Định hướng hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0682 kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch thực trạng và giải pháp (Trang 102)

Năm 2020 là năm cuối cùng trong giai đoạn VRB thực hiện hoàn thành lộ trình tái cơ cấu 2017-2020. Đây được xem là năm tổng kết lại quá trình thực hiện và các mục tiêu đã đặt ra ban đầu, là tiền đề và cơ sở để VRB tiếp tục xây dựng chiến lược kinh doanh cho 3 năm tiếp theo. Hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm nặng nề phải thực hiện trong năm 2020, ngay từ những ngày cuối năm 2019, VRB đã xây dựng phương án kế hoạch kinh doanh năm 2020 với mục tiêu tiếp tục hoàn thành tốt lộ trình của đề án tái cơ cấu, khắc phục khó khăn thách thức mà chi nhánh đang phải đương đầu, để nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển ổn định và bền vững, phấn đấu trở thành đứng đầu trong khối liên doanh. Kế hoạch kinh doanh 2020 của VRB được xây dựng gắn liền với tính khả thi của nguồn lực hiện tại, cũng như khả năng phát triển thực tế trong thời gian qua và được cụ thể hóa bằng 8 mục tiêu trong năm 2020, cụ thể:

- Hoàn thành tốt các nội dung của phương án cơ cấu lại VRB giai đoạn 2017- 2020

- Tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu và nằm trong giới hạn tín dụng của NHNN, cơ cấu lại danh mục tài sản Có sinh lời theo hướng giảm thiếu rủi ro,

nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp, phát triển khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ. Bên cạnh đó tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ hướng đến nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

- Tăng trưởng huy động vốn phù hợp với quy mô tăng trưởng của tài sản có

- Đa đạng hoá nền khách hàng doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ, tập trung phát triển các dịch vụ mang lợi thế của VRB (kênh thanh toán song phương Nga- Việt, USD,..) và các sản phẩm dịch vụ ngân h àng điện tử

- Kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, với tỷ lệ mục tiêu nợ xấu trong năm 2020 dưới 2%

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực rủi ro, xây dựng các chính sách, mô hình quản lý rủi ro theo thông tư 13 và theo thông lệ quốc tế

- Tập trung mô hình tổ chức đảm bảo theo định hướng của Ngân hàng mẹ cũng như của NHNN

- Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính đáp ứng các yêu cầu an toàn hoạt động theo quy định, tổ chức kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả.

Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, Ban lãnh đạo VRB đã đề ra chỉ tiêu kinh doanh cụ thể trong năm 2020 như sau:

3 Tỷ lệ nợ xấu Dưới 2% 4 Lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng

3.1.2. Định hướng hoạt động Kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Liên Doanh Việt Nga trong năm 2020

- Hiện tại, Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 13/2018/TT- NHNN ngày 18/05/2018 về việc quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và có hiệu lực từ 01/01/2019, VRB - CN SGD đã nghiên cứu và đã tổ chức thực hiện, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo đúng hướng dẫn của Thông tư 13/2018/TT-NHNN và quy định của NHNN.

- Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, VRB đang dần hoàn thiên hệ thống quy trình quy định, hệ thống hoá nguồn số liệu để từng bước xây dựng chiến lực phát triển, áp dụng khuôn khổ Basel về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

- Trên cơ sở cơ cấu tổ chức, VRB cũng đã xây dựng 03 phòng tuyến bảo vệ độc lập cụ thể:

+ Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro gồm các bộ phận như: Bộ phận kinh doanh (Quan hệ khách hàng, Kinh doanh nguồn vốn, dịch vụ khách hàng, Phê duyệt tín dụng, Phòng Quan hệ và dịch vụ tại chi nhánh,....); Bộ phận nhân sự, kế toán (Văn Phòng, Ban Tài chính kế toán, Phòng Kế toán tổng hợp tại chi nhánh).

+ Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường theo dõi rủi ro như Bộ phận tuân thủ và Ban Quản lý rủi ro.

+ Tuyến bảo thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do Bộ phận Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát thực hiện.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Mục tiêu chung

định mục tiêu trở thành đơn vị kinh doanh phát triển tín dụng doanh nghiệp mạnh nhất và hoạt động kinh doanh tín dụng doanh nghiệp hiệu quả nhất trong hệ thống VRB. Để đạt được mục tiêu đã để ra, VRB - CN SGD sẽ tập trung vào định hướng chiến lược là phát triển hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi nhánh sẽ chú trọng công tác phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động để có thể khai thác được nhu cầu tiềm năng của KH và cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện tại tới các đối tượng khách hàng, qua đó góp phần đưa thương hiệu VRB nói chung và VRB - CN SGD nói riêng thực sự gần gũi và là lựa chọn tin cậy của khách hàng.

Nhằm đảm bảo tính chủ động, đáp ứng kịp thời về nguồn vốn phát triển tín dụng doanh nghiệp, VRB - CN SGD định hướng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, điều hành lãi suất linh hoạt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của KH.

Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, tiếp thị khách hàng nhằm đa dạng hóa nền khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khối Nga - Đông Âu và nhóm các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một số ít nhóm khách hàng.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp đảm bảo an toàn, hiệu quả, gắn với tăng trưởng nguồn vốn huy động, dịch vụ. Đây được xem là đối tượng nòng cốt tạo ra nguồn thu thập và tăng thu dịch vụ của Ngân hàng.

Đảm bảo tính chuyên nghiệp khi tư vấn cho khách hàng, đồng thời tăng cường công tác nghiệp vụ, đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, đảm bảo hài hòa giữa chất lượng xử lý hồ sơ và chất lượng phục vụ khách hàng.

Tăng cường công tác tuyển dụng cán bộ và lãnh đạo khách hàng doanh nghiệp, rà soát kĩ các hồ sơ ứng tuyển để chọn lựa những cán bộ có chuyên môn và nghiệp vụ. Ưu tiên nhân sự có chất lượng cao cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để có thể đề ra định hướng phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp một cách rõ ràng và hiệu quả, VRB - CN SGD đã xác định một số mục tiêu cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng đến 31/12/2020 đạt khoảng 10% so với năm trước, với số tuyệt đối 262,7 tỷ đồng so với dư nợ thực hiện tại thời điểm 31/12/2019. Tỷ lệ tăng trưởng năm 2020 dự kiến 10% phù hợp so với định hướng của Hội sở chính (10,5%) chi tiết như sau:

+ Trong năm 2020, số tiền thu nợ trung dài hạn dự kiến khoảng 102,800 triệu đồng.

+ Chi nhánh Sở Giao dịch định hướng sàng lọc các khách hàng hiện hữu tiến tới thoái lui quan hệ với một số khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả cũng như giảm dần dư nợ đối với nhóm khách hàng có biên lợi nhuận cho vay thấp để tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Dư nợ dự kiến giảm từ nhóm khách hàng này sẽ nằm trong khoảng 80 tỷ đồng.

Vì vậy, dư nợ thực thế Chi nhánh phải tăng trưởng là 445,5 tỷ đồng + Cơ cấu dư nợ dự kiến trong năm kế hoạch như sau:

Tỷ lệ dư nợ Ngắn hạn/trung dài hạn là 63/37 Tỷ lệ dư nợ VND/USD là 57/43

Giá trị dư nợ tăng ròng tại 31/12/2020 so với chỉ tiêu thực hiện tại 31/12/2019 là 262,7 tỷ đồng

Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp trên tổng dư nợ là 69%

Phát triển khách hàng tín dụng mới trong năm 2020, dự kiến: Số lượng khách hàng doanh nghiệp: 50

Cố gắng không để phát sinh nợ xấu, phấn đấu tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 dưới 1%.

Thu nhập từ thu nợ ngoại bảng dự kiến cuối năm 2020: 700 triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2020 của VRB - CN SGD)

- Khách hàng mục tiêu

Truớc sự biến động này, để phát triển bền vững, nhằm giảm thiểu nợ xấu, CN SGD đề ra phuơng huớng phát triển khách hàng tập trung vào các đối tuợng: doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực dệt may, sản xuất bao bì, vận tải hành khách bằng đuờng bộ, sản xuất kim khí, công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, camera,....và những khách hàng có tình hình tài chính ổn định, có tài sản đảm bảo, để giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao chất luợng tín dụng.

+ Tập trung phát triển tiếp cận với những công ty là đối tác của Tập đoàn Nga Power Machines. Hiện nay Power Machines đã ký kết hợp đồng xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 với ngành Điện lực Việt Nam. Dựa trên tính chất của công trình, nhu cầu phát hành bảo lãnh cho những công ty là đối tác của Power Machines là rất cao, khi tập đoàn Nga này chỉ chấp nhận bảo lãnh của những ngân hàng Nga. Do vậy, đây là lợi thế rất lớn để tiếp cận thu phí bảo lãnh từ những công ty này. Hiện nay, Chi nhánh SGD đang tiếp cận hồ sơ phát hành bảo lãnh bảo hành cho Công ty CP FECON trong hợp đồng xây dựng dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 với Power machines.

+ Đẩy mạnh tiếp cận, cung cấp dịch vụ cho đối tuợng khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ với thị truờng Nga và Đông Âu.

+ Kênh khai thác trực tiếp: Chủ động khai thác thông tin từ các Danh sách khách hàng thuộc từng nhóm đối tuợng: (VD: Danh sách khách hàng khu công nghiệp Bắc Ninh, danh sách khách hàng hải quan, danh sách khách hàng y tế, danh sách khách hàng đầu ra của các khách hàng hiện có, danh sách khách hàng bao bì...)

Mục đích vay PGD/ Phòng KH Bộ phận QLRR Giám đốc/ Phó Giám đốc Tổng số thời gian (ngày làm việc) 1. Vay bổ sung vốn lưu động

- Khách hàng mới vay theo

món 4 ngày 2 ngày 0.5 ngày 6.5 ngày

+ Kênh khai thác gián tiếp: Tiếp tục phát huy kênh khai thác khách hàng từ các mối quan hệ khách hàng cũ. Sản phẩm tín dụng mục tiêu.

+ Nâng cao chất lượng và tiện ích của sản phẩm tín dụng doanh nghiệp thông qua việc cải tiến quy trình nghiệp vụ và đơn giản hóa các thủ tục trong giao dịch.

3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

3.3.1. Hoàn thiện và bổ sung một số nội dung trong các quy trình, quy định hiện hành liên quan đến việc xét duyệt tín dụng, quản lý tín dụng

- Để vừa đảm bảo ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đồng thời với việc xác định mức độ rủi ro có thể phát sinh để quy định các hồ sơ cấp tín dụng có/không phải chuyển qua Phòng QLRR rà soát tín dụng trước khi trình cấp có thẩm quyền, VRB - CN SGD cần xây dựng giới hạn thời gian xử lý hồ sơ cụ thể theo từng món vay, từng bước tiếp nhận và xử lý hồ sơ của từng Phòng, từng cán bộ nghiệp vụ liên. Việc xác định giới hạn thời gian xử lý và hoàn thành tại từng khâu sẽ giúp đảm bảo tiến độ về mặt thời gian, cạnh tranh dịch vụ so với các Ngân hàng khác. Bên cạnh đó, ngay sau khi nhận được chủ trương đồng ý tiếp cận khách hàng của Giám đốc chi nhánh, ngay từ lần hẹn gặp khách hàng đầu tiên, yêu cầu Phòng QLRR đi cùng (trong trường hợp xác định khoản vay bắt buộc phải qua Phòng QLRR rà soát) để thẩm định đánh giá khách hàng tránh như quy định hiện tại, Phòng QLRR sẽ trực tiếp thẩm định khách hàng (nếu cần) sau khi đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, đề xuất của Phòng KH.

Tác giả xin đề xuất một số giới hạn thời gian xử lý tại từng bộ phận như

sau:

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

+ mức đến 10 tỷ đồng 5 ngày 3 ngày 0.5 ngày 8.5 ngày

+ Hạn mức trên 10 tỷ đồng 6 ngày 35

ngày 0.5 ngày 10 ngày

2. DN vay đầu tư dự án

- Số tiền vay đến 10 tỷ đồng 5 ngày 3 ngày 1 ngày 9 ngày

- Số tiền vay trên 10 tỷ đồng/

VRB - CN SGD đều do Ban pháp chế tại Hội sở chính Ban hành. Trong truờng hợp phát sinh các vấn đề mới liên quan đến pháp lý đều phải trình Hội sở chính thông qua Ban pháp chế truớc khi đuợc phê duyệt áp dụng. Vì vậy, thời gian từ lúc đề xuất đến lúc ban hành và thực hiện tuơng đối lâu. Do vậy, để đảm bảo việc ban hành các quy trình quy định nội bộ, các bộ mẫu văn bản cần áp dụng mới mang tính kịp thời, chi nhánh cần thành lập thêm bộ phận pháp chế riêng của Chi nhánh, bộ phận này gồm 01 cán bộ thực hiện và 01 lãnh đạo kiểm soát. Mọi vấn đề liên quan đến pháp lý cũng nhu việc áp dụng, hướng dẫn thực hiện các quy trình quy định mới sẽ do bộ phận này đảm nhiệm.

- Trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng cần quy định rõ: Cán bộ khách hàng cần kiểm tra thông tin khách hàng chéo qua các Ngân hàng đang

quan hệ tín dụng và qua đối tác của khách hàng đảm bảo thông tin thẩm định có độ tin cậy cao, tránh việc để xót các thông tin quan trọng trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Cần thực hiện đầy đủ các buớc trong quy trình tín dụng, đánh giá khách hàng đầy đủ và toàn diện. Lãnh đạo Phòng cần có sự kiểm soát chặt chẽ các thông tin cán bộ trình duyệt, đối chiếu thông tin trên báo cáo đề xuất với hồ sơ khách hàng cũng nhu các thông tin môi trường bên ngoài. Cán bộ QLRR không chỉ tái thẩm định trên hồ sơ Phòng KH cung cấp mà cần tìm hiểu thêm thông tin ngành, thông tin vĩ mô tiềm ẩn mang lại rủi ro trong việc cấp tín dụng.

Các cán bộ khách hàng, lãnh đạo phòng trực tiếp cần thường xuyên kiểm tra việc thu nợ và kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo định kỳ hoặc đột xuất. Việc kiểm tra ngoài biên bản kiểm tra cần kèm thêm ảnh chụp cập nhật hoạt động kinh doanh của khách hàng tại thời điểm kiểm tra, tránh việc các cán bộ chỉ lập biên bản kiểm tra mang tính hình thức mà không đi kiểm tra thực tế khách hàng và tài sản đảm bảo.

3.3.2. Thành lập thêm các bộ phận chuyên trách để nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu 0682 kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch thực trạng và giải pháp (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w