Với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 120 - 122)

- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ

3.3.3. Với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam. Trung tâm phải thường xuyên cung cấp thông tin cho chi nhánh về các khách hàng, và những đánh giá phân tích của mình từ các thông tin thu nhập được về khách hàng đó cho các chi nhánh.

Bên cạnh đó trung tâm thông tin này cũng cần cung cấp thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng như các thông tin về giá cả máy móc, thiết bị đầu tư trên thị trường, mức đầu tư thích hợp cho một dự án cụ thể, tình hình biến động của thị trường, xu hướng đầu tư hiện tại.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định dự án, phân tích và xử lý thông tin và pháp luật để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng.

Xây dựng chính sách tiền lương đối với CBTD phù hợp hơn với thực tế. Hiện nay, NHNo&PTNT tuy đã xây dựng chính sách tiền lương đối với CBTD, nhưng bên cạnh những điểm tích cực, chính sách này vẫn có điểm hạn chế sau: không có chế độ thưởng đối với cán bộ thực hiện tốt nghiệp vụ thể hiện ở việc tỷ lệ gia hạn nợ thấp, tỷ lệ NQH thấp, cung cấp các khoản tín dụng có chất lượng... do vậy cán bộ tín dụng thường né tránh trách nhiệm, chỉ nhận những khách hàng được đánh giá tốt về mình, không nhận những khách hàng yếu kém, hay không đưa ra những nhận xét xác thực về các khoản nợ.

Triển khai nhanh hệ thống hiện đại hóa: Triển khai nhanh các dự án đầu tư hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động của cả hệ thống, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin về khách hàng thuận tiện hơn.

Hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn, phuơng thức tiến hành hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cũng nhu các quy trình; ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ phù hợp với thực tế, giảm thiểu việc chỉnh sửa thay đổi thường xuyên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và của Agribank Nho Quan nói riêng sẽ tiếp tục đối mắt với nhiều thành thức mà nợ xấu là một vấn đề cấp bách nhất. Các giải pháp đã được đưa ra để phòng ngừa và kiểm soát nợ xấu tại Chi nhánh Nho Quan là phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh. Trước hết đối với các giải pháp phòng ngừa nợ xấu có thể áp dụng như: hoàn thiện tiêu chí nhận dạng và quy trình cảnh báo sớm nợ xấu và rủi ro tín dụng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng thẩm định, giám sát hoạt động tín dụng cùng với việc xây dựng hệ thống thông tin nợ xấu. Để phòng ngừa nợ xấu thì cần thiết phải có một cơ cấu tín dụng hợp lý kết hợp với việc phân tán rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro là không thể không xuất hiện trong bất kỳ hoàn cảnh và hoạt động kinh doanh nào, do vậy cần phải có các giải pháp để xử lý rủi ro khi đã phát sinh thành nợ xấu cần có bộ phần giám sát và kiểm tra hoạt động tín dụng của Chi nhánh dựa trên việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát nội bộ để phát hiện kịp thời nợ xấu, chủ động xử lý. Để thu hồi tối đa nợ xấu cần phải đa dạng hóa các phương thức xử lý nợ xấu vừa cương vừa nhu phù hợp với thái độ và ý chí trả nợ của khách hàng. Ngoài ra có thể áp dụng một giải pháp mới là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có tiềm lực, bán nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản (VAMC). Bên cạnh đó để các giải pháp này được thực hiện có hiệu quả, cần thiết phải có sự hợp tác, hỗ trợ từ phía Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w