Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 41)

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Để lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là một trong những thế mạnh của ngân hàng thì các nhà quản trị ngân hàng cần coi CVTD là chiến lược kinh doanh của mình và xây dựng một chính sách tín dụng riêng cho mục đích này. Không những thế, chính sách tín dụng cần phải thông thoáng, linh hoạt và hiệu quả để có thể tạo ra những khoản vay an toàn và thu hút khách hàng. Trên cơ sở xây dựng một chiến lược cụ thể ngân hàng có thể phân bổ nguồn lực về vốn, nhân lực... một cách phù hợp và

đưa ra những mục tiêu hoạt động cả trong ngắn hạn và dài hạn. Còn nếu ngân hàng không chú trọng đến mảng dịch vụ này và không có một chiến lược nào cả thì hoạt động CVTD sẽ không có cơ hội phát triển.

Tiềm lực về vốn và công nghệ.

Các khoản CVTD tuy có quy mô nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn. Do đó, muốn đẩy mạnh CVTD, ngân hàng cần tập trung một tỷ lệ nguồn vốn đáng kể vào khoản mục tài sản này. Nếu ngân hàng không tạo ra được thế mạnh về vốn, cả vốn tự có và vốn huy động thì sẽ khó đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, cũng như là nhu cầu vốn cho tín dụng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại là cơ sở quan trọng để các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nhờ có công nghệ hiện đại nên ngân hàng mới có thể xây dựng được những kênh phân phối an toàn, đa dạng và hiệu quả đến khách hàng là cá nhân.

Chất lượng cán bộ tín dụng.

Đối với mọi lĩnh vực hoạt của ngân hàng, yếu tố con người luôn được coi là một trong những yếu tố chiến lược. Trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, chất lượng cán bộ tín dụng bao hàm các yếu tố như: Trình độ, kinh nghiệm và đạo đức.

Kinh nghiệm đi trước ở các nước phát triển cho thấy, Cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định khách hàng. Họ có thể phát hiện ra những biểu hiện không trung thực hay những nhược điểm trong tính cách cũng như sự thành thật của người đi vay thông qua gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Đó là những việc mà không một máy móc, chương trình tự động nào có thể làm được.

Bên cạnh đó, đạo đức của nhân viên tín dụng là yêu cầu quan trọng để ngân hàng có thể tránh được những rủi ro và tổn thất về cả vật chất và uy tín. Đồng thời tránh được những tranh chấp, kiện tụng liên quan đến pháp luật-vốn là vấn đề luôn mất nhiều thời gian và công sức để giải quyết, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của ngân hàng.

Quy trình tín dụng.

Quy trình tín dụng bao gồm các bước thực hiện từ khi thẩm định khách hàng cho tới khi thu hồi đủ nợ. Nếu các bước đó được xây dựng một cách khoa học hợp

lý, phân công nhiệm vụ thích hợp, quy trình thẩm định không rườm rà và nhanh gọn thì sẽ tạo ra các khoản vay có chất lượng, giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho ngân hàng gia tăng doanh số cho vay và ngược lại.

Thông tin tín dụng.

Thông tin tín dụng là cơ sở quyết định sự thành công hay thất bại của quan hệ tín dụng. Thông tin tín dụng trong CVTD bao gồm các thông tin về khách hàng cá nhân như: Họ tên, chứng minh thư, địa chỉ, tình hình quan hệ tín dụng, thu nhập bình quân tháng, thời gian sống ở nơi cư trú hiện tại...; Thông tin kinh tế tổng hợp trong nước - rất quan trọng vì môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của ngân hàng và thông tin ngoài nước.

Đặc biệt thông tin về khách hàng là quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng khoản vay, giúp ngân hàng tránh được rủi ro tín dụng và lựa chọn đối nghịch do thông tin không cân xứng. Ngược lại, khách hàng cũng cần được cung cấp thông tin đầy đủ về chi phí và thời kỳ các khoản vay, về chính sách ưu đãi của ngân hàng, thậm chí cá nhân và hộ gia đình có thể soát lại hồ sơ tín dụng của mình và yêu cầu có sự điều tra và sửa chữa những thông tin sai lệch. Đó là những quyền lợi chính đáng của khách hàng và điều đó giúp cho khách hàng yên tâm hơn khi đến với dịch vụ của ngân hàng.

Ket luận chương 1:

Chương 1 khóa luận đã trình bày có hệ thống những vấn đề tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM, cụ thể:

- Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam ( khái niệm, đặc điểm, các loại hình cho vay tiêu dùng, thủ tục vay tiêu dùng)

- Xu thế phát triển cho vay tiêu dùng tại các NHTM ( sự cần thiết cần phát triển CVTC, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển)

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng

Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về đặc điểm, cũng như lợi ích của cho loại hình cho vay này. Ở Việt Nam với dân số đông và ngày càng gia tăng, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu mua sắm tiêu dùng ngày càng cao tạo ra nhu cầu vay tiêu dùng rất lớn. Về phía các NHTM, để giảm thiểu rủi ro, hướng tới

mục tiêu phát triển bền vững, xu hướng phát triển cho vay tiêu dùng của các NHTM nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng là một tất yếu. Chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ở chương 2 để thấy rõ hơn về hoạt động này tại Ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - ACB 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu.

- Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Á Châu.

- Tên giao dịch: Asia Commercial Bank.

- Tên viết tắt: ACB.

- Hội sợ chính tại: 442 Nguyễn Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

- Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885

- Email: acb@acb.com.vn Trang web: www.acb.com.vn

Tầm nhìn: Ngay từ đầu ngày hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là Trở

thành và duy trì vị trí là ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mực tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngành ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.

Các hoạt động kinh doanh chính:

+ Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổchức tín dụng trong và ngoài nước; Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;

+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách; + Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;

+ Thanh toán quốc tế, bao thanh toán;

+ Môi giới và đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bào lãnh phát hành;

+ Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GPUB do Ủy ban Nhân dân Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Ngân hàng TMCP Á Châu chính thức đi vào hoạt động vào ngày 04/06/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 20 năm hình thành và phát triển tính đến ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là hơn 9000 tỷ đồng.

Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược cổ đông, nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 20 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh 0Western Union, thẻ tín dụng).

- Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do

Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

- Giai đoạn 2001 - 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải

pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng

với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB

xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và

được công

nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và

trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm

2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ

thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển

khai giai

đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các

cấu phần

(i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng

một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và

(iii) lắp

đặt hệ thống máy ATM.

- Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker).

Năm 2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010. từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance.

Năm 2011, tháng Giêng, Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Đây là bước đầu trong định hướng cho Trung tâm Vàng ACB xây dựng Nhà máy tinh luyện vàng và Phòng thí nghiệm giám định tuổi vàng theo chuẩn mực quốc tế trong tương lai. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.

Nhân lực:

Tính đến ngày 31/08/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 10.309 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

+ Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch + Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc

Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi nhánh và 78 phòng giao dịch

+ Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nằng, Quảng Nam, Quảng Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 32 phòng giao dịch

+ Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch

+ Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 30 phòng giao dịch

+ Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động

+ 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union

2.1.2. Bộ máy tổ chức

- Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển

kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin.

- Bốn ban: Kiểm tra - kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tăng trưởng tín dụng 29,81% 10,9% 8,91%%

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ACB

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w