Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty cổ phần thương mại hàng hóa quốc tế IPC (Trang 33 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực lao động

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tạo động lực lao động bao gồm: Chiến lược phát triển của doanh nghiệp; khả năng tài chính và

nguồn lực của doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; quan điểm của nhà quản trị về tạo động lực lao động; vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp;

- Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: tùy thuộc vào việc doanh nghiệp định vị mình ở đâu, muốn mình đạt đến những mục tiêu nào mà nhà quản trị doanh nghiệp có những đầu tư nhất định cho tạo động lực lao động. Càng mong muốn tiến xa và phát triển lớn mạnh thì doanh nghiệp càng phải tập trung đầu tư vào yếu tố con người – nguồn nhân lực của doanh nghiệp; có các chính sách khuyến khích, động viên, giữ chân người tài và xây dựng một mối quan hệ bền chặt giữa người lao động với doanh nghiệp và người lao động với nhau.

- Khả năng tài chính và nguồn lực của doanh nghiệp: Đây là nhân tố rất quan trọng đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có tạo động lực. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp tạo động lực khác nhau, trực tiếp ảnh hưởng đến lương, thưởng và kinh phí để tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp. Là nhân tố cốt cán mang lại thành công cho công tác tạo động lực nếu được nhà quản trị sử dụng một cách có hiệu quả.

- Văn hóa doanh nghiệp: Tác động trực tiếp đến niềm tin, sự trung thành và tâm thái của người lao động trong quá trình cống hiến. Đối với một doanh nghiệp xây dựng thành công văn hóa tổ chức từ đồng phục, các nội quy, quy định, cách ứng xửu nơi công sở… sẽ khiến cho người lao động cảm thấy thoải mái, tự hào vì được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, kỉ luật… Nó là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp và là chìa khóa giúp các doanh nghiệp thành công.

- Quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp về tạo động lực lao động: Đây là nhân tố rất quan trọng đối với tạo động lực lao động. Tùy vào quan điểm, tư tưởng của mỗi nhà quản trị mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức, phương pháp tạo động lực khác nhau và mang lại các kết quả khác nhau. Nếu nhà quản trị coi trọng vai trò của nhân lực và vai trò của tạo động lực lao động cũng như áp dụng các thuyết tạo động lực linh hoạt vào doanh nghiệp sẽ

dễ mang lại các kết quả tốt và ngược lại, nếu nhà quản trị không coi trọng công tác tạo động lực, cho rằng người lao động chỉ là người đi làm thuê để kiếm thu nhập, trả lương cho họ theo đúng như hợp đồng, phạt họ hoặc trừ lương mỗi khi người lao động mắc lỗi, đè nén người lao động thì chắc chắn người lao động sẽ không còn muốn cống hiến cho doanh nghiệp, sẽ tìm các doanh nghiệp khác, và những người còn ở lại với doanh nghiệp chỉ là những người năng lực kém cỏi.

- Vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp: Công đoàn tham gia quản lý, giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Nếu tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp tham gia tốt vào quá trình quản lý sẽ giúp cho quyền lợi của người lao động được đảm bảo, từ đó giúp người lao động yên tâm cống hiến, vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Chính sách pháp luật của Nhà nước về tiền công, tiền lương, phụ cấp…; sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, … cụ thể:

- Chính sách pháp luật của Nhà nước về các khoản lương, thưởng, phụ cấp: Việc chính phủ có những quy định về tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp sẽ bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi cống hiến cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ quy định của Nhà nước về các khoản lương và phụ cấp như lương tối thiểu, lương tối thiểu vùng, các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… và có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định đó.

- Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước: Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động, đến đời sống tinh thần của người lao động. Sự phát triển của doanh nghiệp cũng gắn liền với sự phát triển chung của đất nước, đất nước càng phát triển thì doanh nghiệp cũng có cơ hội để hội nhập, tìm kiếm các khách hàng mới và mở rộng được thị phần, từ đó

doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh, có nhiều lợi nhuận hơn để trích lập các quỹ, có nguồn tiền để đầu tư cho tạo động lực lao động.

- Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động: Đây là nhân tố có ảnh hưởng trưc tiếp đến giá cả của lao động trên thị trường biểu hiện thông qua tiền công, tiền lương. Nếu cung lao động thấp hơn cầu lao động thì giá lao động sẽ tăng và ngược lại.

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành: Nhân tố này sẽ khiến cho doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong đó có cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có những cách thức giữ chân nhân tài, bồi dưỡng nhân tài.

1.3.3. Nhân tố bản thân người lao động

Bao gồm nhu cầu của người lao động khi tham gia cống hiến cho doanh nghiệp; trình độ, hiểu biết của người lao động; mục đích của người lao động. Cụ thể:

- Mục đích làm việc của người lao động: Mục đích chính là cái đích cao nhất mà một người mong muốn mình đạt được. Nhân viên của một tổ chức cũng vậy. Họ làm việc để đạt được cái đích mà mình đã đặt ra. Có người đặt cho mình cái đích rất cao nhưng cũng có người xác định cho mình cái đích vừa phải... Là một nhà lãnh đạo, để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt thì cần phải biết được mục đích làm việc của nhân viên đó là gì. Đối với những người có tham vọng, hãy mạnh dạn giao những công việc khó để họ có dịp thể hiện bản thân và qua đó biết được năng lực tiềm ẩn trong họ. Còn đối với những người làm việc không có mục đích hãy khơi dậy tinh thần làm việc cho họ, hãy làm cho họ cảm thấy muốn cống hiến cho công việc như tổ chức các cuộc thi giữa các tổ, các phòng... qua cuộc thi khích lệ tinh thần làm việc và từ đó họ cũng sẽ tham vọng hơn, đặt ra cho mình cái đích để làm việc.

- Hệ thống nhu cầu của người lao động: ao gồm nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Như đã trình bày ở trên, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người có quan hệ biện chứng với nhau điều đó bắt nguồn từ mối quan

hệ vật chất - ý thức. Đây là hai nhu cầu chính và cũng là cơ sở để thực hiện tạo động lực trong lao động.

- Các giá trị thuộc về cá nhân người lao động:

+ Năng lực thực tế của người lao động: là tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà người lao động đã đúc kết được trong suốt quá trình học tập và lao động. Mỗi người lao động có những khả năng riêng nên động lực khiến họ làm việc tích cực hơn cũng khác nhau, khi họ có đầy đủ điều kiện để phát huy khả năng của mình thì động lực lao động sẽ tăng lên.

+ Tính cách cá nhân của mỗi người lao động: Đây là yếu tố cá nhân bên trong mỗi con người và được thể hiện qua quan điểm của họ trước một sự việc, sự kiện nào đó. Quan điểm của người lao động có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực do vậy tạo động lực cho người lao động còn chịu một phần ảnh hưởng từ tính cách của họ.

+ Các yếu tố bên trong công việc: Các yếu tố phụ thuộc vào bản chất công việc mà người lao động đang làm. Đó là sự phù hợp giữa khả năng làm việc với trình độ của người lao động, khi người lao động cảm thấy công việc đang làm là phù hợp với mình họ sẽ tích cực lao động để đạt được mục tiêu của mình, ngược lại khi công việc không phù hợp người lao động dễ dẫn đến tình trạng chán nản, không tập trung vào công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty cổ phần thương mại hàng hóa quốc tế IPC (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)