Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Thương Mại Hàng hóa Quốc tế IPC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty cổ phần thương mại hàng hóa quốc tế IPC (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Thương Mại Hàng hóa Quốc tế IPC

Quốc tế IPC

Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm của hai doanh nghiệp lớn, nổi tiếng và đã có nhiều thành tựu, tác giả rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần Thương Mại Hàng hóa Quốc tế IPC như sau:

- Công ty cần xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ riêng, trong đó quy định rõ các khoản lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi, dịch vụ… kèm theo quyền và nghĩa vụ thực hiện của người lao động. Để người lao động khi tham gia làm việc có thể yên tâm với một chế độ lương thưởng công bằng, minh bạch. Mức lương có thể căn cứ vào quy định của nhà nước về tiền lương, tình

hình kinh tế xã hội nói chung và thực trạng nguồn lực của Công ty để điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.

- Phát huy vai trò công đoàn, để khiến cho người lao động cảm thấy được quan tâm, có thể yên tấm cống hiến cho Công ty, gắn kết hơn với Công ty.

- Kích thích khả năng sáng tạo của nhân viên thông qua những hội thi: bán hàng giỏi, sáng kiến kinh doanh… và có những phần thưởng lớn đối với những người đạt giải.

- Thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc với mức thưởng lớn để từ đó người lao động trong toàn công ty noi theo và bản thân người lao động có thành tích cũng cố gắng hơn nữa.

- Vinh danh hàng tháng với những lao động tiêu biểu trong toàn công ty và đăng lên website, các ấn phẩm tuyên truyền của Công ty (áp phích, tạp chí…). ình xét các danh hiệu thi đua theo tháng và theo từng năm.

- Cất nhắc lên các vị trí cao hơn đối với các cá nhân người lao động đủ tiêu chuẩn. Đây là việc làm rất quan trọng cần phải thực hiện minh bạch và đúng người, đúng việc thì mới mang lại hiệu quả cao.

- Nhà quản trị Công ty cần tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người lao động từ các kênh khác nhau và có những điều chỉnh hợp lý cho phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Rút ngắn khoảng cách giữa người quản lý và nhân viên, giữa lãnh đạo cấp cao và người lao động để các bên hiểu nhau hơn, cùng nhau hướng tới những mục tiêu và mục đích chung vừa mang lại lợi ích cho Công ty, vừa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

- Song song với các biện pháp thưởng, cần có những quy định về các hình thức kỉ luật người lao động nếu vi phạm quy chế.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo động lực thông qua các nội dung sau:

- Tác giả đưa ra các khái niệm có liên quan đến tạo động lực lao động trong doanh nghiệp như: động lực, tạo động lực, tạo động lực lao động.

- Tác giả chỉ ra một số học thuyết có liên quan đến tạo động lực lao động. - Tác giả đưa ra nội dung của tạo động lực lao động trong doanh nghiệp bao gồm ba nội dung: xác định nhu cầu của người lao động; đáp ứng nhu cầu và đánh giá tạo động lực lao động.

- Tác giả chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Tác giả đưa ra một số kinh nghiệm tạo động lực của một số công ty và rút ra bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ IPC 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC

Công ty TNHH IPC được thành lập vào năm 2000 và ngày nay được biết đến không chỉ của Doanh nghiệp về Thép, Nhà phân phối Thép, Nhà cung cấp cho nhiều dự án Thép, Trung tâm Dịch vụ Thép và máy công nghiệp Thép tại thị trường nội địa mà còn xuất khẩu Thép, tên tuổi IPC càng trở nên đáng chú ý hơn khi là một trong những công ty kinh doanh thép hàng đầu tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Danh tiếng của công ty dựa trên cam kết cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. IPC được xếp hạng cao trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2007-2017.

Công ty đã được phát triển nhanh trên nhiều nhánh & lĩnh vực: Công ty TNHH IPC: Kinh doanh nhập khẩu thép, kinh doanh thép

và các hoạt động phân phối thép ở miền Bắc Việt Nam.

 IPC Sài Gòn Steel Co., Ltd: Kinh doanh nhập khẩu thép, kinh doanh thép và các hoạt động phân phối thép ở miền Nam Việt Nam.

Công ty Cổ phần Thƣơng mại hàng hóa quốc tế IPC: Xử lý trong

kinh doanh xuất khẩu thép.

 IPC Việt Nam Chi nhánh Singapore Pte: Xử lý trong kinh doanh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Công ty Phát triển công nghiệp DIC: Trung tâm Dịch vụ, Kho cho

thuê dịch vụ, thép chế tạo và phát triển dự án.

 Công ty TNHH MTV Kỹ thuật nền móng quốc tế IPC: Cho thuê và thi công cừ, Larsen các loại, hệ văng chống cho tầng hầm và hố đào sâu,

Sản xuất, cung cấp và thi công Kingpost, Thiết kế cấu trúc công trình dân dụng, công nghiệp.

 Công ty cổ phần Kỹ thuật IPC: Tư vấn, thiết kế, lắp đặt và cung cấp vật tư cho các hệ thống kỹ thuật & công nghệ: Điện, Nước, Năng lượng, Kỹ thuật Điện, kỹ thuật số, các giải pháp an toàn, các hệ thống PCCC...

Công ty đang có quy trình xuất khẩu vững chắc cũng như cơ sở khách hàng địa phương với doanh thu hơn 190 triệu đô la Mỹ, phân phối ra thị trường hơn 180.000 tấn thép thành phẩm mỗi năm. Với 350 nhân viên được đào tạo nhiệt tình và thân thiện, công ty luôn nỗ lực tuyệt vời để phục vụ khách hàng tốt nhất.

Có thể thấy, Công ty Cổ phần Thương mại hàng hóa Quốc tế IPC được thành lập vào năm 2008 là một trong những công ty con chuyên trách về xử lý trong kinh doanh xuất khẩu thép. Hiện đang đóng tại địa chỉ số 7/331B Trần Khát Trân – Hai à Trưng – Hà Nội. Ngoài ra còn có hai chi nhánh tại: Tòa nhà Charmvit – 117 Trần Duy Hưng – Hà Nội và tại Km 89 quốc lộ 5 mới, xã Nam Sơn, Huyện An Dương, Hải Phòng. Công ty kinh doanh sắt thép các loại - lắp đặt, thi công kết cấu thép, cọc cừ, rút dây, hệ thống điện lạnh, điều hòa công trình dân dụng và công nghiệp. Đến năm 2013: Chuyển đổi mô hình hoạt động IPC Company Ltd (Công ty TNHH IPC) trở thành công ty phụ trách sản xuất, đầu tư. Công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC, chuyên trách hoạt động thương mại. Công ty TNHH Thép IPC Sài gòn chuyên trách thị trường phía Nam, Xí nghiệp kết cấu thép IPC phụ trách sản xuất kết cấu thép.

2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến tạo động lực lao động tại công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC

2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý

Cơ cấu bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH IPC có cơ cấu bộ máy quản lý như sau:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Trách nhiệm hữu hạn IPC

Nguồn: IPC-Vietnam.com.vn

Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy, có thể thấy công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC là một trong những công ty con của Công ty TNHH IPC. Trong đó, Công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC có cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Thƣơng mại Hàng hóa Quốc tế IPC

(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty) 2.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 được cơ cấu như sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 100 74,07 115 74,19 132 74,15 Nữ 35 25,93 40 25,81 46 25,85 Trình độ chuyên môn Đại học và sau ĐH 112 82,96 135 87,09 160 89,89 Cao đẳng, trung cấp 23 17,04 20 12,91 18 10,11 Lao động phổ thông 0 0 0 0 0 0 Tuổi 18-35 50 37,04 58 37,42 62 34,83 36-50 68 50,37 72 46,45 81 45,5 51-55 17 12,59 25 16,13 35 19,67 Tổng 135 100 155 100 178 100

(Nguồn: Công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC)

TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG DỰ ÁN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Từ bảng 2.1 có thể thấy, cơ cấu lao động của công ty như sau:

+ Về cơ cấu giới tính, tỷ lệ giới tính nam của công ty chiếm tỷ trọng cao (>70%), còn tỷ trọng giới tính nữ lại chiếm khá thấp (<30%). Do tính đặc thù ngành nghề kinh doanh của Công ty nên có thể thấy tỷ trọng này khá phù hợp. Bởi nhiều lĩnh vực kinh doanh công công ty yêu cầu đòi hỏi những tố chất của nam giới như sức khỏe, thời gian đi công tác… cũng như đặc thù của ngành, thị trường lao động chủ yếu là nam giới có trình độ trong lĩnh vực này.

+ Về trình độ chuyên môn: Có thể thấy trình độ đại học và sau đại học của người lao động Công ty chiếm phần lớn, bởi ngành nghề yêu cầu người lao động có khả năng, chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là do chính sách tuyển dụng và đào tạo nâng cao tay nghề lao động của công ty, để đảm bảo chất lượng lao động, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

+ Về độ tuổi: từ năm 2017-2019, số lượng lao động tăng liên tục, đã làm thay đổi về cơ cấu lao động về độ tuổi cũng thay đổi theo. Cụ thể tỷ trọng lao động độ tuổi từ 18-35 và 36 – 50 luôn chiếm tỷ trọng cao (>30%) và tăng qua các năm. Tỷ trọng lao động độ tuổi trên 51-55 chiếm tỷ trọng thấp mặc dù có tăng nhẹ trong 3 năm. Có thể thấy về cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty rất hợp lý. Bởi đặc thù ngành kinh doanh của Công ty, yêu cầu sức khỏe, sự nhanh nhạy…để đạt được hiệu quả cao trong công việc nên việc tỷ trọng lao động độ tuổi trẻ là hoàn toàn hợp lý.

2.1.2.3. Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2017 – 2019

Một số chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn và doanh thu, lợi nhuận được thể hiện ở bảng 2.2. sau:

Bảng 2 2. Số liệu tài chính Công ty giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng tài sản có 1.320.157 2.190.493 3.207.537 Tổng tài sản lưu động 1.104.695 2.002.673 3.053.956 Tổng tài sản nợ 1.320.157 2.190.493 3.053.956 Tổng tài sản nợ lưu động 1.210.458 2.074.469 3.099.286 Nguồn vốn chủ sở hữu 109.698 116.024 118.250 Tổng doanh thu 4.866.747 5.261.997 4.914.303

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty)

Từ bảng 2.2 có thể thấy tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm. Tổng doanh thu tăng mạnh năm 2018. Đến năm 2019 thì giảm nhẹ so với năm 2018 nhưng vẫn tăng so với 2017.

2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần Thƣơng mại Hàng hóa Quốc tế IPC phần Thƣơng mại Hàng hóa Quốc tế IPC

2.2.1. Xác định nhu cầu của người lao động

Hiện nay công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC đã có một số công tác để xác định nhu cầu của người lao động công ty. Công ty thường phân công cho phòng nhân sự hàng năm tạo mẫu phiếu khảo sát để phát cho toàn thể nhân viên công ty.

Căn cứ vào tháp nhu cầu của Maslow, cán bộ quản trị nhân sự công ty sẽ đưa ra các câu hỏi có liên quan đến các loại nhu cầu của nhân viên công ty như: đánh giá mức độ thỏa mãn với thu nhập hiện tại; có cơ hội học tập nâng cao trình độ; có làm đúng với chuyên môn nghiệp vụ; được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ; đánh giá sự hiệu quả của các hoạt động văn hóa văn nghệ… Từ đó cán bộ sẽ đưa ra các mức đánh giá và cho điểm theo từng mức để có thể tổng hợp nhu cầu của người lao động trong Công ty đối với các loại nhu cầu. Những nhu cầu bức thiết hơn sẽ được cho điểm cao hơn và ngược lại. Từ số điểm đó, Công ty sẽ biết nên đáp ứng các loại nhu cầu nào trước

hay sau và ngược lại. Tác giả đã thu được bảng khảo sát nhu cầu của Công ty như sau:

Bảng 2.3. Bảng khảo sát nhu cầu của ngƣời lao động Công ty

Đơn vị: Người Nhóm ngƣời lao động Nhu cầu Cán bộ quản lý Nhân viên văn phòng Nhân viên thị trƣờng Nhân viên phục vụ

Thu nhập cao, thỏa đáng 3 1 1 1

Chế độ phúc lợi tốt 4 2 2 2

Công việc ổn định 5 3 7 3

Điều kiện làm việc tốt 6 4 3 4

Cơ hội học tập nâng cao trình độ

2 6 5 7

Cơ hội thăng tiến 1 7 6 6

Công việc phù hợp với khả năng

7 5 4 5

Được tham gia các hoạt động tập thể

8 8 8 8

Ghi chú: Nhu cầu quan trọng nhất đánh số 1 và ít quan trọng nhất đánh số 8 (Nguồn: Công ty Cổ phần Thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC)

Từ bảng trên, có thể thấy được nhu cầu của từng nhóm người lao động đánh giá về các nhu cầu khác nhau theo các mức độ quan trọng khác nhau. Nhờ bảng này, Công ty có thể sử dụng các công cụ tạo động lực lao động đối với từng nhóm người lao động cho phù hợp.

Bên cạnh đó, hoạt động công đoàn cũng được chú trọng. Công ty giao nhiệm vụ cho tổ chức Công đoàn Công ty nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, phản ánh ý kiến cũng như nhu cầu của người lao động về ban lãnh đạo Công ty, từ đó lãnh đạo Công ty nắm bắt được nhu cầu của người lao động, có các chính sách tạo động lực cho phù hợp.

2.2.2. Thực hiện các biện pháp đáp ứng nhu cầu của người lao động

2.2.2.1. Các biện pháp kích thích vật chất

Như đã trình bày ở chương 1, các biện pháp kích thích vật chất bao gồm chế độ lương, thưởng, phúc lợi, dịch vụ… Công ty đã sử dụng các công cụ này cụ thể như sau:

Tiền lƣơng

Vì là công ty lớn, phụ trách lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm thép là sản phẩm có giá trị lớn nên mức thu nhập của người lao động trong Công ty cũng cao hơn so với mặt bằng chung. Vì có nhiều nhóm người lao động nên Công ty cũng áp dụng nhiều hình thức trả lương cho phù hợp với từng vị trí công việc. Cụ thể: Đối với người lao động là nhân viên văn phòng thì lương trả theo thời gian; đối với người lao động là nhân viên thị trường thì lương trả theo năng suất lao động còn đối với nhóm lao động là phục vụ thì trả lương theo hình thức khoán việc. Việc trả lương này sẽ giúp cho Công ty kích thích được từng đối tượng, tránh sự ỷ lại trong công việc.

Về nguyên tắc trả lương: Công ty thanh toán lương cho toàn thể nhân viên vào ngày mùng 3 hàng tháng. Cách thức nhận lương bằng chuyển khoản thông qua hệ thống thẻ ATM của ngân hàng Techcombank.

Tiền lương hàng tháng (TLi) của người lao động được trả hàng tháng cho người lao động, gồm 2 phần:

TLi = TLci + TLcdi

Trong đó:

· TLi: Tiền lương tháng của người thứ i.

· TLcdi: Tiền lương theo vị trí việc làm của người i.

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty)

+ Tiền lƣơng cứng (TLci): Được tính trên cơ sở hợp đồng làm việc và hệ số chức danh hiện hưởng. Công thức tính như sau:

TLci = TL cdhs1 x Hcdi x TNci x 2 x N hli 100 Ncdi Trong đó:

·TLci: Tiền lương cứng của người thứ i, tối đa bằng 25% tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty cổ phần thương mại hàng hóa quốc tế IPC (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)