hay không. Trên cơ sở đó kiểm soát nội bộ phát hiện những sai sót yếu kém, sơ hở hay
gian lận trong quản trị tín dụng, bảo vệ an toàn những tài sản cho ngân hàng. Cũng từ
đó đưa ra những biện pháp cải thiện và hoàn thiện cơ chế điều hành, hoạt động tín dụng
nói riêng hay hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
Các nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ tín dụng; Kiểm tra đối chiếu với khách hàng về: Sổ sách kế toán, xác nhận nợ vay, tài sản đảm bảo, tình hình sử dụng vốn vay; Kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách hàng; Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ tín dụng; Kiểm tra tình hình xử lý nợ xấu của các Chi nhánh.
Mức độ thực hiện: công tác kiểm soát tại chỗ hay còn gọi là kiểm tra trực tiếp đối
với nghiệp vụ tín dụng được thực hiện định kỳ hàng năm theo kế hoạch đã được Ban lãnh đạo phê duyệt hoặc đột xuất theo yêu cầu Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng dụng
1.2.3.1. Thước đo số lượng
Phản ánh kết quả thông qua số lượng kết quả đầu ra cụ thể là số lượng các cuộc kiểm tra nghiệp vụ tín dụng được ban kiểm soát tiến hành, số lượng hồ sơ tín dụng được kiểm tra, số lượng sai sót được phát hiện, số lượng các sai sót được khắc phục... Do tính phức tạp của kết quả đầu ra trong hoạt động KSNB nên thước đo số lượng không thể phản ánh toàn bộ kết quả thu được của công tác KSNB được nên cần kết hợp với các thước đo khác.
1.2.3.2. Thước đo chất lượng
+ Chất lượng của báo cáo kiểm tra, kiểm soát
Kết quả công tác kiểm tra, KSNB nói chung và KSNB nghiệp vụ tín dụng nói riêng được thể hiện qua các báo cáo của đoàn kiểm tra, KSNB. Nếu các báo cáo, biên bản kiểm tra có chất lượng thì cho thấy công tác KSNB phát huy hiệu quả. Các báo cáo, biên bản kiểm tra càng cụ thể, rõ ràng, đi sâu vào bản chất của từng sai sót, tồn tại qua đó nhận diện dấu hiệu rủi ro để cảnh báo sớm cho Chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro thì càng có chất lượng.
Nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất luợng tín dụng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Neu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao thì điều này chứng tỏ nghiệp vụ tín dụng còn gặp nhiều rủi ro, nguyên nhân có thể là do công tác kiểm tra, KSNB chua đuợc chặt chẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quy trình cấp tín dụng.
1.2.3.3. Thước đo chi phí
Để đánh giá hiệu quả của công tác KSNB nghiệp vụ tín dụng, bên cạnh các kết quả đầu ra thu đuợc thì cũng cần cân nhắc yếu tố chi phí mà NHTM đã đầu tu và duy trì hoạt động của bộ máy KSNB.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng
1.2.4.1. Nhân tố bên trong
Nhân tố bên trong là những nhân tố nội tại bên trong chi phối, ảnh huởng tới kết
quả công tác kiểm tra, KSNB của ngân hàng. Vì thực chất kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ
là một nội dung hoạt động trong hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD. Do đó, công tác
KSNB nghiệp vụ tín dụng tại NHTM chịu sự tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo thông lệ tốt nhất hiện nay, hệ thống kiểm soát nội bộ bao
gồm 05 bộ phận: môi truờng kiểm soát; hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro; hệ thống
thông tin và truyền thông; hệ thống cơ chế và chính sách; hoạt động giám sát. Các bộ
phận sẽ ảnh huởng trực tiếp đến kết quả công tác KSNB, cụ thể:
Thứ nhất, môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ các nhân tố có tính chất môi truờng tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của các chính sách thủ tục kiểm soát của đơn vị. Môi truờng kiểm soát bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy; cơ chế phân cấp, phân quyền; cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản trị và quan điểm điều hành của các cấp lãnh đạo trong NHTM. Môi truờng kiểm soát là nhân tố có vai trò hết sức quan trọng, tạo ra phong thái của toàn bộ ngân hàng và ảnh huởng tới ý thức về kiểm soát nội bộ của nhân viên. Nó là nền móng cho các yếu tố còn lại của hệ thống KSNB.
Thứ hai, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro: là quy trình nhận dạng và phân tích
mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của NHTM, làm cơ sở cho việc
xác định xem các rủi ro đó cần đuợc quản lý, kiểm soát nhu thế nào, nó bao gồm các buớc: (i) xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) định dạng
các rủi
ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
Thứ ba, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin. Đây là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống KSNB thông qua việc đảm bảo các thông tin đuợc nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng. Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống KSNB, trong đó hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các cấp quản lý (Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, Truởng các bộ phận nghiệp vụ) luôn nhanh chóng nắm bắt đầy đủ thông tin trong hoạt động kinh doanh để ra quyết định kịp thời, hiệu quả.
Thứ tư, các hoạt động kiểm soát. Căn cứ vào các rủi ro đã xác định, ngân hàng thiết lập các hoạt động kiểm soát nhằm hạn chế và quản lý đuợc rủi ro. Các hoạt động kiểm soát là các chính sách thủ tục đuợc thiết lập trong hệ thống ngân hàng, tại mọi cấp và phòng ban chức năng trong hệ thống nhằm đảm bảo các mục tiêu quản lý đuợc thực hiện đồng thời đảm bảo các hoạt động cần thiết đuợc thiết lập nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Các hoạt động này bao gồm: phê chuẩn, rà soát, đối chiếu, kiểmr tra, bảo quản tài sản đảm bảo, phân chia trách nhiệm.
Thứ năm, giám sát các kiểm soát: nhằm thực hiện đánh giá hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Giám sát là việc thuờng xuyên và định kì kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để điều chỉnh một cách thích hợp. Các hoạt động giám sát thuờng xuyên nhu: kiểm tra đối chiếu, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập hay các chuơng trình đánh giá định kì cũng là một phuơng thức đánh giá hữu hiệu đối với các hoạt động hay bộ phận trong đơn vị.
1.2.4.2. Nhân tố bên ngoài
Nhân tố bên ngoài là những nhân tố khách quan từ môi truờng bên ngoài tác động đến công tác công tác kiểm tra, KSNB. Nhân tố khách quan bao gồm: Môi truờng pháp lý, môi truờng kinh tế và khách hàng vay vốn.
hoạt động ngân hàng như: Luật các TCTD, Luật Đất đai, các quy định về bảo đảm tiền vay, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD... sẽ tác động rất nhiều đến việc mở rộng nghiệp vụ tín dụng do đó ít nhiều cũng sẽ tác động đến công tác KSNB nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM. Hơn nữa, để bộ máy KSNB tại các NHTM thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, cần thiết phải có những quy định về mặt pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của KSNB của NHTM đảm bảo khoa học theo những nguyên tắc cơ bản, trên cơ sở đó các NHTM tự xây dựng mô hình bộ máy KSNB, ban hành hệ thống văn bản nội bộ để làm cơ sở tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản nội bộ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy chế quy định của Nhà nước. Do đó, một khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước thay đổi thì các văn bản nội bộ của NHTM cũng phải điều chỉnh theo. Như vậy, có thể nói các quy định pháp lý của Nhà nước vừa ảnh hưởng gián tiếp vừa tác động trực tiếp đến công tác KSNB.
Môi trường kinh tế: NHTM là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của NHTM chịu tác động rất lớn từ môi trường kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng được mở rộng và có chất lượng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì lạm phát, khủng hoảng... sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ vay của khách hàng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và do đó sẽ ảnh hưởng đến công tác KSNB nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Khách hàng vay vốn: Đây là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng. Nếu khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và uy tín, ngân hàng sẽ được hoàn trả nợ đúng hạn thì chất lượng tín dụng sẽ tốt. Ngược lại, vì lý do nào đó khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, chất lượng tín dụng sẽ đi xuống. Tóm lại, năng lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như công tác KSNB nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.