Nhân tố chủ quan từ phía khách hàng vay

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 32)

Khi doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để triển khai, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, với một dự án đầy khả thi và với tu duy quản lý, kinh

doanh tiên tiến thì sẽ mang lại hiệu quả cho dự án, đảm bảo trả đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Còn với tu duy kinh doanh hạn chế thì dù với một dự án đầy triển vọng thì cũng sẽ thất bại làm gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.

Việc thu hồi đuợc nợ vay còn phụ thuộc lớn vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phuơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số luợng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh huởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI

1.3.1. Xây dựng chiến lược và thực thi quản lý nợ xấu

Mỗi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một chiến luợc quản lý nợ xấu phù hợp với chiến luợc kinh doanh của mình trong từng thời kì, và phải linh hoạt có thể điều chỉnh tuỳ theo diễn biến thị truờng tín dụng. Chiến luợc quản lý nợ xấu cũng phải chỉ ra đuợc những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng, cũng nhu những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng để phát huy tối đa tiềm lực của ngân hàng. Nhu ta thấy, nợ xấu là không thể tránh đuợc đối với mỗi ngân hàng, ngân hàng nào cũng phải chấp nhận tồn tại các khoản nợ xấu.Vì thế, ngân hàng cần phải xác định giới hạn cần thiết của nợ xấu hay cụ thể hơn là xác định mức độ và tỷ lệ nợ xấu thích hợp. Nếu ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu quá cao hoặc không hợp lý thì nguy cơ phải gặp rủi ro của ngân hàng cao, ảnh huởng xấu tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài ra, chiến luợc quản lý nợ xấu hay chiến luợc quản lý rủi ro tín dụng cần đặc biệt chú trọng đến việc đa dạng hoá danh mục tín dụng nhằm giảm bớt rủi ro. Tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”, tín dụng chỉ tập

trung vào một nhóm khách hàng hay một lĩnh vực nào đó. Không chỉ thế cơ cấu tín dụng còn phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động đuợc.

Ngoài ra, để có thể thực hiện đuợc việc quản lý nợ xấu thì ngân hàng phải xây dựng các qui trình qui chế và thực thi chúng một cách hợp lý.Cụ thể:

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w