Đặc điểm của hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ảnh

Một phần của tài liệu 0682 kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ

Trong các hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động cấp tín dụng đối với KHDN đang là một trong những hoạt động đóng góp nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng đồng thời là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Những rủi ro thường xảy ra khi cấp tín dụng cho KHDN như sau:

Rủi ro vỡ nợ là rủi ro mà bên đối tác không thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng hoặc nghĩa vụ thanh toán.

Rủi ro suy giảm chất lượng tín dụng là rủi ro giảm mức tín nhiệm của người đi vay (giảm xếp hạng tín dụng nội bộ) có thể ảnh hưởng xấu đến khoản vay.

Rủi ro tập trung tín dụng là tổn thất có thể phát sinh từ việc cấp tín dụng cho một nhóm cụ thể các đối tác trong cùng nhóm khách hàng có liên quan, các khách hàng trong cùng một lĩnh vực kinh tế, các khách hàng trong cùng quốc gia (đối với các doanh nghiệp FDIs), ...

Rủi ro quốc gia phát sinh khi các biện pháp do chính phủ thực hiện (theo cách của các cơ quan nước ngoài hoặc ngân hàng trung ương địa phương) hoặc các điều kiện kinh tế đặt ra các giới hạn cho người vay, do đó hạn chế khả năng thực hiện các dịch vụ liên quan đến ngoại thương của khách hàng,

mặc dù về góc độ kinh tế họ có thể thực hiện được.

Rủi ro tài sản đảm bảo là rủi ro mất mát tài sản bảo đảm, hoặc hư hỏng tài sản, hoặc không bán được tài sản đó trong một thời hạn nhất định với một mức giá nhất định để bù đắp cho khoản nợ đó.

Theo đó, các rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng bị mất cơ hội nhận được thu nhập tiền lãi, tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì vậy trong trường hợp nợ xấu quá nhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản. Như vậy, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính bắt nguồn từ cả phía Ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng, cụ thể:

- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

Ngân hàng không thu thập đầy đủ thông tin về hoạt động cũng như mục đích vay vốn của khách hàng dẫn đến đánh giá sai về năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Do chính sách của người điều hành ngân hàng áp lực về chỉ tiêu doanh số mà bỏ qua các bước kiểm soát khi cấp tín dụng và quản lý sau cho vay.

Cán bộ tín dụng có tâm lý chủ quan không thẩm định kỹ khách hàng vay mà chủ quan quá tin tưởng vào tài sản thế chấp.

Quy trình tín dụng của ngân hàng chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng và xảy ra các sai sót nghiệp vụ.

giá khách hàng không chính xác.

Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và thông đồng với khách hàng vay. - Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư vào quá nhiều các lĩnh vực cùng một lúc dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng.

Khách hàng không có phẩm chất tốt, gian lận và cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tài sản đảm bảo không trung thực cho Ngân hàng.

Do môi trường kinh tế không ổn định, dịch bệnh,... dẫn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ, ứ đọng vốn, hàng hoá sản xuất ra nhưng không bán được.

- Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như:

Sự biến động của nền kinh tế như suy thoái kinh tế, lạm phát gia tăng, sự biến động tỷ giá ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp gây ra rủi ro tín dụng...

Do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, động đất... Việc cấp tín dụng cho các KHDN bản thân nó đã tiềm ẩn những rủi ro yêu cầu cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo khoản vay giải ngân ra sẽ thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi, cụ thể:

- Về hồ sơ vay vốn doanh nghiệp: Thông thường một bộ hồ sơ vay vốn doanh nghiệp tương đối nhiều bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Toàn bộ các hồ sơ này do khách hàng chuẩn bị và cung cấp cho Ngân hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp khách hàng cố ý tạo hồ sơ pháp lý giả, số liệu tài chính không trung thực dẫn đến việc đánh giá của cán bộ tín dụng không đúng, nguy cơ tạo ra một khoản nợ không thể thu hồi vốn. Do vậy, việc thiết lập KSNB đầy đủ giúp Ngân hàng có thể để kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp, phù hợp của các thông tin trên từ đó đưa ra những

quyết định cấp tín dụng đúng đắn.

- về mục đích và hình thức vay vốn: Đối với KHDN, phần lớn các khoản cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh và đầu tư trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu mua sắm tài sản cố định. Các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp phong phú, đa dạng; giá trị các khoản cấp tín dụng tương đối lớn, thời gian cấp tín dụng linh hoạt. Chính vì vậy, việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp với giá trị lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro thiệt hại lớn cho Ngân hàng khi không thu được nợ. Bên cạnh đó việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và dòng tiền của doanh nghiệp khó khăn. Điều này tiềm ẩn rủi ro trong việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích như: dùng tiền giải ngân của Ngân hàng này để trả nợ cho các Ngân hàng khác hoặc dùng mục đích khác không phục vụ hoạt động kinh doanh dẫn đến khi các khoản nợ đến hạn không có doanh thu kinh doanh thực tế thu về để kịp thời trả nợ cho Ngân hàng.

- Về quá trình xét duyệt cho vay: Do hồ sơ phức tạp, giá trị khoản vay lớn, sản phẩm cho vay đa dạng. Vì vậy, quá trình xét duyệt một hồ sơ tín dụng cho doanh nghiệp thông thường qua nhiều cấp, nhiều phòng ban và nhiều người cùng tham gia. Vì vậy, để tránh xung đột lợi ích cá nhân và hạn chế thấp nhất những rủi ro dẫn đến vi phạm quy định cho vay của Pháp luật, yêu cầu các Ngân hàng phải xây dựng đầy đủ, rõ ràng các quy trình, quy định, văn bản phân cấp, phân quyền của từng cá nhân, từng bộ phận phòng ban điều này giúp cho việc thực hiện xét duyệt cấp tín dụng khách quan, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

- Về nguồn trả nợ: Việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực của khách hàng, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan: tình hình kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, biến động thị trường,... Khi các yếu tố này thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

nguồn trả nợ của khách hàng, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng. Do vậy, việc thiết lập KSNB chặt chẽ trong việc cấp tín dụng đối với các KHDN phải được chú ý từ khâu tiếp cận hồ sơ khách hàng, đánh giá ảnh hưởng và tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến khả năng trả nợ của khách hàng để từ đó có thể dự báo hoặc phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra khi cấp tín dụng cho khách hàng.

- Đối tượng khách hàng đa dạng: Các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó nhu cầu tín dụng để đáp ứng cũng đa dạng và phong phú, từ việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đối với các doanh nghiệp xây lắp hay cho vay lĩnh vực đầu tư kinh doanh nông, lâm, thuỷ hả sản,...Vì vậy khi thiết lập KSNB đối với hoạt động tín dụng KHDN cần chi tiết đến đặc thù của từng doanh nghiệp, đặc biệt việc xác định yếu tố rủi ro và đo lường nhận diện rủi ro theo ngành kinh doanh cần được chú trọng.

Một phần của tài liệu 0682 kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w