Nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng Cơ chế quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 29)

- Cơ chế quản lý tín dụng

Cơ chế quản lý tín dụng là tập hợp những biện pháp, cách thức mà ngân hàng tiến hành nhằm mục đích thẩm định, theo dõi, kiểm tra, giám sát từng khoản tín dụng được cấp, hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu công tác quản lý được đánh giá đúng vai trò quan trọng của nó, được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn thì sẽ mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Ngược lại, công tác quản lý không được phổ biến đúng mực tới các bộ phận, phòng ban của ngân hàng, không tạo ra được sự thống nhất trong toàn hệ thống sẽ làm giảm thu nhập cho ngân hàng, nợ xấu vì thế mà tăng lên. Công tác quản lý tín dụng của ngân hàng có thể hiểu qua một số biểu hiện sau đây:

Thứ nhất là quy trình nghiệp vụ ngân hàng: Quy trình là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một NHTM về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Quy trình tín dụng bao gồm các bước sau: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thành lý hợp

đồng tín dụng. Một quy trình tín dụng chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ là một nhân tố làm giảm đáng kể nợ xấu trong tổng dư nợ. Ngược lại, một quy trình tín dụng lỏng lẻo, không khoa học sẽ làm gia tăng nợ xấu.

Thứ hai là cơ cấu cho vay: Đó là tỷ trọng cho vay trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng loại doanh nghiệp và cả theo thời gian. Tỷ trọng các khoản cho vay giữa ngắn hạn và trung, dài hạn; giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn; giữa tổ chức và cá nhân; giữa ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; giữa ngành hoạt động mang tính chất thời vụ và lâu dài.. .nếu hợp lý, phù hợp với thực tế nền kinh tế, với chủ trương của Chính phủ, của NHNN thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và cả hiệu quả xã hội cho đất nước. Ngược lại, cơ cấu cho vay bất hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của ngành kinh tế, của vùng kinh tế và của cả nền kinh tế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển năng động của đất nước.

Thứ ba là đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trong để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Đội ngũ cán bộ tín dụng vừa có đạo đức, phẩm chất vừa có trình độ chuyên môn trong đánh giá, thẩm định các khoản vay thì khả năng xảy ra nợ xấu là rất thấp. Một cán bộ kém cỏi về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cũng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

Thứ tư là công tác kiểm tra nội bộ ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cũng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức, làm gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w