(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Từ biểu đồ 2.2 có thể thấy, 52% số người lao động Công ty cho rằng việc xắp xếp, bố trí lao động của Công ty là rất khoa học; 38% số người cho rằng khoa học và 10% số người cho rằng bình thường. Như vậy, Công ty đã có sự bố trí, tổ chức, xắp xếp lao động khá hợp lý và khoa học. Điều này giúp cho người lao động có môi trường để phát huy năng lực chuyên môn một cách hiệu quả nhất.
Đánh giá kết quả thực hiện công việc và chính sách thưởng phạt
Sau mỗi kỳ, Công ty thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với nhân viên. Công ty xây dựng mẫu phiếu đánh giá thực hiện nhiệm vụ với các tiêu chuẩn công việc và cho điểm từng mức hoàn thành; nhân viên sẽ tiến hành tự chấm điểm cho mình và nộp về phòng nhân sự. Từng mức điểm sẽ là một danh hiệu thi đua khác nhau. Căn cứ vào số điểm của nhân viên để xác định danh hiệu thi đua cho nhân viên đó. Đánh giá thực hiện công việc trong Công ty là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với tiêu chuẩn đã được xây dựng.
Đánh giá thực hiện công việc là căn cứ để tiến hành trả lương, khen thưởng, nâng lương...; là căn cứ sử dụng và sắp xếp bố trí lao động phù hợp: giao nhiệm vụ, bổ nhiệm, điều chuyển, chấm dứt hợp đồng...; là cơ sở để tổ
chức có kế hoạch đào tạo cho cán bộ nhân viên đảm bảo trình độ phù hợp với nhu cầu công việc thực tế. Kết quả đánh giá sẽ giúp người lao động biết được mình đang ở mức độ nào của thực hiện công việc, từ đó sẽ điều chỉnh hành vi, thái độ đối với công việc cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, khi được đánh giá đúng về năng lực, trình độ, người lao động sẽ cảm thấy tin tưởng Công ty, từ đó phát huy hơn nữa những thành tích trong công việc và hạn chế những mặt chưa tích cực.
Ngoài đánh giá thực hiện công việc, Công ty còn quy rõ những chính sách thưởng phạt trong quy chế chi tiêu nội bộ. Người lao động đạt thành tích hay vi phạm kỉ luật thì sẽ căn cứ vào quy chế để áp dụng các mức thưởng phạt khác nhau. Điều nay giúp minh bạch các quyết định của Công ty đối với người lao động và đồng thời giúp cho người lao động chủ động đạt được các mức thưởng và tránh xa các hành vi bị phạt.
Các chính sách giáo dục, đào tạo
Đào tạo giúp cho Công ty cung cấp các kĩ năng cụ thể cho người lao động để thực hiện các mục tiêu cụ thể, chuẩn bị và cung cấp những năng lực cần thiết của Công ty trong tương lai. Nó giúp nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như thay đổi hành vi, thái độ của nhân viên cho phù hợp. Sở dĩ đào tạo được cho là một công cụ tạo động lực của Công ty bởi đào tạo mang lại rất nhiều lợi ích đối với người lao động nói riêng, cụ thể:
- Đào tạo giúp nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật các kiến thức, kĩ năng mới, đáp ứng tốt hơn cho công việc, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng công việc để có cơ hội tăng lương, thưởng cũng như thăng tiến.
- Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho người lao động, giúp người lao động thích nghi tốt với những biến đổi của môi trường, công việc.
- Cá nhân NLĐ, đặc biệt là đội ngũ lao động quản lý họ cũng có nhu cầu về học tập nâng cao trình độ để khẳng định bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân, đây là một nhu cầu bậc cao trong hệ thống nhu cầu của Maslow. Tổ chức cần phải tạo điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
kiến thức, kỹ năng cho NLĐ, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ và nhu cầu công việc.
Công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nên các hoạt động đào tạo của Công ty chủ yếu xoay quanh các kĩ năng về giao tiếp khách hàng, kĩ năng đọc hiểu tài liệu tiếng nước ngoài, ngoại ngữ, tin học và kiến thức về sản phẩm mà Công ty đang cung ứng. Để làm tốt công tác đào tạo, Công ty đã lập một quỹ đào tạo và cho xây dựng các kế hoạch đào tạo từng năm. Căn cứ tình hình thực tiễn, các cán bộ quản trị nhân sự sẽ lên kế hoạch, xin ý kiến lãnh đạo và tiến hành đào tạo. Có đào tạo mới và đào tạo lại trong kỳ; phương pháp đào tạo cũng được Công ty áp dụng linh hoạt cả trong và ngoài công việc để thuận tiện cho nhân viên cũng như vẫn giữ được hiệu quả công việc.
Công ty chỉ tiến hành đào tạo khi cần, khi thực tế công việc đòi hỏi cần đào tạo nâng cao trình độ. Công ty không có sẵn kinh phí đào tạo, mọi hoạt động đào tạo chỉ được tiến hành khi ban giám đốc ra chỉ thị. Hiện nay, Công ty chủ yếu tiến hành theo phương thức đào tạo kèm cặp tại chỗ đối nhân viên mới. Sau thời gian đầu được đào tạo tại Công ty thì người lao động phải tự rèn luyện, học hỏi nâng cao tay nghề của bản thân. Công ty không có chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Biểu đồ dưới đây thể hiện kinh phí đào tạo của Công ty trong 3 năm gần đây:
Bảng 2.7. Kinh phí đào tạo của Công ty giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Hình thức đào tạo 2017 2018 2019
Đào tạo mới 45 68 89
Đào tạo lại 75 65 82
Đào tạo nâng cao 50 67 88
Tổng kinh phí 192 215 234
Từ bảng 2.7 có thể thấy Công ty sử dụng các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Tổng kinh phí đào tạo không ngừng tăng lên qua các năm cho thấy sự quan tâm đầu tư vào hoạt động đào tạo để nâng cao chất lượng lao động cũng như thỏa mãn được nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của nhân viên Công ty. Sự tăng giảm cụ thể kinh phí cho từng hình thức được mô tả ở biểu đồ sau:
Kinh phí đào tạo
0 20 40 60 80 100
Đào tạo mới 45 68 89
Đào tạo lại 75 65 82
Đào tạo nâng cao 50 67 88
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Biểu đồ 2.3. Kinh phí đào tạo của Công ty giai đoạn 2017 – 2019
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Từ biểu đồ 2.3 có thể thấy rõ sự gia tăng kinh phí đào tạo ở các loại hình đào tạo qua các năm.
Tạo môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến cho người lao động
Lãnh đạo Công ty nhận định rằng, với một môi trường làm việc thoải mái, thân thiện, người lao động sẽ có tâm lí thoải mái trong công việc, từ đó sẽ kích thích khả năng sáng tạo của người lao động cũng như hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Chính vì thế, Công ty luôn chú trọng tạo nên một môi trường làm việc thuận lợi, năng động, từ việc bài trí, trang trí nơi làm việc tạo cảm
giác thoải mái, hưng phấn cho đến việc tạo ra không khí thân thiện, chuyên nghiệp tại nơi làm việc.
Công ty dùng màu sơn trong phòng là màu trắng sữa là chủ đạo, kết hợp với những đường line màu ghi xám để tạo ra một tổng thể sang trọng. Trần nhà được ốp thạch cao màu trắng và có lắp hệ thống đèn và điều hòa âm để tạo ánh sáng tốt cũng như nhiệt độ phù hợp. Trong phòng được Công ty bài trí thêm một số cây cảnh nhỏ và vừa để tạo nên hiệu ứng xanh, tạo sự thoải mái cho người lao động. Ngoài ra, mỗi nhân viên đều được bố trí một bàn làm việc riêng để có thể tự do sáng tạo phong cách góc làm việc của mình cho cảm thấy thoải mái nhất. Trong phòng cũng được lãnh đạo Công ty cho bố trí bình nước nóng lạnh, có trà và café để nhân viên có thể sử dụng tại chỗ, hạn chế tối đa việc nhân viên phải ra ngoài vừa gây giảm hiệu quả công việc và vừa tiết kiệm chi phí nước cho nhân viên. Chính những sự quan tâm này đã giúp cho nhân viên Công ty cảm thấy tự hào và thoải mái vì được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đầy đủ, yên tâm làm việc.
Ngoài việc tạo ra không gian thoải mái, lãnh đạo Công ty cũng có những sự đầu tư thỏa đáng về các công cụ hỗ trợ nhân viên trong quá trình làm việc như: máy tính, máy in, máy photo, mạng internet tốc độ cao. Mỗi nhân viên đều được trang bị máy tính để bàn kèm theo một máy in để có thể thực hiện công việc một cách nhanh chóng nhất, không mất thời gian chờ đợi, cá nhân hóa từng máy tính để tạo tính chuyên nghiệp. Với đặc điểm là Công ty thương mại nên cần photo cũng như in rất nhiều loại giấy tờ quan trọng, chính vì thế việc đầu tư máy photo vừa giúp giảm thiểu chi phí photo ngoài, vừa giúp tiết kiệm thời gian của nhân viên phải chạy đi ra ngoài photo lại vừa bảo mật được các thông tin quan trọng của Công ty.
Có thể thấy, sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty trong ba năm vừa qua theo bảng sau:
Bảng 2.8. Các khoản mục đầu tƣ về cơ sở vật chất, kĩ thuật giai đoạn 2018 – 2019
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Khoản mục 2017 2018 2019
Mua sắm trang thiết bị văn phòng 120 134 123
Sơn sửa lại văn phòng Công ty 100 28 55
Mua cây xanh tiểu cảnh 18 15 25
Mua đồ uống đặt trong văn phòng 20 20 23
Tổng 258 197 226
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty)
Từ bảng 2.8, có thể thấy, hàng năm Công ty đều có những đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị, sơn sửa văn phòng, mua cây xanh tiểu cảnh cũng như đồ uống café và trà cho nhân viên. Điều này cho thấy, Công ty khá quan tâm đến điều kiện và môi trường làm việc của nhân viên.
Thêm vào đó, Công ty luôn quan tâm xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết và coi đó như điều kiện cần thiết cho người lao động làm việc. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công ty luôn đạt được sự cởi mở, thân thiện, gắn bó và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc; cấp trên luôn cố gắng lắng nghe để gần gũi hơn với nhân viên và giúp đỡ nhân viên của mình trong khả năng có thể; các nhân viên cấp dưới luôn tin tưởng với sự dẫn dắt của cấp trên. Công ty đầu tư một phòng để làm khu vực thể thao đánh bóng bàn cho nhân viên sau mỗi giờ làm việc, từ đó vừa nâng cao sức khỏe cho nhân viên, vừa gia tăng các mối quan hệ trong Công ty, từ đó tạo ra hiệu quả trong công việc. Ngoài ra, những giờ chơi thể thao cũng giúp nhân viên Công ty giảm tải được căng thẳng công việc, khiến người lao động được tái sản xuất tinh thần, tạo ra các hoocmon tốt, kích thích trí não và sự hưng phấn. Ngoài hoạt động thể thao sau giờ làm việc, Công ty còn tổ chức các hoạt động tập thể cũng như du lịch, giải trí cho nhân viên, được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.9. Các hoạt động giao lƣu tập thể, nghỉ mát định kỳ của Công ty
Hoạt động Thời gian tổ chức
Giao lưu văn hóa, văn nghệ Tháng 6 và tháng 12 hàng năm
Giao lưu thi đấu, thể dục thể thao Tháng 3, tháng 6 và tháng 9 hàng năm Nghỉ mát công ty 2 ngày 1 đêm (tổ chức 1 lần / năm)
(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty)
Từ bảng 2.9 có thể thấy, các hoạt động giao lưu của Công ty khá đa dạng và có kế hoạch rõ ràng. Công đoàn Công ty sẽ có nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức cho nhân viên để tăng thêm tính gắn kết, tạo động lực cho nhân viên.
Hàng năm, Công ty sẽ lấy ý kiến của nhân viên phản hồi về mức độ hài lòng với môi trường làm việc cũng như cơ sở vật chất hiện tại, để từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý. Qua điều tra sự hài lòng về cơ sở vật chất và môi trường làm việc, tác giả thu được kết quả như sau:
Mức độ hài lòng về môi trƣờng làm việc
Rất hài lòng 78% Hài lòng 20% Rất không hài lòng 0%
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về môi trƣờng làm việc
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Từ biểu đồ 2.4 có thể thấy, tỷ lệ người lao động rất hài lòng với môi trường làm việc chiếm 78% số người được hỏi; 20% số người hài lòng, chỉ 2% số người cho rằng bình thường và không có ai không hài lòng với môi
trường làm việc của Công ty. Điều này cho thấy, Công ty đã có những sự đầu tư khá hợp lý cho môi trường làm việc của nhân viên. Từ đó giúp nhân viên có một chỗ làm việc thoải mái, đầy đủ và yên tâm.
Đối với nhân viên, để tạo thêm động lực lao động cũng như sự phấn đấu trong công việc, Công ty đã có những biện pháp để tạo ra những cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Cụ thể là dựa trên đánh giá thực hiện công việc hàng năm, lãnh đạo Công ty sẽ có sự cất nhắc lên các vị trí như tổ phó, tổ trưởng, phó phòng… đồng thời cũng sẽ hạ vị trí nếu như cá nhân người lao động vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ liên tiếp trong 2 năm… Chính điều này đã giúp các nhân viên có động lực trong công việc, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để có thể lên được các chức vụ mới với các mức thu nhập cao hơn trước. Ngoài ra, trong quá trình làm việc, nếu như có những sự chưa phù hợp thì lãnh đạo Công ty sẽ tiến hành điều chuyển nhân viên sang các vị trí mới phù hợp hơn để người lao động có thể phát huy hết năng lực của mình.
2.2.3. Đánh giá kết quả tạo động lực lao động
Công ty đánh giá kết quả tạo động lực lao động thông qua các tiêu chí cụ thể như:
2.2.3.1. Mức độ hài lòng của người lao động đối với công cụ tạo động lực
Mức độ hài lòng, thỏa mãn của người lao động được xem là một trong những thước đo sự thành công trong việc tạo động lực lao động cho người lao động. Để đánh giá mức độ hài lòng, thỏa mãn của người lao động, Công ty giao trách nhiệm cho bộ phận quản trị nhân sự thiết kế mẫu phiếu đánh giá dựa trên các nội dung tạo động lực, phát cho người lao động để người lao động đưa ra các đánh giá của mình. Dưới đây là kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người lao động đối với các nội dung tạo động lực của Công ty năm 2019 với mẫu 122 người:
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng, thỏa mãn của ngƣời lao động đối với các nội dung tạo động lực của Công ty năm 2019 Mức độ hài lòng, thỏa mãn của ngƣời lao động Đơn vị tính Rất không đồng ý Không Hài lòng Bình thƣờng Hài lòng Rất hài lòng Tổng cộng Mức độ hài lòng vị trí công việc hiện tại
Người 0 3 25 56 38 122 % 0 2.46 20,49 45,9 31,15 100 Mức độ hài lòng với mức thu nhập hiện nay Người 0 5 20 73 24 122 % 0 4,09 16,39 59,84 19,67 100 Mức độ hài lòng với đánh giá kết quả công việc của Công ty Người 6 9 25 30 52 122 % 4,92 7,38 20,49 24,59 42,62 100 Mức độ hài lòng với các hoạt động tập thể và cơ hội thăng tiến Người 0 8 15 18 81 122 % 0 6,57 12,29 14,75 66,39 100
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Từ bảng trên có thể thấy, đối với việc xắp xếp bố trí công việc, số người lao động hài lòng chiếm 45,9% và rất hài lòng chiếm 31,15%; về mức thu nhập có đến 59,84% số người hài lòng.
2.2.3.2. Năng suất lao động và hiệu quả công việc
Để đánh giá năng suất lao động và hiệu quả công việc, Công ty tiến