Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty cổ phần thương mại hàng hóa quốc tế IPC (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tạo động lực lao động bao gồm: Chiến lược phát triển của doanh nghiệp; khả năng tài chính và

nguồn lực của doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; quan điểm của nhà quản trị về tạo động lực lao động; vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp;

- Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: tùy thuộc vào việc doanh nghiệp định vị mình ở đâu, muốn mình đạt đến những mục tiêu nào mà nhà quản trị doanh nghiệp có những đầu tư nhất định cho tạo động lực lao động. Càng mong muốn tiến xa và phát triển lớn mạnh thì doanh nghiệp càng phải tập trung đầu tư vào yếu tố con người – nguồn nhân lực của doanh nghiệp; có các chính sách khuyến khích, động viên, giữ chân người tài và xây dựng một mối quan hệ bền chặt giữa người lao động với doanh nghiệp và người lao động với nhau.

- Khả năng tài chính và nguồn lực của doanh nghiệp: Đây là nhân tố rất quan trọng đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có tạo động lực. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp tạo động lực khác nhau, trực tiếp ảnh hưởng đến lương, thưởng và kinh phí để tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp. Là nhân tố cốt cán mang lại thành công cho công tác tạo động lực nếu được nhà quản trị sử dụng một cách có hiệu quả.

- Văn hóa doanh nghiệp: Tác động trực tiếp đến niềm tin, sự trung thành và tâm thái của người lao động trong quá trình cống hiến. Đối với một doanh nghiệp xây dựng thành công văn hóa tổ chức từ đồng phục, các nội quy, quy định, cách ứng xửu nơi công sở… sẽ khiến cho người lao động cảm thấy thoải mái, tự hào vì được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, kỉ luật… Nó là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp và là chìa khóa giúp các doanh nghiệp thành công.

- Quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp về tạo động lực lao động: Đây là nhân tố rất quan trọng đối với tạo động lực lao động. Tùy vào quan điểm, tư tưởng của mỗi nhà quản trị mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức, phương pháp tạo động lực khác nhau và mang lại các kết quả khác nhau. Nếu nhà quản trị coi trọng vai trò của nhân lực và vai trò của tạo động lực lao động cũng như áp dụng các thuyết tạo động lực linh hoạt vào doanh nghiệp sẽ

dễ mang lại các kết quả tốt và ngược lại, nếu nhà quản trị không coi trọng công tác tạo động lực, cho rằng người lao động chỉ là người đi làm thuê để kiếm thu nhập, trả lương cho họ theo đúng như hợp đồng, phạt họ hoặc trừ lương mỗi khi người lao động mắc lỗi, đè nén người lao động thì chắc chắn người lao động sẽ không còn muốn cống hiến cho doanh nghiệp, sẽ tìm các doanh nghiệp khác, và những người còn ở lại với doanh nghiệp chỉ là những người năng lực kém cỏi.

- Vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp: Công đoàn tham gia quản lý, giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Nếu tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp tham gia tốt vào quá trình quản lý sẽ giúp cho quyền lợi của người lao động được đảm bảo, từ đó giúp người lao động yên tâm cống hiến, vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty cổ phần thương mại hàng hóa quốc tế IPC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)