Nội dung kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu 0685 kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 28)

Hiện nay, các NHTM đang trong lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng

nói riêng. Các trụ cột chính trong chuẩn mực Basel II được mô phỏng như sau:

Hình 1. 1. Các trụ cột chính trong chuẩn mực Basel II

Để triển khai đề án basel II, NHNN ban hành thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỉ lệ an toàn vốn đối với TCTD ( theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) và thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM

nhằm tạo khung pháp lý để các ngân hàng thực hiện trụ cột 1, trụ cột 2 và trụ cột 3 của

Basel II.

i. Trụ cột I yêu cầu các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ vốn tự có tối thiểu 8%

bao gồm tính vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt

động.

ii. Trụ cột II của Basel II bao gồm rất nhiều nội dung định tính và định lượng, có thể tóm tắt thành 2 cấu phần lớn: (1) Các chuẩn mực cơ quan quản

ly yêu cầu đối với HTKSNB ngân hàng; (2) Đánh giá mức độ đủ vốn của từng ngân hàng.

iii. Trụ cột III nhằm mục đích tăng cường kỷ luật thị trường thông qua tăng

Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định kiểm soát nội bộ là việc kiếm tra, giám

sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội

bộ, chuân mực, đao đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi

ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHTM đạt được các mục tiêu đề ra đồng

thời tuân thủ quy định pháp luật. Chính vì vậy, theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN và tiêu chuẩn của Basel II chúng ta có thể hiểu rằng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng là bao gồm kiểm soát tất cả các hoạt động liên quan đến tín dụng như thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo, giải ngân, giám sát sau vay, xử lý nợ và các công việc tổ chức, thực hiện kiểm tra kiểm soát của bộ máy KSNB. Dưới đây là nội dung chi tiết:

1.2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng

KSNB nghiệp vụ tín dụng là hoạt động giám sát, kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ

quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ đã được thiết lập trong NHTM;

đưa ra

kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB. Để thực hiện các chức

năng, nhiệm vụ trên, NHTM phải thiết lập bộ máy tổ chức KSNB. Tùy theo quy định

của pháp luật và NHNN mà bộ máy KTKSNB là đơn vị trực thuộc Ban điều hành, dưới

sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc hay trực thuộc Hội đồng Quản trị, dưới sự chỉ

đạo của Ban Kiểm soát. Và cũng tùy theo quy định mà bộ máy KTKSNB được tổ chức

theo mô hình khác nhau. Trước đây, khi hoạt động KSNB mới hình thành, bộ máy KTKSNB thường được tổ chức thành hệ thống nhất theo ngành dọc từ Trụ sở chính đến

tận chi nhánh. Những năm về sau bộ máy KSNB ngày càng được cải thiện, đổi mới nhằm đảm bảo nguyên tắc độc lập trong hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong

phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Phạm vi hoạt động của bộ máy KTKSNB là:

+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ của các đơn vị, bộ phận trong NHTM.

+ Kiểm tra, kiểm soát đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo. Công việc tổ chức kiểm tra, KSNB được thực hiện như sau: + Xây dựng kế hoạch/điều chỉnh kế hoạch kiểm tra trực tiếp hàng

năm/quý/tháng đối với các chi nhánh trình HĐQT hay Tổng Giám đốc phê duyệt. + Xây dựng, trình duyệt đề cương, nội dung kiểm tra và thành lập các Đoàn kiểm tra/tổ kiểm tra tại các đơn vị, chi nhánh.

+ Bộ máy KTKSNB hoạt động theo phương thức giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp.

1.2.2.2. Công tác giám sát từ xa đối với nghiệp vụ tín dụng

Mục tiêu giám sát từ xa: Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của các chi nhánh trên cơ sở theo dõi, phân tích dữ liệu hoạt động trên chương trình phần mềm kế toán và các báo cáo nghiệp vụ của các phòng ban tại Hội sở, Sở giao dịch, chi nhánh gửi đến định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của Ban lãnh đạo.

Các nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra tình hình thanh toán nợ gốc, lãi đến hạn; danh mục cho vay, giới hạn tín dụng, dư nợ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo của tất cả khách hàng tại các Chi nhánh của toàn hệ thống...

+ Trên cơ sở kiểm tra thường xuyên kết hợp với kết quả kiểm tra định kỳ cũng như kiểm tra đột xuất, bộ máy KTKSNB sẽ nhận dạng và đánh giá rủi ro tín dụng để từ đó có những cảnh báo, đề xuất hướng xử lý đến các bộ phận có liên quan và đến Ban lãnh đạo.

+ Tổ chức thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ để phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống từ đó đưa ra những hướng điều chỉnh và thay đổi nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Kiểm tra việc sửa chữa sai sót sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ tại các chi nhánh.

Mức độ thực hiện: công tác giám sát từ xa của bộ máy KSNB nhằm mục đích đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện thường xuyên để có các biện pháp giám sát, kiểm tra kiểm soát và báo cáo kịp thời.

1.2.2.3. Công tác kiểm soát tại chỗ đối với nghiệp vụ tín dụng

Mục tiêu kiểm soát tại chỗ:

Là kiểm tra tính tuân thủ các quy trình quy định của Nhà nước và của nội bộ về

Một phần của tài liệu 0685 kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w