PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng phát triển thủ công mỹ nghệ huyện Nam Đông
2.2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm TCMN đây là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của các sản phẩm, mỗi một sản phẩm làm ra nếu như khơng có thị trường thì xem như sản phẩm đó khơng thể tồn tại. Do đó, để phát triển được sản phẩm thì địi hỏi phải có thịtrường tiêu thụ ổn định. Sự tồn tại và phát triển của các
sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi của thị trường. Những sản phẩm có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường thường có sự phát triển nhanh
chóng. Một số sản phẩm khác lại không phát triển được, do sản phẩm làm ra chỉ là
những sản phẩm truyền thống, ít chú ý đến sự thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất
lượng và giá cả nhằm đáp ứng được sựthay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường. Và mỗi sản phẩm khác nhau thì thị trường tiêu thụ khác nhau và thay đổi qua từng năm.
Bảng 2.9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm thủcông mỹ nghệ huyện Nam Đông năm 2018
ĐVT: %
Nhóm nghề Hình thức bán Thịtrường tiêu thụ
Bán bn Bán lẻ Trong tỉnh Ngồi tỉnh Xuất khẩu
Đan lát 64 36 70 30 -
Mộc mỹ nghệ 40 60 65 35 -
Thêu ren 90 10 5 20 75 Dệt thổ cẩm 30 70 80 20 -
Nguồn: Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Nam Đông
Về thịtrường tiêu thụ: tiêu thụ sản phẩm ln có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của một làng nghề. Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm của
số ít ngành nghề tìm được thị trường xuất khẩu để gia tăng hiệu quả kinh doanh,
còn hầu hết chỉ tiêu thụ trong nước. Đối với thị trường xuất khẩu chỉ có các mặt hàng như: nón lá, thêu ren. Đặc biệt thêu ren được xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc
nhưng hầu hết các cơ sơ của chúng ta không xuất trực tiếp được mà phải thơng qua các doanh nghiệp trung gian. Nên Hình thức chủ yếu bán buôn chiếm 95,0% thông qua các mối lái ở Huế nên thị trường tiêu thụ chủ yếu ngoài tỉnh và xuất khẩu (chiếm 75%) , cịn bán lẻ chỉcó 5,0% và tiêu thụ ở trong tỉnh.
Đối với nghề đan lát các hộ sản xuất xong chủ yếu bỏ lại cho các đầu mối chứ bán lẻ khoảng 36% và tiêu thụ trong tỉnh khoảng 70% cịn lại bán bn và tiêu thụcho các tỉnh khác khoảng 30%.
Tương tự mộc mỹ nghệ và dệt thổ cẩm cũng vậy, hiện tại số lượng sản xuất
chưa nhiều, thị trường cũng chủ yếu trong tỉnh và bán lẻlà chủ yếu.
Nhìn chung, trong những năm qua hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh phát triển ởtrình độ thấp so với các tỉnh trong khu vực và trên cảnước. Sản phẩm chủ yếu phục vụ thịtrường trong tỉnh nên hiệu quả kinh tếchưa cao.
Qua kết quả điều tra cũng cho thấy được vấn đề khó khăn mà các hộ gặp phải trong việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là do: không thể mở rộng thị trường tiêu thụ, bị cạnh tranh cao và nhu cầu tiêu dùng ngày càng giảm.