Thực trạng về môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu 0682 kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 59)

Triết lý và phong cách điều hành của Ban lãnh đạo

Trong hoạt động tín dụng của VRB nói chung và hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng trong từng thời kỳ, ngoài việc thực hiện theo các chính sách tín dụng được ban hành bởi Hội đồng thành viên thì toàn thể cán bộ công nhân viên VRB đều tuân theo sự chỉ đạo điều hành của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Trưởng các Ban nghiệp vụ thông qua các chỉ đạo bằng văn bản tại các cuộc họp hàng tuần, tháng và kỳ.

Đối với hoạt động tại Chi nhánh, Ban giám đốc chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc phụ trách trong việc thực thi các quy định của pháp luật, các chỉ đạo phát triển tín dụng trong từng thời kỳ. Các quy định, văn bản hướng dẫn để thực hiện các chính sách tín dụng, mục tiêu tín dụng của Chi nhánh đều phải thực thiện theo hướng dẫn và các quy định của Hội sở chính ban hành.

Việc chỉ đạo điều hành tại Hội sở chính thường xuyên được thực hiện thông qua các buổi họp trực tuyến qua truyền hình hàng tuần để các Chi nhánh báo cáo số liệu và nhận các chỉ đạo mới.

Như vậy có thể thấy phong cách điều hành cũng như quan điểm chỉ đạo của Ban lãnh đạo Chi nhánh đóng vai trò quan trọng và nòng cốt trong việc xây dựng môi trường kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức: Được phân công theo các bước quy trình tín dụng doanh nghiệp

T (người)

1 Bộ phận KH tại 05 PGD 20 100% Đại học chính quy

Đối với hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh, Ban lãnh đạo phụ trách được bố trí khá đơn giản và hiệu quả cụ thể: Đứng đầu là Giám đốc Chi nhánh là người điều hành và chịu trách nhiệm trước T ổng giám đốc về hoạt động của Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc chi nhánh, còn có 1 Phó giám đốc chi nhánh phụ trách khách hàng thực hiện quản lý toàn bộ hoạt động phát triển tín dụng mảng doanh nghiệp của Chi nhánh. Đây đều là những người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc lãnh đạo điều hành hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc phân công 01 Phó giám đốc trực tiếp điều hành nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát, đảm bảo thời gian xử lý công việc được diễn ra nhanh chóng, an toàn.

Tại đây, hoạt động kiểm soát nội bộ được Giám đốc chi nhánh chú trọng thực hiện thông qua việc hàng tháng đều tổ chức các cuộc họp với lãnh đạo các PGD và Phòng KH để báo cáo kết quả thực hiện cũng như đưa ra những đánh giá, kiểm tra và giải pháp khắc phục cho các kỳ sau.

Tham gia hoạt động tín dụng đối với KHDN còn có Phòng KHDN trực tiếp

quản lý khách hàng, Phòng QLRR thực hiện tái thẩm định lại khách hàng, và bộ

phận QTTD thực hiện giải ngân và quản lý khoản vay. Từng cán bộ, từng phòng

nghiệp vụ đều được Giám đốc phân công công việc và nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi Phòng nghiệp vụ được phân công đảm bảo đều có 01 Trưởng Phòng và 02 Phó phòng. Điều này đảm bảo hoạt động của phòng luôn luôn có sự giám sát của lãnh đạo. Tuy nhiên, do hoạt động tín dụng đối với KHDN bao gồm khá nhiều công đoạn cần thực hiện độc lập khách quan như: Tìm kiếm khách hàng độc lập

với thẩm định và quản lý khách hàng và độc lập với bộ phận định giá tài sản. Do

vậy, việc chỉ có 02 phó phòng chuyên trách quản lý 03 bộ phận độc lập hiện Thực tiễn nguồn nhân lực đối với hoạt động tín dụng đối với KHDN tại VRB - CN SGD như sau:

3

Phòng QLRR 04 02 người trên đại học, 02 người đạihọc

4 Bộ phận QTTD 05 100% đại học chính quy

5 Kho quỹ tài sản 03 100% đại học chính quy

Tổng số 50

Trong đó, trình độ trên đại học 08 người chiếm 16%, đại học 42 người chiếm 84%.

học, tốt nghiệp hệ chính quy chuyên ngành tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán. Do vậy việc nắm bắt công việc cũng như xử lý tình huống khá thành thạo và nhanh nhẹn. Các cán bộ đều nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Luôn luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và phát triển bản thân nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ.

Cơ cấu và nhiệm vụ chính của từng phòng ban liên quan đến hoạt động tín dụng đối với KHDN tại CN SGD như sau:

- Phòng khách hàng (mảng KHDN) bao gồm: Bộ phận tìm kiếm khách hàng, bộ phận quản lý khách hàng, bộ phận quản lý và định giá tài sản đảm bảo, bộ phận xử lý nợ xấu

Nhiệm vụ của từng bộ phận trong Phòng KH được phân công cụ thể rõ ràng phù hợp với đặc điểm từng công việc và năng lực của từng người, đảm bảo tận dụng và phát huy thế mạnh của từng cán bộ, tối đa hiệu suất làm việc của từng người.

Trưởng phòng Phòng KH điều hành hoạt động chung của Phòng KH, chịu trác nhiệm trước Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách về hoạt động của Phòng. Phân công công việc cho từng chuyên viên khách hàng, triển khai các quy định, chính sách tín dụng cũng như các hướng chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên đến các cán bộ trong phòng; Kiểm soát chất lượng nợ và các giao dịch thu chi nội bộ của phòng.

Giúp việc cho Trưởng Phòng là 02 Phó trưởng Phòng (một người phụ trách mảng tiếp thị và phát triển khách hàng, một người phụ trách mảng thẩm định và quản lý khách hàng), được uỷ quyền quản lý phòng khi Trưởng phòng vắng mặt.

Các hoạt động của phòng được phân công đều đảm bảo 01 nghiệp vụ phát sinh đều có 01 cán bộ và 01 lãnh đạo phụ trách tham gia xử lý, điều này đảm bảo các hoạt động được giải quyết kịp thời, nhanh gọn và có sự kiểm soát để đạt được mức an toàn nhất định. Tuy nhiên, với quy mô kh ách hàng doanh nghiệp liên tục tăng trong các năm qua, việc kiểm soát vẫn xảy ra các sai xót và nhầm lẫn.

Bên cạnh đó, do quy mô phát triển của chi nhánh chưa lớn, do vậy mảng thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo chưa được tách biệt khỏi phòng KH để thực hiện chuyên biệt mà hiện nay đa phần các cán bộ thẩm định và quản lý khách hàng thực hiện ký chéo tay đối với phần định giá và quản lý tài sản đảm bảo. Điều này mặc dù đảm bảo được nguyên tắc cán bộ đề xuất tín dụng không phải là cán bộ thẩm định giá trị tài sản, tuy nhiên do các cán bộ này vẫn nằm trong Phòng KH và chịu sự quản lý trung của Trưởng phòng KH do vậy tính độc lập chưa cao.

- Phòng QLRR (mảng rà soát hồ sơ tín dụng): Thực hiện nhiệm vụ tái thẩm định lại các hồ sơ khách hàng doanh nghiệp do Phòng KH và các PGD chuyển lên theo phân cấp thẩm quyền trong từng thời kỳ. Cơ cấu của Phòng QLRR bao gồm 01 Truởng Phòng, 01 Phó phòng và 02 nhân viên. Đây đều là các cán bộ có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm làm QLRR hoặc tín dụng trên 5 năm. Do vậy, các cán bộ Phòng QLRR rất am hiểu quy trình quy định cũng nhu các kỹ năng đánh giá, dự đoán tuơng đối tốt. Tuy nhiên, do nhận sự Phòng QLRR tuơng đối mỏng, do vậy, hiện tại đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng, Phòng QLRR chủ yếu thực hiện rà soát hồ sơ khách hàng trên cơ sở hồ sơ và thông tin Phòng khách hàng cung cấp, rất ít khi tham gia thẩm định và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng qua các năm. Điều này tiềm ẩn nguy cơ quá trình tái thẩm định không luờng truớc hết những rủi ro có thể xảy ra do tình hình khách hàng thay đổi theo từng thời kỳ, từng năm.

- Phòng QTTD: Thực hiện nhiệm vụ giải ngân và luu trữ hồ sơ tín dụng bản gốc của khách hàng. Các hồ sơ sau khi đuợc Phòng KH trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đầy đủ chữ ký sẽ đuợc chuyển toàn bộ xuống bộ phận QTTD để giải ngân. Song song việc bàn giao hồ sơ bản cứng, cán bộ khách hàng cần tải thông tin hồ sơ giải ngân lên hệ thống Osticket để lãnh đạo chi nhánh và lãnh đạo phòng ban theo dõi luồng hồ sơ và thời gian xử lý các giao dịch của bộ phận QTTD. Đây đuợc xem là cơ sở để đánh giá hiệu quả làm việc của bộ phận QTTD.

- Bên cạnh đó, tham gia hoạt động tín dụng còn có bộ phận kho quỹ thực hiện quản lý tài sản đảm bảo nhập kho. Tại đây, kho luu trữ tài sản đảm bảo đuợc thiết kế an toàn, không bị cháy nổ, trộm cắp. Việc giao nhận tài sản nhập kho đảm bảo phải có sự chứng kiến của bộ phận QTTD, kho quỹ và lãnh đạo chi nhánh. Điều này nhằm đảm bảo các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại ngân hàng đuợc luu trữ cẩn thận, an toàn, tránh việc cán bộ lợi dụng tài sản của khách hàng để tẩu tán, bán tài sản.

Chính sách đào tạo cán bộ

Hàng kỳ, các phòng nghiệp vụ đều có sự trao đổi với nhau về kinh nghiệm cũng nhu tham gia đào tạo, tự đào tạo các cán bộ của các phòng. Bên cạnh đó, Chi nhánh thuờng xuyên cử lãnh đạo các Phòng tham gia các khoá học về bán hàng, kỹ năng lãnh đạo do Hội Sở chính đào tạo nhằm nâng cao trình độ quản lý và phát triển nghiệp vụ sau đó về truyền đạt và đào tạo nhân viên trong phòng.

Để kịp thời động viên và khích lệ cán bộ công nhân viên, bên cạnh thực hiện chính sách luơng, thuởng chung của toàn hàng, tại Chi nhánh thuờng xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ, các buổi tuyên duơng đối với các cán bộ, đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Điều này góp phần khuyến khích động viên kịp thời đến tinh thần làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.

Môi trường bên ngoài

Vì đối tuợng cấp tín dụng là các doanh nghiệp nên các chính sách điều hành của Nhà nuớc cũng nhu các quy định về thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng có ảnh huởng trực tiếp đến chính sách, thời gian và quá trình xử lý các hồ sơ tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nuớc thuờng xuyên ra các văn bản huớng dẫn về tỷ lệ an toàn tín dụng, các chính sách điều hành lãi suất, các quy định về kiểm soát chất luợng nợ. Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả, các văn bản huớng dẫn thi hành của Nhà nuớc thuờng hay có độ trễ so với các diễn biến phát sinh tại hoạt động của Chi nhánh, điều này gây khó khăn và lúng túng cho Chi nhánh trong quá trình thực hiện, giải quyết các vấn đề. Bên cạnh đó thiên tai, dịch bệnh cũng ảnh huởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, điều này ảnh huởng đến việc kiểm soát dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp với ngân hàng và tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng trong quá trình quản lý nợ và thu hồi vốn vay.

Một phần của tài liệu 0682 kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w