7. Kết cấu của luận văn
3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần
3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần Thƣơng mại Hàng hóa Quốc tế IPC phần Thƣơng mại Hàng hóa Quốc tế IPC
3.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu tạo động lực của Công tỷ Cổ phần Thương mại hàng hóa Quốc tế IPC bao gồm:
- Duy trì và củng cố thị phần hiện tại, tăng cường các biện pháp tạo động lực để nhân viên tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị phần cho Công ty.
- Chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực – nguồn lực đóng vai trò trung tâm và quan trọng nhất của Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.
- Nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là năng lực của cán bộ phụ trách nhân sự để có những tham mưu ngày càng tốt hơn cho lãnh đạo Công ty để sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.
- Tăng tiền lương, thưởng và các loại phụ cấp, phúc lợi cho người lao động nói chung để những yếu tố này thực sự trở thành công cụ kích thích người lao động gắn bó và phấn đấu hết mình vì Công ty.
- Ngoài các yếu tố vật chất, cần quan tâm hơn nữa đến các yếu tố kích thích tinh thần cho người lao động, đặc biệt là đối với những người lao động ở vị trí cao, đã thỏa mãn phần nào nhu cầu vật chất.
3.1.2. Phương hướng
Để đạt được các mục tiêu ấy, Công ty đưa ra các phương hướng như sau: - Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng được yêu cầu công việc và sự thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.
- Hoàn thiện các chính sách tuyển dụng, đào tạo, phân công lao động cũng như đánh giá người lao động để từ đó có thể thu hút được lao động chất lượng cao và có được sự trung thành của họ đối với Công ty.
- Nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, kỉ luật của đội ngũ nhân viên Công ty.
- Xây dựng văn hóa Công ty, dùng văn hóa làm công cụ để tạo động lực lao động.
- Xây dựng và liên tục điều chỉnh các chính sách lương, thưởng để người lao động được đảm bảo về mặt lợi ích, từ đó yên tâm cống hiến cho Công ty.