PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Thực trạng phát triển thủ công mỹ nghệ của các hộ được điều tra
2.3.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra
Kết quảvà hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề cốt lõi trong hoạt động sản xuất của các hộ nghề, bởi đó là thành quả lao động do các thành viên trong gia đình
tạo ra trong năm. Bảng số liệu 2.13 sẽ cho ta thấy rõ vấn đề trên.
Giá trị sản xuất (GO) từ hoạt động ngành nghề thủ công mỹ nghệ tính bình qn chung là 283,34 triệu đồng/hộ. Trong đó, hộ mộc mỹ nghệđạt mức cao nhất là
423,17 triệu đồng/hộ, tiếp đến hộ đan lát bình quân 300,25 triệu đồng/hộ/năm và
mức thấp nhất là 24,41 triệu đồng/hộ dệt. Điều đó cho thấy, GO giữa các hộ nghề
khác nhau có khoảng biến thiên rất lớn.
Về chi phí trung gian (IC), IC bình quân chung là 78,2 triệu đồng/hộ. Trong
đó, lớn nhất là mộc mỹ nghệ (bình quân IC là 108,83 triệu đồng/hộ), đến hộ nghề đan lát (bình quân 73,89 triệu đồng/hộ), thấp nhất là hộ dệt (bình quân 14,05 triệu
đồng/hộ). Đối với các hộ đan, lát mặc dầu đót, tre là loại nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất, có giá trị đơn vị thấp, tuy nhiên, do đót ngày càng khan hiếm và công tác
bảo quản của các hộ nghề kém, đồng thời địa bàn sản xuất là vùng có khí hậu khắc nghiệt; thường xuyên biến động, nên chất lượng nguyên liệu sản xuất thường bị hư
hỏng; thải loại nhiều trước khi đưa vào đan lát.
Về giá trị gia tăng, hiện nay hầu hết các hộ nghề trên địa bàn huyện Nam
thời, các hộ nghề chưa có động thái trích khấu hao cho tài sản cố định trong sản xuất, nên giá trị gia tăng của các hộ lớn. Số liệu cho thấy, giá trị gia tăng cao nhất
cũng là nghề mộc mỹ nghệ, đến đan lát, đến thêu và cuối cùng là dệt. Bình quân 1
hộ, giá trịgia tăng nghề mộc đạt 304,34 triệu đồng/hộ/năm, thấp nhất là hộ dệt chỉ
10,36 triệu đồng/hộ/năm.
Nếu xét về hiệu suất chi phí trung gian: bình qn chung cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra được 3,62 đồng giá trị sản xuất và 2,62 đồng giá trịgia tăng. Trong đó, lớn nhất là nghề đan lát (3,06 lần), đến nghề mộc (2,8 lần), đến dệt (0,74 lần) và
cuối cùng là nghề thêu chỉ đạt 0,25 lần.
Như vậy, hoạt động SX của 4 loại nghề thủ công mỹ nghệ được điều tra chủ
yếu vẫn là thủ công nên giá trị lao động sống lớn, năng suất thấp, công nghệ chưa được đầu tư đúng mực, lượng vốn đầu tư chưa đủ lớn đã gây ra nhiều khó khăn đến việc tồn tại và phát triển của ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở Nam Đông.
Bảng 2.13: Kết quảvà hiệu quả sản xuất của các hộ TCMN được điều tra năm
2018 (Tính bình qn/ hộ) Chỉ tiêu ĐVT Đan lát Mộc mỹ nghệ Thêu, ren Dệt BQ chung Kết quả
1 Giá trị sản xuất GO Triệu đ 300,25 413,17 41,79 24,41 283,34 2 Chi phí trung gian IC Triệu đ 73,89 108,83 33,33 14,05 78,20 3 Giá trịgia tăng VA Triệu đ 226,36 304,34 8,46 10,36 205,14
Hiệu quả
4 Tỉ suất GO/IC Lần 4,06 3,80 1,25 1,74 3,62 5 Tỉ suất VA/IC Lần 3,06 2,80 0,25 0,74 2,62
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 2018
Nhìn chung, kết quả và hiệu quả của các hộ sản xuất của hộ ngành nghề thủ công mỹ nghệ chưa cao, chưa đồng đều. Việc khai thác và sử dụng các yếu tố đầu
vào chưa hiệu quả nên sức sản xuất; khảnăng sinh lời của một đồng vốn; của một
lao động và của một đồng chi phí cịn thấp. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ
nhận trong những năm gần đây,ở cả4 ngành nghề được điều tra nói riêng và huyện
Nam Đơng nói chung đó là: đã tận dụng được thời gian rãnh rỗi và mọi độ tuổi lao
động của gia đình và mang lại nguồn thu nhập cao hơn; ổn định hơn so với thu nhập từ hoạt động SX nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi thay.