Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 0685 kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123 - 127)

- Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý, cơ chế, tổ chức phù hợp nhằm hỗ trợ cho các Ngân hàng thành viên hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng.

- Hội đồng quản trị với tu cách là đại diện duy nhất của chủ sở hữu và có trách nhiệm cao nhất trong việc giám sát tại ngân hàng phải có công cụ giám sát đủ mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về hiệu lực và hiệu quả của kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, các thông tin về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và tu vấn các biện pháp kiểm soát, sửa đổi cần thiết.

- Xây dựng lại cơ cấu tổ chức phòng kiểm tra kiểm soát các chi nhánh chỉ chịu sự điều hành của Ban kiểm tra kiểm soát Hội sở mà không chịu sự điều hành của Giám đốc chi nhánh nhu hiện nay.

- Ban kiểm soát hội sở cần ban hành văn bản quy định tất cả các cá nhân, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ phải thuờng xuyện liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát của mình, đồng thời có văn bản huớng

dẫn việc kiểm tra và tự kiểm tra đó, và có biện pháp chế tài xử phạt đối với các chi nhánh không thực hiện việc kiểm tra và tự kiểm tra đó.

- Ban hành quy trình kiểm soát nội bộ, hướng dẫn chi tiết về phương thức kiểm soát, lập kế hoạch kiểm soát hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm soát, cách thức thực hiện công việc kiểm soát, lập và gửi báo cáo kiểm soát, lưu giữ hồ sơ tài liệu kiểm soát.

- Đảm bảo quy trình nhanh chóng, tránh thủ tục rườm ra mất thời gian đối với khách hàng. Đồng thời ngân hàng xây dựng bộ luật tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình tín dụng cho vay phù hợp với từng địa điểm nơi có chi nhánh.

- Có chính sách hỗ trợ nhanh chóng cho các Chi nhánh khi khách hàng là khách hàng VIP của Chi nhánh, đưa ra các định mức lãi suất và các gói sản phẩm phù hợp thu hút khách hàng.

- Bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho các Chi nhánh. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ về mọi mặt cho cán bộ.

- Đặc biệt là với cán bộ làm công tác tín dụng và công tác KSNB, phải được tập huấn thường xuyên kỹ năng thẩm định, tiếp xúc với khách hàng để đảm bảo quá trình thẩm định được tốt nhất tránh được rủi ro trong công tác tín dụng. Kỹ năng thẩm định dự án, thẩm định tài sản thế chấp, kỹ năng quản lý dòng tiền của khách hàng, diễn biến quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra những quyết định đúng đắn trong từng thời điểm để công tác thu hồi nợ đạt kết quả tốt, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ việc đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy thông qua các chỉ tiêu cụ thể, đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân đề cập ở chương 2. Từ các hạn chế và nguyên nhân đó, trong nội dung chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. Bên cạnh đó cũng đề xuất thêm một số kiến nghị với cơ quan Chính phủ, NHNN và ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng là vấn đề hết sức quan trọng với mọi Ngân hàng thương mại, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy với truyền thống và kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam. Kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi phải được cải thiện và nâng cao một cách thường xuyên trong mọi hoạt động kiểm tra, giám sát, dự báo nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Luận văn đã hệ thống lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng và tầm quan trọng cũng như sự cần thiết nâng cao kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. Tác giả đã đưa ra nguyên nhân của hạn chế trong việc nâng cao kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy trong giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó tác giả đã đề ra giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. Trong khuôn khổ của nghiên cứu thì luận văn đã giải quyết được vấn đề:

1) Hệ thống hoá những lý luận: khái niệm, đặc điểm cơ bản về tín dụng và kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn cũng đề cập các nhân tố tác động tới kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra yêu cầu khách quan đối với việc cần nâng cao kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy.

2) Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy dựa trên những đánh giá, kết quả kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng trong giai đoạn 2016 - 2018. Luận văn đã đưa ra những nguyên nhân giải thích cho những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy.

3) Trên cơ sở nguyên nhân của hạn chế đồng thời xem xét các kế hoạch kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy, tác giả đã đưa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát nội bộ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy.

- Do bị giới hạn về thời gian cũng như trình độ kiến thức mà luận văn vẫn còn những hạn chế, những nội dung chưa thực hiện được đó là:

- Chưa đánh giá được một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng.

- Chưa phân tích được rủi ro tín dụng từ việc thay đổi lãi suất từ phía Ngân hàng nhà nước.

- Chưa đánh giá hết các ảnh hưởng của các nhân tố nội tại của Ngân hàng đến kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng.

Kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy là vấn đề quan trọng cần được đánh giá xem xét nhiều góc độ và đòi hỏi ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy thường xuyên đưa ra sáng kiến và giải pháp để thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng cho chi nhánh. Tuy nhiên luận văn vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung, cần có những nghiên cứu để hoàn thiện các mặt mà luận văn chưa hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thành Công (2017), Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng, Tạp chí phát triển & Hội nhập.

2. Phạm Xuân Hòe (2017), Môi trường hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - thời cơ và thách thức, Tài liệu hội thảo Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

3. Nguyễn Đình Hương (2012), Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Thành Đô.

4. Tạ Thanh Huyền - Đỗ Thu Hằng (2018), Kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên

thế giới về phát triển hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử, Học viện ngân hàng. 5. Nguyễn Viết Hải (2011), Nâng cao hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng AgribankViệt nam - Chi nhánh Kon Tum, khóa luận- Đại học kinh tế - Đại học Đà Nằng.

6. Nguyễn Thị Thanh Hải (2008),Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, khóa luận- Đại học Ngoại thương.

7. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Thành Đô.

8. Nguyễn Ngọc Phúc (2017), Một số nhận thức về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Tạp chí Quản lý kinh tế, ( 2), tr.14-18.

9. Viện Konrad Adenauer (2017), Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nxb Thế giới, Thành Đô.

10. Ngân hàng Agribank(2017), sổ tay tín dụng.

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (2016,2017,2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu 0685 kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w