Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0682 kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 94)

Trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói riêng, VRB - CN SGD đã đạt được những thành tựu nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, Quy trình hoạt động và quy trình KSNB được xác định rõ ràng bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ của ngân hàng. Tất cả các cá nhân, phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh đều được nghiên cứu văn bản, quy trình quy định liên quan đến hoạt động chung của Ngân hàng và của riêng vị trí công tác tại thời điểm đầu tiên tiếp nhận công việc. Việc tiếp cận quy trình tương đối đầy đủ và có hệ thống thông qua phần mềm edocman và sự hướng dẫn của các lãnh đạo Phòng. Điều này giúp cho các nhân viên và các phòng ban được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên môn riêng tại vị trí công tác của mình, giúp cán bộ có thể nhanh chóng hiểu quy trình, quy định và nắm bắt công việc một cách cụ thể, chi tiết.

Thứ hai, Ban lãnh đạo VRB - CN SGD đánh giá cao tầm quan trọng của công tác KSNB hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng, quan tâm và khuyến khích cán bộ tín dụng về việc dự đoán, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, phân tích và đánh giá định lượng tác động của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn. Đối với mỗi hồ sơ doanh nghiệp khi bắt đầu tiếp cận, các cán bộ khách hàng đều phải tìm hiểu sơ bộ thông tin về ngành nghề kinh doanh, rủi ro kinh doanh cũng như lịch sử nợ của khách hàng đó tại các TCTD khác, sau đó báo cáo Giám đốc Chi nhánh/PGĐ phụ trách QHKH để có hướng tiếp cận cũng như cách tiếp thị sản phẩm một cách hợp lý. Việc dự báo trước những rủi ro của khách hàng cũng như lịch sử về uy tín trả nợ khá

quan trọng trong việc quyết định tiếp thị chính sách khách hàng về quan hệ tín dụng với khách hàng đó. Do vậy, buớc đánh giá đầu tiên của cán bộ khách hàng và nhận định chung về khách hàng của lãnh đạo Chi nhánh trong việc chỉ đạo huớng và phuơng thức tiếp cận cho Cán bộ khách hàng khá quan trọng, trong mọi truờng hợp buớc này không thể bỏ qua cho dù việc ra quyết định tiếp cận bị hạn chế về mặt thời gian. Tuy nhiên, trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến vấn đề này, yêu cầu cán bộ thực hiện nghiêm túc. Việc thực hiện báo cáo để bảo đảm về mặt thời gian, các cán bộ và lãnh đạo chi nhánh có thể trao đổi, ra quyết định bằng việc gọi điện, nhắn tin và qua thu điện tử.

Thứ ba, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VRB đang áp dụng đuợc coi là hoàn thiện và cải tiến vuợt bậc so với nhiều ngân hàng khác, bao gồm các chi tiêu tài chính, phi tài chính định kỳ và thuờng xuyên làm cơ sở để đo luờng các rủi ro tín dụng và đánh giá toàn diện về khách hàng vay thông qua thứ bậc phân hạng từng mức độ khác nhau.

Với việc vừa kế thừa khung xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV vừa cải tiến bổ sung để phù hợp với đặc thù và đặc điểm của khách hàng tại từng c hi nhánh, Hội sở chính VRB đã bổ sung thêm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đảm bảo phù hợp với khẩu vị rủi ro cũng nhu cách đánh giá khách hàng của riêng VRB và từng chi nhánh. Điều này giúp các cán bộ khách hàng có thêm cơ sở để đánh giá và ra các quyết định đề xuất ban lãnh đạo trong quá trình thẩm định và trình các phuơng án tín dụng cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó việc ra một khuôn mẫu chung XHTD nội bộ giúp Ngân hàng có đuợc sự đồng bộ trong việc XHTD cho từng khách hàng để từ đó áp dụng mức chính sách khách hàng theo quy định.

Thứ tư, VRB cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến định luợng rủi ro tại Ngân hàng.

Năm 2019 VRB đã đưa ra ma trận rủi ro nhằm giúp các chi nhánh xác định hạn mức chấp nhận lỗi và rủi ro chấp nhận lỗi đối với từng giao dịch phát sinh của từng nghiệp vụ. Đặc biệt đối với hoạt động tín dụng doanh nghiệp được xem là hoạt động nòng cốt trong phát triển của Ngân hàng. Ngoài việc phát triển tín dụng doanh nghiệp sẽ tăng nguồn thu dịch vụ cũng như phát triển các hoạt động khác, tuy nhiên kèm theo đó là mức rủi ro của nghiệp vụ này được đánh giá là cao nhất trong hệ thống. Do vậy, việc xây dựng và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với từng bước, từng khâu của quá trình cấp tín dụng và quản lý khách hàng được xây dựng chi tiết, hạn mức chấp nhận lỗi của nghiệp vụ này được xây dựng là nhỏ nhất trong các nghiệp vụ nhằm đảm bảo hạn chế tối đa lỗi sai phạm từ đó ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra kịp thời.

Thứ năm, Quy trình tác nghiệp tín dụng tại chi nhánh hiện nay được phân chia thành 3 nhóm chính độc lập: bộ phận KH, bộ phận QLRR và bộ phận QTTD điều này đảm bảo nguyên tắc cán bộ đề xuất cấp tín dụng độc lập với cán bộ rà soát tín dụng và cán bộ giải ngân, tránh nguy cơ làm hồ sơ khống không đúng với quy trình nghiệp vụ nhằm chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận được quy định rõ ràng và tách bạch không chồng chéo nhau, tại mỗi khâu mỗi bước trong quy trình, thủ tục cấp tín dụng đều yêu cầu kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Thứ sản, Trong qua trình kiểm tra giám sát tại chi nhánh, cán bộ tín dụng cung cấp thông tin một cách trung thực, cần thiết cũng như phối hợp với tổ kiểm tra để phân tích dữ liệu được xuất từ hệ thống quản lý của từng phòng. Hầu hết các cuộc kiểm tra hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đều được sự hợp tác của các cán bộ và lãnh đạo các Phòng KH, và PGD. Hồ sơ được các cán bộ cung cấp tương đối đầy đủ. Việc bổ sung cũng

như giải đáp các thắc mắc của các thành viên kiểm tra được trình bày một cách cẩn thận, rõ ràng.

Sau khi kết thúc kiểm tra hoặc khi có kết luận của đoàn kiểm tra, đề xuất hướng xử lý khắc phục, trưởng phòng QLRR tổng hợp thông báo để bộ phận thực hiện điều chỉnh tức thời và báo cáo lại đoàn kiểm tra hoặc lập giải trình về các sai phạm không thể khắc phục tại chỗ, kiểm soát quá trình khắc phục của các bộ phận thực hiện, tổng hợp và theo dõi kết quả sau khi điều chỉnh khắc phục sai phạm.

Thứ bảy, Định kỳ đầu tháng mỗi quý thảo luận về công tác kiểm tra, KSNB hoạt động tín dụng nhằm phối hợp đề ra thủ tục, giải pháp kiểm soát những vướng mắc trong các khâu để hoạt động được liên tục thông suốt. Việc tổ chức họp định kỳ giúp công tác xây dựng môi trường kiểm soát nội bộ được kịp thời, đảm bảo phù hợp với sự thay đổi của các nghiệp vụ phát sinh. Bên cạnh đó, thông qua cuộc họp hàng kỳ, lãnh đạo chi nhánh có thể dựa vào thực tế tác nghiệp của các cán bộ trong các phòng ban để xây dựng các bước kiểm soát, kiểm tra phù hợp, linh hoạt đảm bảo vừa đáp ứng tiến độ xử lý hồ sơ vừa đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0682 kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w