Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các quyết định cụ thể liên quan đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng làm định hướng cho hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM phát triển. Các quy chế về dư nợ tín dụng, bảo đảm tiền vay, xử lý, phát mại tài sản xiết nợ cần được nghiên cứu và ban hành sao cho phù hợp với thực tế toàn ngành. NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với những biến động của thi trường thông qua việc sử dụng hữu hiệu các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng nhà nước cần có dự hoạch định chiến lược phát triển chung về CVTD cho các NHTM. NHNN đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chung cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng nhằm tạo ra sự thống nhất cao về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM cũng như tạo sự đồng bộ giữa các NHTM từ đó cùng nhau phát triển.
Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng (CIC) với kỹ thuật cao, thường xuyên cập nhập thông tin khách hàng. Sao cho khi một cá nhân hay một doanh nghiệp có vấn đề với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào thì các tổ chức tín dụng khác đều nhận biết được. Chấm dứt và xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin giữa các tổ chức tín dụng. Hiện nay, các số liệu không cập nhật, độ tin cậy thấp đã khiến cho nhiều ngân hàng thương mại và các tổ tín dụng khách ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Do đó ngân hàng
nhà nước cần chú trọng tới việc nâng cao tính hiểu quả của trung tâm thông tín tín dụng, tù khâu cập nhât dữ liệu đến cung cấp số liệu luôn chính xác để tiết kiệm chi phí thẩm định cho các NHTM, giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói rieng, đảm bảo tăng cường thông tín hai chiều giữa Trung tâm thông tin tín dụng và NHTM.
NHNN cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát các NHTM và các tổ chức tín dụng trong hoạt động CVTD nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa rủi ...tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động của các NHTM.
NHNN cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong viêc nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng. NHNN với vai trò lãnh đạo các NHTM nên đứng ra tổ chức them nhiều đợt tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng. Đặc biệt, nhóm cán bộ CVTD cần phải được trang bị kĩ năng, kiến thức về thị trường nhà đất, bất động sản, kĩ năng phỏng vấn thông tin khách hàng và thu nhập khách hàng.
Ket luận chương 3:
Nội dung chương 3 trình bày định hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới,nêu lên chương trình hành động và chiến lược phát triển của ACB trong tương lai, nhằm có hướng đi vững chắc. Đặc biệt chương 3 đi vào trình bày kỹ các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Đồng thời, bên cạnh nỗ lực của bản thân ngân hàng cần có sự giúp sức của Nhà nước và các cơ quan bộ Ngành liên quan để có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Vì vậy chương còn nêu lên những kiến nghị trong cải cách đối với cơ quan chức năng nhà nước trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, hệ thống luật thống nhất, an toàn cho cả ngân hàng và khách hàng.
KẾT LUẬN•
Hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động tuy có chi phí giao dịch lớn nhưng nó mang lại lợi ích rất lớn cho khách hàng, cho ngân hàng và cả nền kinh tế. Đối với khách hàng, CVTD mang lại cơ hội cho họ có một cuộc sống sung túc hơn trong bối cảnh điều kiện tài chính chưa cho phép. Đối với ngân hàng, dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cũng như tổng thu nhập nhưng sự tăng trưởng của loại hình này mang lại cho ngân hàng cơ hội đa dạng hóa danh mục sản phẩm, từ đó phân tán rủi ro, thu hút nhiều khách hàng đến thực hiện giao dịch với ngân hàng hơn. Đối với nền kinh tế góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đấy sản xuất phát triển, giảm bớt gáng nặng cho nhà quản lý khi giải bài toán phát triển kinh tế bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của CVTD, các NHTM Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển hoạt động này. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn, lãi suất biến động, lạm phát tăng cao,thị trường chứng sản, BĐS đóng băng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.
Ngân hàng TMCP Á Châu là một trong những tiên phong trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Hoạt động này đã và đang và cần phải phát triển hơn nữa tại ACB. Qua việc nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu , bài khóa luận đã đạt được một số kết quả:
Thứ nhất, cho thấy được cái nhìn cụ thể về những vấn đề cơ bản của hoạt động cho vay tiêu dùng, xu thế tất yếu của việc phát triển CVTD. Và điều quan trọng là làm rõ vai trò to lớn của CVTD
Thứ hai, Thông qua việc nghiên cứu đánh giá, phân tích về dư nợ, danh mục sản phẩm CVTD, thu nhập , tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động CVTD tại ngân hàng TMCP Á Châu cho thấy những thành tựu đạt được trong hoạt đông CVTD. Bên cạnh đó, bài khóa luận cũng chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế mà ngân hàng cần phải khắc phục.
Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân được phân tích, khóa luận cũng đã đề xuất những một số nhóm giải pháp và đề xuất để phát huy được những thành tựu đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế trong thời giai qua nhằm
phát triển hoạt động CVTD và đưa hoạt động này trở thành hoạt động cơ bản trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Với những hiểu biết cùng sự tìm hiểu kĩ lưỡng của bản thân, em hi vọng có thể đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.
Do có sự hạn chế về nhiều khía cạnh như thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo, sự tiếp xúc thực tế, kiến thức... nên trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót . Kính mong thầy cô đóng góp, bổ sung kiến thức để bài khóa luận hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin cám ơn cô giáo Nguyễn Minh Phương đã hướng dẫn em một cách tận tình để em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bính (2012), "Những vấn đề đặt ra trong tiến trình tái cấu trúc để phát triển bền vững hệ thống NHTM Việt Nam".
2. Lê Đình Hạc (2012), "Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam.", Kỷ yếu hội thảo Phát triển bền vững NHTM Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước (2010), Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, 13/2010/TT-NHNN, NHNN, chủ biên.
4. Nguyễn Đức Trung (2012), "An toàn hệ thống NHTM Việt Nam - Thực trạng giai đoạn 2008-2012 và một số khuyến nghị". Kỷ yếu hội thảo Phát triển bền vững NHTM Việt Nam.
5. TMCP Á Châu (2010-2012), Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính 7. Hiệp hội Ngân hàng (2013).
8. Học viện ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội
9. Lê Văn Hùng (2007), '' Một số giải pháp quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM ", Tạp chí ngân hàng. số 19.
10. TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng,
NXB Thống kê.
11. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), '' Tái cấu trúc vốn chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại VN.", Kỷ yếu hội thảo Phát triển bền vững NHTM Việt Nam.
12. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
13. Phan Thị Linh (2012), "Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới",
Tạp chí tài chính.
14. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, QĐ 493/2005/QĐ-NHNN,
16. TMCP Á Châu, truy cập ngày 5/5/2013, tại trang web
http://www.acb.com.vn/
17. Ngân hàng nhà nước (2010), QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, 13/2010/TT- NHNN.
18. Lê Thị Quyên (2013), "Một số giải pháp cụ thể phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam ".
19. Peter Rose (2004), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại Nhà xuất bản tài chính.
20. Nguyễn Hữu Tâm (2012), '' Rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa", Tạp chí công nghệ Ngân hàng. số 13.
21. Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê.
22. Frederic S. Miskin và các cộng sự. (2004), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Bản dịch tiếng Việt.
23. Thời báo kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày 3/5/2013, tại trang web
http://www.thesaigontimes.vn.
24. Quách Thùy Linh (tháng 9/2011.), "Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam ".
25. Chính phủ (24/2/2011), "Nghị quyết 11/NQ-CP: những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội".
26. Nguyễn Quang Huy, Vũ Phương Hanh (2011), ''Triển vọng ngành Ngân hàng 2011 ", công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
27. Ngân hàng nhà nước (01/03/2011), "Chỉ thị số 01/CT-NHNN: Về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội”