Hoàn thiện Quy trình đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu 0688 kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần bảo hiểm NH nông nghiệp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Hoàn thiện Quy trình đánh giá rủi ro

Là một thành phần của KSNB nhưng nó bị chi phối rất lớn bởi hệ thống quản trị rủi ro của Công ty. Khi hệ thống quản trị rủi ro Công ty hoạt động có hiệu quả thì nó sẽ phát huy vai trò, đóng góp tích cực cho tính hiệu quả KSNB. Các giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro trong Công ty:

- Xây dựng chính sách rủi ro một cách rõ ràng: chính sách này là định hướng cho các phòng ban biết được mục tiêu chương trình quản trị rủi ro của Công ty.

- Xác định các rủi ro chính mà Công ty phải đối mặt: hoạt động của Công ty chịu tác động nhiều loại rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, Công ty chỉ cần xác định những rủi ro cơ bản, nguy cơ cao, gây ảnh hưởng lớn để đo lường sau đó đưa ra các đánh gía về các loại rủi ro này.

- Quy định về phân chia trách nhiệm và vai trò của các cấp trong Công ty, trên cơ sở đó thiết lập 3 tầng phòng thủ vững chức trong Công ty: tất cả thành viên trong công ty đều có trách nhiệm tham gia vào quy trình đánh giá rủi ro:

Sơ đồ 3.1: Mô hình quản trị “Ba tầng phòng thủ”

+ Các đơn vị phòng ban chức năng là nơi chấp nhận rủi ro và quản lý hàng ngày

+ Bộ phận kiểm toán nội bộ đảm bảo độc lập rằng khung quản lý rủi ro được tuân thủ (nếu thành lập)

+ HĐQT và ban điều hành có vai trò, trách nhiệm giám sát về rủi ro và các hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp, thiết lập mức độ chấp nhận rủi ro mong muốn

Ở tầng kiểm soát đầu tiên, điểm yếu nhất là khả năng đánh giá rủi ro các cá nhân, bộ phận khi thực hiện quy trình kinh doanh: khai thác, giám định bồi thường và sự tuân thủ chốt kiểm soát đã được thiết lập trong các quy trình tác nghiệp. Đây cũng là tầng quan trọng nhất vì đó là nơi phát sinh rủi ro: tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm, yêu cầu giải quyết khiếu nại bồi thường, tái bảo hiểm và trích lập dự phòng....nếu bộ phận này không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các tầng tiếp theo, bộ phận tiếp nhận rủi ro cần hiểu rõ vai trò của bộ phận trong quá trình quản lý rủi ro của Công ty để tích cực tham gia vào quá trình nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro.

Với cơ cấu tổ chức hợp lý, quy định chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo chất lượng nhân lực về chuyên môn, đạo đức sẽ là điều kiện tiên quyết

đảm bảo hoạt động tầng thứ nhất. Lớp phòng thủ thứ hai sẽ không đánh giá được chính sách quản lý rủi ro có phù hợp không, có đảm bảo cho việc nhận diện đánh giá rủi ro trọng yếu hay không và đặc biệt sự thay đổi khi có rủi ro mới xuất hiện khi không có phản hồi từ lớp phòng thủ thứ nhất. Đối với tầng phòng thủ thứ 3 - kiểm toán nội bộ ABIC chưa có.

- Xác định và đo lường rủi ro:

Phải xác định rủi ro trọng yếu của Công ty để có sự ưu tiên trong xử lý rủi ro: rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh rất đa dạng

+ Xác định rủi ro tiềm tàng: là rủi ro do thiếu hoạt động của đơn vị nhằm thay đổi khả năng và sự tác động của các rủi ro đó; rủi ro kiểm soát: rủi ro vẫn tồn tại sau khi doanh nghiệp đã phản ứng với rủi ro.

Một phần của tài liệu 0688 kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần bảo hiểm NH nông nghiệp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w