8. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Chính phủ cần sửa đổi những quy định pháp lý về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ tại điều 36 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật kinh doanh bảo hiểm và luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và Mục 4 Chương II thông tư 50/2017/Tt-BTC. Do không có sự hướng dẫn rõ ràng về mô hình Phòng/Ban kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Điều hành/HĐQT; Nội dung, quy trình của Kiểm soát nộ bộ và kiểm toán nội bộ; bộ phận Kiểm toán nội bộ không bắt buộc. Nên tại ABIC, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ là hoạt động của kiểm toán nội bộ. vì vậy, kiến nghị đối với Nhà nước:
+ Toàn bộ quy định, quy trình về kiểm tra kiểm soát nội bộ tại tại điều 36 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật kinh doanh bảo hiểm và luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi phải được sửa đổi để thống nhất về thuật ngữ, nội dung của KSNB; đồng thời tách bạch giữa hai khái niệm kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Từ việc thay đổi đó, thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ là không bắt buộc vì KSNB liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm quy chế, chính sách, quy định nội bộ được xây dựng nhằm đạt được các mục đích đề ra. Tham gia vào hệ thống này là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp từ lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Phòng/Ban, Lãnh đạo Chi nhánh cho đến tất cả các cán bộ nhân viên của Doanh nghiệp.
KSNB đã được tích hợp tất cả các quy trình nghiệp vụ tại tất cả các phòng/ban/chi nhánh. Vì vậy nếu Doanh nghiệp có bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ thì hoạt động của bộ phận này trực thuộc Ban Tổng Giám đốc/Giám đốc phụ trách và không phải đảm bảo yêu cầu: “.. .độc lập với hoạt động điều hành, hoạt động kinh doanh.” như quy định hiện nay.
- Có những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về kiểm toán nội bộ, những hướng dẫn về kiểm toán nội bộ tại Điều 13 Mục IV Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ tại 50/2017/TT-BTC “Thông tư Hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm” cần phải bao hàm các nội dung sau:
+ Làm rõ kiểm toán nội bộ là sự đánh giá độc lập đối với KSNB bao gồm tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống này đối với các hoạt động cơ bản của DNBH phi nhân thọ. Báo cáo đánh giá độc lập phải là một phần của báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm. Thông tư cũng cần phải qui định rõ bộ phận nào, cơ quan nào sẽ nhận báo cáo. Để đảm bảo KSNB tại các DNBH phi nhân thọ không chỉ chịu sự giám sát bởi HĐQT, HĐTV, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc/Giám đốc của chính doanh nghiệp mà còn phải chịu sự giám sát của Cơ quan Quản lý, Giám sát bảo hiểm, BTC cần bổ sung cơ quan nhận báo cáo về KSNB của DNBH phi nhân thọ là BTC ( báo cáo bắt buộc hàng năm).
- Hướng dẫn về tổ chức kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ phải trực thuộc HĐQT hoặc Ủy ban kiểm toán, có thể tổ chức theo mô hình hàng dọc hoặc chỉ tổ chức tại TSC, số lượng và tiêu chuẩn kiểm toán viên. Đối với các đơn vị thành viên có số lượng đơn vị thành viên lớn, không tổ chức bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì doanh nghiệp đó nên áp dụng mô hình phân tán. Đối với chi nhánh bảo hiểm no∣o'c ngoài, kiểm toán nội bộ có thể do kiểm
toán nội bộ của Hội sở chính hoặc Hội sở khu vực đảm nhiệm.
+ Qui định cụ thể về tiêu chuẩn của Trưởng kiểm toán viên nội bộ, Phó Trưởng kiểm toán viên nội bộ, Kiểm toán viên nội bao gồm tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn nghiệp vụ - Nghiệp vụ liên quan bảo hiểm và nghiệp vụ kiểm toán.
+ Qui định về phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ thực hiện hoạt động, các qui trình nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận của DNBH phi nhân thọ; Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của HĐQT, HĐTV, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc/Ban giám đốc.
+ Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ: Áp dụng phương pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, Kiểm toán nội bộ tập trung vào các đơn vị, bộ phận, qui trình mức độ rủi ro cao nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của DNBH phi nhân thọ.
- Hoàn thiện qui định liên quan đến đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
+ Chất lượng lực lượng đại lý bảo hiểm có ảnh hưởng lớn đến qui mô và chất lượng hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ. Chất lượng hoạt động đại lý thể hiện ở một số tiêu thức: Hiểu rõ các qui tắc khai thác, tính tuân thủ và sự hài lòng của khách hàng. Do đó, những qui định pháp lý phù hợp sẽ tác động tích cực tới hoạt động quản lý đại lý của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ.
+ Bổ sung qui định thời hạn hiệu lực của chứng chỉ đại lý: Không chỉ là vấn đề về hoa hồng đại lý bảo hiểm, qui định nhằm kiểm soát trình độ đại lý bảo hiểm cũng cần phải bổ sung. Hiện tại, chưa có qui định nào để đảm bảo rằng BTC vẫn kiểm soát được chất lượng các đại lý bảo hiểm sau một thời gian hoạt động. Chính vì vậy, BTC cần bổ sung qui định về thời gian có giá trị của chứng chỉ đại lý, 3 năm hoặc 5 năm. Sau thời hạn đó, đại lý bảo hiểm phải thi lại để đảm bảo rằng đại lý cập nhật được các kiến thức, qui định mới.
Hệ thống đại lý đạt chuẩn sẽ là kênh khai thác mạnh để DNBH phi nhân thọ tăng thị phần hiệu quả, quan trọng hơn nữa là đảm bảo quyền lợi của các khách hàng, từ đó tạo nên lượng khách hàng ổn định cho doanh nghiệp.
- Xây dựng và ban hành qui định về hệ thống quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Hiện tại đã có các DNBH phi nhân thọ thiết lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập, khung quản lý rủi ro, qui trình quản lý rủi ro nhưng chắc chắn mỗi doanh nghiệp có cách làm riêng của mình, không có tính đồng bộ. Đồng thời, hoạt động quản lý rủi ro tại nhiều doanh nghiệp hầu như mới bắt đầu. Chính vì vậy, nếu có qui định về hệ thống quản lý rủi ro áp dụng thống nhất tại các DNBH phi nhân thọ sẽ tạo thuận lợi cho DNBH khi xây dựng, vận hành hệ thống quản lý rủi ro, tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý, tăng tính an toàn, ổn định của toàn thị trường.
Để có qui định phù hợp, đảm bảo tính thực tiễn, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm cần phải có sự điều tra tổng thể hoạt động quản lý rủi ro tại các DNBH phi nhân thọ hiện nay để trên cơ sở đó đánh giá chính xác thực tế, những tồn tại, khả năng đáp ứng yêu cầu của DNBH phi nhân thọ. Cần tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức có kinh nghiệm trong tư vấn quản lý rủi ro với các DNBH ở Việt Nam như công ty kiểm toán Ernst & Young để xây dựng nội dung quản lý rủi ro phù hợp, hiệu quả; Tránh tình trạng qui định được xây dựng không thể áp dụng trong thực tế.