Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển thủ công mỹ nghệ

1.2.4.3. Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN

Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN có nghĩa là mặt hàng TCMN sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao, hiệu quả kinh tế ngày càng tăng từ đó góp

phần tăng thu nhập cho lao động, cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và tăng thu cho

địa phương. Chất lượng của hàng TCMN sản xuất ra được biểu hiện thơng qua: tính

thẩm mỹ, độ bền, tính hữu dụng… của các sản phẩm thủcông mỹ nghệ.

Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN được đo lường bởi các tiêu chí:

+ Sự gia tăng vềnăng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng TCMN: điều này được đo lường bởi:

Năng lực vốn: quy mô vốn kinh doanh ngày càng mở rộng tạo ra năng lực sản xuất của các cơ sở kinh doanh hàng TCMN.

Năng lực vềcông nghệ: Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

hàng TCMN, góp phần tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm.

Nguồn nhân lực: Sự gia tăng về quy mô lao động và chất lượng nguồn nhân

lực của các cơ sở kin doanh TCMN sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngành TCMN.

Nguồn nguyên liệu: Với nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định vềlượng cung và giá cả với chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện gia tăng chất lượng sản phẩm, hạgiá thành và tăng năng lực cạnh tranh.

Khả năng chiếm lĩnh thị trường: Đây là khả năng đẩy mạnh tiêu thụ sản phầm

hàng TCMN trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh vàgia tăng hiệu quả kinh doanh.

Kết quả sản xuất kinh doanh: được biểu hiện thông qua doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất hàng TCMN.

+ Sự gia tăng về giá trị sản lượng, giá trị xuất khẩu hay đóng góp vào GDP cho địa phương.

+ Sự gia tăng về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

+ Sự gia tăng về thu nhập cho người lao động và góp phần giải quyết việc làm

cho người lao động trên địa bàn.

+ Mức độtác động tới môi trường của địa phương.

Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển ngành TCMN còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, qui hoạch; sử dụng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất...đảm bảo hợp lý có hiệu quả; nâng

cao mức sống cho người lao động; không gây ơ nhiễm mơi trường; giữ gìn bản sắc

văn hoá dân tộc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)