Bối cảnh chung của ngành ngân hàng trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41)

Trong giai đoạn 2010-2012 nền kinh tế Việt Nam có nhiều bất ổn do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế thế giới làm cho hoạt động của các ngân hàng Việt Nam cung gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, tăng trưởng tín dụng có xu hướng luôn cao hơn tăng trưởng vốn huy động và GDP, đồng thời tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm mạnh, cơ cấu thu nhập chủ yếu là từ hoạt động tín dụng là đặc điểm chính của ngành ngân hàng trong giai đoạn này. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ACB.Bảng 2.1: Khái quát hoạt động Ngành ngân hàng năm 2010-2012.

Mức tăng trưởng lợi

như những thay đổi về chính sách vĩ mô liên quan đến tỷ giá, biến động lãi suất trên thị trường, cạnh tranh huy động (đặc biệt trở nên gay gắt hơn vào nửa cuối năm 2010). Trong khi đó, các ngân hàng vẫn phải chịu sức ép hạ lãi suất cho vay theo hướng dẫn của NHNN, kéo theo lợi nhuận từ lãi của các ngân hàng bị giảm đáng kể. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng cả năm 2010 theo NHNN ước khoảng 29.81% (trong đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ cao hơn hẳn với 49.3%, trong khi VND là 25.3%). Con số này đã vượt chỉ tiêu do NHNN đề ra từ đầu năm là 25%. Về hoạt động huy động vốn, năm 2010 đánh dấu một năm cạnh tranh gay gắt về thị phần huy động giữa các ngân hàng do diễn biến về lãi suất trên thị trường liên tục tăng cao, một hệ quả chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế sự gia tăng của các chỉ số về lạm phát. Đa số các ngân hàng hầu như không đạt

được chỉ tiêu về huy động theo như kế hoạch. Mặc dầu vậy, cũng có một số ngân hàng lớn như VCB, CTG, STB, và MB có khả năng đạt hoặc vượt kết quả kinh doanh theo như kế hoạch đề ra.

Năm 2011, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước ta. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro; các ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu.... NHNN và toàn ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát và từng bước giảm dần tốc độ tăng giá. Ước cả năm 2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng khoảng 10% so với tháng 12/2010 (chỉ tiêu là khoảng 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 10,9%% (chỉ tiêu là dưới 20%), thấp hơn so với năm 2010. Tăng trưởng lợi nhuận ở mức 15,1% thấp hơn nhiều so với các năm trước đây.

Năm 2012 , ngành ngân hàng đã trải qua nhiều sự kiện đáng chú ý. Điểm sáng trong năm 2012 đó chính là lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ngoại tệ ổn định, hệ thống thanh khoản được đảm bảo. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm.Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 - 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12 - 15%/năm.NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức không quá +/-3% lãi suất cơ bản.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng thì bức tranh ngành ngân hàng năm 2012 còn có nhiều “mảng tối”. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm,

nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí không có thưởng Tết, nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý...

Theo số liệu của NHNN, tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng 8,91% trong cả năm 2012. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây (đạt 28%), thì tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ bằng 15%.Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...Trong cơ cấu tín dụng, dư nợ bất động sản chiếm tới hơn một nửa, khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Trong khi tín dụng tăng trưởng thấp thì huy động vốn của các TCTD lại tăng mạnh. Vốn huy động đã tăng khoảng 17% so với cuối năm 2011.

Nợ xấu trong năm nay tăng vọt lên khoảng 8,,89%, Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu do thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn.

Lợi nhuận của một số ngân hàng giảm sút đến 40%. Ngoài ra năm 2012 còn chứng kiến nhiều sự kiện liên quan đến việc vi pháp pháp luật trong ngân hàng của các cá nhân, thay đổi chủ của Sacombank và Tienphongbank.

2.1.3.2. Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2010-2012

Huy động vốn là hoạt động quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và ACB nói riêng. Nguồn vốn huy động thường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn của NHTM (80% - 90%). Vốn huy động quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng, nó không chỉ cung cấp nguồn vốn để các NH thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời nó cũng thể hiện uy tín, lòng tin của nền kinh tế vào NH.

Huy động vốn là hoạt động được ACB rất coi trọng, với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản có. Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn được ACB chú trọng triển khai triệt để bằng việc áp dụng đa dạng các sản phẩm huy động tiết kiệm, cũng như hoạt động marketing

được thúc đẩy. Trong đó nguồn vốn huy đồng từ tiền gửi từ nền kinh tế phấn lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Đó cũng là nguồn vốn mà ACB luôn chú trọng và đặt lên hàng đầu. Bài viết xin đề chỉ cập đến hoạt động huy động vốn từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư-nguồn vốn chủ yếu trong tổng vốn huy động. Dưới đây là tình hình vốn huy động của ACB trong những năm gần đây:

Biểu 2.1: Tình hình vốn huy động tiền gửi tại ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của ACB năm 2010-2012)

Tình hình huy động vốn tiền gửi của ACB trong 3 năm gần đây có sự thay đổi nhất định. Số vốn tiền gửi huy động của ACB năm 2010 là 106.936 tỷ đồng, sang năm 2011 tổng số vốn huy động tiền gửi của toàn hệ thống tăng lên đến 142.218 tỷ đồng, tăng 35.282 tỷ đồng, tương đương với mức 33%, thị phần huy động của ACB là 6,5% so với năm 2010. Bước sang năm 2012 là một năm đầy sóng gió với toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và ACB nói riêng. Hoạt động huy động vốn tiền gửi toàn hệ thống đạt 125.233 tỷ đồng, giảm 16.985 tỷ đồng, tương đương 11,9%. Sự kiện một số cá nhân liên quan đến ACB vi phạm cơ chế quản lý và sự thay đổi trong bộ máy HĐQT của ACB cuối quý 3 đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của ACB trong nửa cuối năm 2012. Tổng tài sản của ngân hàng giảm 30%, khách hàng đã rút 28.000 tỷ đồng khỏi ngân hàng trong quý 4 năm 2012. Theo ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB, khi ACB xảy ra sự cố vào tháng 8 hàng ngàn khách hàng lo lắng đến rút tiền, nhưng cũng có hàng chục ngàn khách hàng tiếp tục duy trì số dư tiền gửi, thậm chí gửi thêm tại ACB. Đó là một minh chứng thuyết phục lòng tin ACB có được tại khách hàng. Dù lượng tiền khách gửi giảm song xét về tổng huy động vốn thì ACB lại đứng thứ 5 trong số các ngân hàng hút khách gửi tiền nhất.

Bảng 2.2 : Ket cấu huy động tiền gửi của ACB.

Số tiền TT (%) Số tiền ( %) 201 0 Số tiền TT (%) 201 1

1. Theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi của

TCKT 17.051 15,6 39.720 27,9 132,9 14.781 811,

- 62,8 Tiền gửi của

dân cư 89.885 84,4 8102.49 72,1 14,03 2110.45 288, 7,8 2. Theo kì hạn Không kì hạn 12.890 12,1 21.231 15 64,7 14.208 311, - 33,1 Có kì hạn 94.046 87,9 120.88 7 85 27,9 5111.02 788, -8,2

3. Theo loại tiền gửi

Nội tệ 85.908 80,3 123.70 8 87 44 9115.20 92 -6,9 Ngoại tê 21.028 19,7 18.510 13 -11 10.024 8 - 45,8 Vốn huy động từ TG 106.936 100 8142.21 100 33 3125.23 100 - 11,9

Trong cơ cấu tiền gửi của ACB tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong những năm gần đây. Tiền gửi từ dân cư đều có sự tăng trưởng từ năm 2010- 2012. Năm 2010, tiều gửi từ dân cư là 88.895 tỷ đồng chiếm tới 84,4% tổng số tiền gửi, năm 2011 tiền gửi tăng 12.613 tỷ đồng, tương đương 14,03%. Năm 2011 là năm có sự tăng trưởng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lớn. Tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 132,9% từ con số 17.501 tỷ đồng lên 39.720 tỷ đồng, điều này thể hiện ACB mở rộng đối tượng khách hàng từ việc xác định khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu thì nay đã bắt đầu mở rộng hơn sang đối tượng khách hàng doanh nghiệp, là đối tượng rất tiềm năng. Điều này giúp cho ACB có nguồn vốn huy động đa dạng hơn, làm cơ sở cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bước sang năm 2012, do khủng hoảng hồi tháng 8/2012 và đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi của ACB. Vốn huy động tiền gửi giảm 11,9% so với năm 2011. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động chủ yếu từ dân cư vẫn có sự tăng trưởng. Cụ thể là tăng 7.954 tỷ đồng ( tăng 7,7%) chiếm 88,2% trong tổng vốn tiền gửi của ACB. Điều này chứng tỏ lòng tin của dân cư vào ACB rất lớn.

Biểu 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Xét về loại tiền gửi, tiền gửi huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiền gửi của ACB ( chiếm hơn 80% trong những năm gần đây) và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi giúp cho ngân hàng có thể chủ động nguồn vốn của mình theo những kỳ hạn đã xác định cho hoạt động cho vay hoặc các hoạt động khác. Mặt khác đối với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút vốn bất kì thời điểm nào, điều này gây nhiều rủi ro cho bản thân ngân hàng.

Trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi của ACB, nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và có xu hướng tăng dần trong những năm qua. Năm 2010 nguồn vốn huy động nội tệ chiếm 80,3% đến năm 2012 tỷ lệ này lên con số là 91,1%. Nguồn vốn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm: năm 2010 tỷ trọng nguồn vốn huy động ngoại tệ là 19,7%,năm 2011 là 13%và năm 2012 giảm xuống còn là 8,9%. Nguyên nhân là do trong năm 2011, song song với chủ trương thắt chặt tiền tệ, NHNN có những biện pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng đôla hóa. NHNN đã trần lãi suất huy động USD xuống lần lượt các mức 3%, 2%, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ thêm 2%. Lãi suất huy động bằng ngoại tệ kém hấp dẫn, và luôn ở mức thấp hơn so với huy động bằng nội tệ, điều này làm cho vốn huy động bằng tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh so với năm 2010, cụ thể giảm 11% và chỉ chiếm 13% so với nguồn vốn huy động tiền gửi. Bước sang năm 2012, NHNN vẫn tiếp tục áp đặt lãi trần huy động ngoại tệ, cụ thể với USD là 2%, trong khi lãi suất tiết kiệm tiền đồng ngắn hạn ở mức 9%/năm; trong khi tỷ giá ổn định, sự chêch lệch lãi suất tiền đồng và ngoại tệ khá lớn khiến người dân giữ tiền đồng lợi hơn so với USD. Điều này đã kích thích người có USD bán ra lấy tiền đồng gửi ngân hàng.

2.1.3.3. Hoạt động tín dụng của ACB.

Hoạt động tín dụng là hoat động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng, đòi hỏi cần phải có cơ chế quản lý rủi ro tín dụng tốt để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong những năm qua có những diễn biến phức tạp làm cho tình hình

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) +/- so với 2010 (%) Số tiền TT (%) +/- so với 2011 (%) 1. Theo đối tượng khách hàng

Cho vay đối với KHCN

32.495 37,2 35.804 34,8 10,2 42.350 43,1 18,3

Cho vay đối với KHDN

54.685 62,8 67.005 65,2 22,5 60.464 58,8 -9,8

2. Theo loại ngoại tệ

Cho vay bằng nội tệ 65.739 75,4 74,8 1,3

của các ngân hàng nới chung và của ACB nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt phải chấp hành những quy định của NHNN theo định hướng phát triển chung của toàn nền kinh tế, một mặt phải chạy đua lãi suất trong cuộc canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài quốc doanh. Trước tình hình đó, ACB đã nỗ lực trong việc mở rộng hoạt động cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra.

Biểu 2.3 :Tình hình cho vay của ACB giai đoạn 2010-2012.

Dư nợ cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của ACB năm 2010-2012)

Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta thấy dư nợ cho vay của ACB năm 2010 đạt 87.180 tỷ đồng. Bước sang năm 2011, dư nợ cho vay của ACB có sử tăng trưởng đáng kể, đạt mức 102.809 tỷ đồng, tương đương 17,9%. Năm 2011 là năm nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất ổn, đặc biệt là lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, trong đó có việc hạn chế hạn mức tín dụng dưới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng trong cho vay vốn phi sản xuất, đặc biệt là bất động sản. Điều này cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB trong năm 2011 là 17,9% trong khi đó năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt là khoảng 40% so với năm 2009.

Năm 2012 được coi là năm đầy biến động đối với ACB cũng như hệ thống ngân hàng, sự kiện cuối quý 3/2012 ảnh hưởng đến hoạt động huy động cũng như cho vay của ACB. Dư nợ cho vay năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011, đạt 102.814 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng ( 0,0049%). ACB đã thận trọng trong hoạt động cho vay do khủng hoảng thanh khoản sau khi một trong những người sáng lập ngân hàng bị bắt. Việc vốn huy động giảm mạnh trong năm 2012 cũng là một nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng “ì ạch” của ACB trong năm.

tệ và vàng. 3. Theo kì hạn khoản vay

Cho vay ngắn hạn 43.887 50,3 53.361 51,9 21,6 55.878 54,4 4,7

Cho vay trung hạn 19.870 22,8 27.484 26,7 38,3 19.406 18,9 -29,4

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w