện đại. Đặc biệt là dịch vụ ngân hàng đã trở thành công cụ hữu dụng cho cuộc sống người dân trong thanh toán, cất giữ tiền tiết kiệm (hạn chế không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí), ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho người dân trong kinh doanh, chi tiêu, học hành,...

Do vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và thế giới, phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

thể nói tại Việt Nam, kinh tế tăng trưởng liên tục, môi trường pháp lý hoàn thiện dần, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thị trường sản phẩm tín dụng tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

1.2.2. Các tiêu thức đánh giá về việc phát triển cho vay tiêu dùng1.2.2.1. Về mặt mở rộng cho vay tiêu dùng ( mặt định lượng) 1.2.2.1. Về mặt mở rộng cho vay tiêu dùng ( mặt định lượng)

Chi tiêu phản ánh sự gia tăng về quy mô , tốc độ tăng trưởng dư nợ

CVTD. Số tuyệt đối: Giá trị tăngtrưởng tuyệt đối Dư nợ CVTD Dư nợ CVTD kỳ này kỳ trước Số tương đối: Tốc độ tăng d ư nợ C VTD D ư nợ CVTD kỳ này — D ư nợ CVTD kỳ trước = ---:---7—i---Lyrτ,z / ---; ------× 100 D ư nợ C V T D kỳ trước

Chi tiêu phản ánh số lượng khách hàng đến với ngân hàng.

Khách hàng đến với ngân hàng càng nhiều tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển mạnh, kích thích ngân hàng mở rộng các hình thức dịch vụ phục vụ khác Sự gia tăng về quy mô khách hàng vay tiêu dùng thể hiện qua giá trị tuyệt đối theo công thức sau:

r KH vay tiêu dùng KH vay tiêu dùng đầu Giá trị tăng tuyệt đối = , -

cuối năm (t) năm (t-1)

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng tỷ trọng:

Chỉ tiêu này thể hiện phản ánh quy mô dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dùng của NHTM. Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay của NHTM càng lớn thì hoạt động CVTD càng phát triển.

, _____ Dư nợ CVTD

Tỷ trọng dư nợ CVTD = ---, ,---× 100

Tong dư nợ cho vay

Chi tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu

- Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nợ đã cam kết. Nó phản ánh số tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được khi các khoản vay đến hạn trả nợ. Do vậy nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn CVTD có thể đánh giá được hiệu quả CVTD của ngân hàng

_ _ _ _____ Nợ quá hạn CVTD Tỷ l ệ nợ q uá hạn C V T D = --- ɪ'ɪɪ × 1 O O

Tong dư nợ CVTD

Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả CVTD càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn trong CVTD là một hiện tượng tất yếu tuy nhiên cần phải giảm tỷ lện nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.

- Tỷ lệ nợ xấu.

Nợ xấu là khoản tiền Ngân hàng cho khách hàng vay và có nguy cơ không thu hồi được cả gốc lẫn lãi.

ợ ấ

Tỷ l ệ nợ xấu C V T D = ‘× 1 O O

Tong dư nợ C VTD

Tăng thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín CVTD.

Thu nhập lãi thuần từ hoạt động CVTD được xác định bằng công thức:

Thu nhập lãi = Thu nhập lãi từ CVTD - Chi phí lãi cho CVTD (t)

thuần từ CVTD (t)

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay tiêu dùng.

Cũng giống như bất kỳ hoạt động cho vay nào khác của NHTM. CVTD chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nghiên cứu các yếu tố này và tác động của nó là cơ sở tìm la các biện pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế nhưng mặt tiêu cực do các nhân tố này gây ra đối với hoạt động CVTD.

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Yếu tố nói đến trước tiên ở đây là trình độ phát triển của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, các thành phần kinh tế phát triển với một trình độ cao, tạo ra cơ sở hạ tầng thuận lợi phục vụ cho thói quen tiêu dùng của người dân. Họ chi tiêu bằng thẻ thay vì dùng tiền mặt, và mỗi một điểm bán hàng hay dịch vụ đều là đơn vị chấp nhận thẻ. Do đó, CVTD thông qua hình thức phát hành thẻ rất phát triển ở các ngân hàng. Ngoài ra, người dân coi CVTD của ngân hàng là nguồn tài trợ phổ biến cho những nhu cầu tiêu dùng của mình thay vi tìm đến bạn bè, người thân. Và ngược lại kinh tế phát triển ở trình độ thấp là một yếu tố khách quan hạn chế phần nào sự phát triển của hoạt động CVTD.

Một yếu tố nữa phụ thuộc môi trường kinh tế là chu kỳ và mức độ ổn định của nền kinh tế. Nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng mở rộng CVTD. Kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng, thất nghiệp giảm, sản xuất mở rộng, tiêu dùng tăng dẫn đến tín dụng ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng có cơ hội phát triển mạnh.

Đồng thời, trong nền kinh tế ổn định, không có khủng hoảng người dân sẽ thấy yên tâm về công việc của mình và lạc quan về tương lai. Từ đó họ có xu hướng muốn thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình để đạt được mức sống như mong muốn và tìm đến ngân hàng như một nguồn tài trợ hiệi quả. Vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái và bất ổn, cá nhân và hộ gia đình cảm thấy không tin tưởng, nhất là khi họ thấy tình trạng thất nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế việc mượn tiền từ ngân hàng. Lúc này dân cư có xu hướng tích luỹ hơn là tiêu dùng.

Môi trường xã hội.

Có rất nhiều yếu tố thuộc môi trường xã hội ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như: Thói quen, tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí, tâm lý người dân, trật tự xã hội hay xu hướng gia tăng dân số thành thị...

Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân địa phương là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng phát triển dịch vụ CVTD của ngân hàng. Ở một số nơi, người dân thường có xu hướng lao động cật lực khi còn trẻ và sống tiết

kiệm để đến khi nhiều tuổi cảm thấy có đủ điều kiện họ mới hướng đến việc hưởng thụ thành quả lao động và cải thiện tiện nghi cuộc sống. Do đó, việc vay mượn để mua sắm hay đi du lịch, giải trí... nhất là vay từ ngân hàng là điều họ không muốn hay không quen làm.

Thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, đặc biệt là ở một số nước đang phát triển như Việt Nam cũng hạn chế việc cho vay qua phát hành thẻ tín dụng. Tất nhiên, phần nhiều do trình độ phát triển của nền kinh tế, nhưng một phần cũng do người dân không muốn thay đổi thói quen của mình, ngoài ra còn do yếu tố tâm lý và trình độ dân trí. Những người có hoc vấn và thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình, mục đích là để đạt được mức sống như mong muốn.

Ngoài ra ở một số nước xu hướng đô thị hoá, di dân từ nông thôn ra thành thị làm cho dân số thành thị ngày càng gia tăng. Đây là một điều kiện tốt cho các ngân hàng mở rộng loại hình dịch vụ này.

Môi trường pháp lý.

Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều dưới sự điều chỉnh của các quy định pháp luật, CVTD của NHTM cũng như vậy. Bên cạnh những quy định của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng đều liên quan đến rất nhiều quy định của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan. Nếu như không có một luật hay quy chế, quy định điều chỉnh hoạt động CVTD của các ngân hàng một cách rõ ràng và chặt chẽ thì sẽ gây cản trở cho hoạt động này được diễn ra thông suốt và phát triển bền vững, đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai phía ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp.Có thể nói có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động CVTD của các ngân hàng là cơ sở rất quan trọng để hoạt động này phát triển và mở rộng. Bên cạnh đó, trình độ pháp luạt của xã hội nói chung cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ngân hàng cũng như trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Nếu các bộ luật, các quy định pháp luật ở mọi ngành nghề, lĩnh vực không xây dựng được một cách chặt chẽ, đồng bộ, chồng chéo và không ổn định thì các thành phần kinh tế sẽ không an tâm, chần chừ và e ngại trong việc mở rộng hoạt động đồng thời tạo ra một môi trường đầu tư không an

toàn. Điều này gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tấ nhiên,gián tiếp ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động CVTD.

Sự ổn định của chính trị và các chính sách nhà nước.

Đối với mọi quốc gia, chính trị ổn định là cơ sở quan trọng nhất để phát triển kinh tế và duy trì sự phồn thịnh của xã hội. Sự bất ổn của chính trị như: Thay đổi thể chế chính trị, khủng bố, chiến tranh... sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho bộ mặt của đất nước, thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Mất an ninh trật tự xã hội, chính sách đường lối phát triển của nhà nước thay đổi, thoái lui đầu tư, nền kinh tế suy thoái... Và tất nhiên, tất cả các thành phần kinh tế đều bị ảnh hưởng, trong đó có hệ thống ngân hàng. Người dân sẽ thấy không an tâm, bi quan và mất niềm tin vào ngân hàng. Do đó, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Nhân tố thuộc về bản thân khách hàng.

Khách hàng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với mọi tổ chức kinh doanh cũng như đối với ngân hàng. Trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, có nhiều yếu tố thuộc về phía khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng của một khoản CVTD như: Đạo đức, năng lực pháp lý, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo.

Nhu cầu của khách hàng

Khách hàng tiêu dùng của ngân hàng là các cá nhân hộ gia đình nhỏ lẻ có nhu cầu rất đa dạng, từ các nhu cầu tất yếu đến các nhu cầu cao cấp. Đời sống con người càng được nâng cao thì các nhu cầu về hàng hóa cao cấp ngày càng tăng lớn. Tuy nhiên từng nhu cầu phát triển sẽ xuất hiện những nhu cầu nổi bật cần tài trợ. Vấn đề là phải phát hiện được nhu cầu nhanh nhất để đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu có những ưu thế trong việc thu hút khách hàng. Sản phẩm CVTD của NHTM là sản phẩm mang tính dịch vụ nên nhu cầu khách hàng là yếu tố quyết định đến các hình thức CVTD của NH.

Việc nghiên cứu chuẩn xác các nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp trong từng giai đoạn sẽ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.Nếu sự phát hiện chậm sẽ ngân hàng bỏ lỡ các cơ hội và có

thể đưa ra các sản phẩm lỗi thời. Mặt khác nếu đưa ra các sản phẩm mới nhưng người tiêu dùng không có nhu cầu thì sẽ phải bỏ trống một thời gian.

Thu nhập của người đi vay

Mức thu nhập có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Người ta chỉ có nhu cầu vay tiền ngân hàng để phục vụ chi tiêu khi ma thu nhập dự kiến trong tương lai của họ có khả năng thanh toán các khoản nợ đó. Đối với những người cho vay, vấn đề thu nhập của khách hàng xin vay sẽ ảnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w