Nội dung kiểm soát nợ xấu tại Ngân hàng No&PT nông thôn Ch

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 87)

hành chính

2.2.2. Nội dung kiểm soát nợ xấu tại Ngân hàng No&PT nông thôn Ch

buộc ngân hàng phải bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro và sẽ trực tiếp ảnh huởng tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro không có dấu hiệu giảm xuống cho thấy công tác quản lý nợ xấu của Chi nhánh còn hạn chế.

2.2.2. Nội dung kiểm soát nợ xấu tại Ngân hàng No&PT nông thônChi Chi

nhánh huyện Nho Quan - Ninh Bình

2.2.2.1. Công tác phòng ngừa nợ xấu

(1) . Quy trình xét duyệt hạn mức tín dụng tại Chi nhánh

Theo quyết định số 66/QĐ-HDTV-KHDN ngày 22/01/2014 về việc ban hành quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức thì việc cấp tín dụng cho một doanh nghiệp nói chung sẽ tuân theo những buớc cơ bản sau:

Bước 1: Thu thập thông tin; Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Cán bộ tín dụng (CBTD) sẽ thu thập thông tin về khách hàng, kế hoạch kinh doanh, nhu cầu tín dụng của KH từ phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế khách hàng, từ các đối tác, các hiệp hội, các cơ quan quản lý Nhà nuớc và phuơng tiện thông tin đại chung... Huớng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý, lập và hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng.

Vấn tin trên IPCAS (một hệ thống của NHNo&PTNT) danh sách khách hàng đen, nếu khách hàng thuộc khách hàng đen, phải báo ngay cấp lãnh đạo phòng để từ chối cấp hạn mức tín dụng (nếu khách hàng mới) và cập nhật vào

hệ thống theo dõi khách hàng đã từ chối cấp hạn mức tín dụng; xử lý tín dụng nếu khách hàng đang có dư nợ với ngân hàng.

CBTD kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng cung cấp, đối chiếu với các nguồn thông tin khách thu thập được, nếu có sự khác biệt thì yêu cầu khách hàng phải giải trình và điều tra thực tế để xác minh.

Bước 2: Thẩm định, lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng vay vốn

Tại Chi nhánh CBTĐlà người thu thập báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho phòng QLRR. Có 3 loại BCTC được chấp nhận với mức độ ưu tiên tăng dần như sau:

+ BCTC đã được kiểm toán + Báo cáo quyết toán thuế

+ BCTC đã được cấp trên phê duyệt

Phòng quản lý tín dụng quyết định hạng tín dụng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hiện hành.

CBTD vấn tin trên hệ thống để biết hạng tín dụng khách hàng, sau đó thẩm định khách hàng (về hoạt động kinh doanh, tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh...) CBTD thẩm định biện pháp bảo đảm và lập tờ trình cho Trưởng phòng tín dụngkiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ TSBĐ của khách hàng cho ý kiến.

Danh sách và hồ sơ yêu cầu của những tài sản đảm bảo được quy định tại quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX về việc ban hành Quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng, trong đó quy trình về định giá tài sản đảm bảo. Chi nhánh phải thành lập tổ định giá cho từng tài sản (trừ tài sản có tính thanh khoản cao), thành phần của tổ định giá phải có tối thiểu 2 người (trong đó có một thành viên của phòng QLRR). Trường hợp TSBĐ được xác định để đảm bảo

cho mức cấp tín dụng từ 500 triệu đồng trở lên, thành phần tổ định giá phải có một lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch. Trường hợp từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc đối với TSBĐ phức tạp, ngoài các thành phần nêu trên tổ định giá phải có thêm một người trong Ban Giám đốc.

Sau đó dựa vào tỷ lệ cho vay theo TSBĐ, CBTD lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng (GHTD) trong đó có dự kiến mức lãi suất, phí (nếu có) và đề xuất nội dung cấp GHTD trong đó có dự kiến mức lãi, phí (nếu có) và đề xuất nội dung cấp GHTD cụ thể cho khách hàng và các điều kiện kèm theo trình Lãnh đạo phòng tín dụng ra soát và cho ý kiến rồi chuyển cho phòng QLRR làm các bước tiếp theo.

Bước 3: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn

CBTĐ nhận toàn bộ hồ sơ cấp hạn mức tín dụng, kiểm tra số lượng, tính hợp lý của hồ sơ và báo cáo thẩm định và đề xuất cấp hạn mức tín dụng, tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm (nếu có) từ phòng tín dụng. Thẩm định khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính; đánh giá thị trường; phân tích rủi ro; đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro; rà soát lại kết quả thẩm định biện pháp bảo đảm.

Sau khi tái thẩm định những nội dung đã được phòng tín dụng thẩm định, CBTD lập tờ trình và đề xuất quyết định hạn mức tín dụng khách hàng, trình Lãnh đạo phòng QLRR. Ký trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ trình gồm tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạn mức tín dụng, tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm và hồ sơ khách hàng.

Trong trường hợp đề xuất cấp tín dụng của phòng QLRR khác với phòng tín dụng thì phải thông báo với phòng tín dụng trước khi cấp có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên, phòngQLRR không bắt buộc phải chờ ý kiến phản hồi của phòng tín dụng rồi mới trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Bước 4: Xét duyệt hạn mức tín dụng khách hàng

Trường hợp thuộc thẩm quyền của Chi nhánh: với những khách hàng thỏa mãn các điều kiện cho vay cũng như loại tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay và dự án kinh doanh khả thi không phức tạp với hạn mức tín dụng không vượt quá 100 tỷ đồng, lãnh đạo chi nhánh có quyền phê duyệt hạn mức.

Sau khi được chuẩn bị bởi CBTD và lãnh đạo phòng tín dụng cũng như thẩm định bởi 2 cán bộ phòng QLRR phụ trách hồ sơ thẩm định và đề xuất cấp hạn mức tín dụng, tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm của phòng tín dụng được trình lên Giám đốc hoặc người được ủy quyền (với những khách hàng có hạn mức tín dụng từ 3 tỷ trở lên) xem xét phê duyệt.

Đối với những khách hàng có hạn mức tín dụng lớn hơn phải thông qua Hội đồng tín dụng, hiện tại thành phần Hội đồng tín dụng của Chi nhánh gồm Trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng tín dụng, trưởng phòngQLRR và Ban Giám đốc chi nhánh. Thư ký Hội đồng tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ trình chủ tịch Hội đồng tín dụng (Giám đốc Chi nhánh) triệu tập họp Hội đồng tín dụng để xem xét phê duyệt.

Nếu vượt thẩm quyền của Chi nhánh, Chủ tịch Hội đồng tín dụng ký văn bản trình và yêu cầu phòng QLRR gửi kèm 01 bộ hồ sơ đầy đủ và trình Trụ sở chính xem xét, quyết định. Hồ sơ lại tiếp tục được chuyển qua Phòng khách hàng trên trụ sở, phòngQLRR cũng như Hội đồng tín dụng với những khách hàng phức tạp như các bước nêu trên tại Chi nhánh.

(2) . Quy trình hồ sơ tín dụng và giải ngân

Bước 5: Thông báo cho khách hàng; soạn thảo, ký kết HĐBĐ (nếu có)

Cán bộ thẩm định chuyển hồ sơ (đã được phê duyệt) để các phòng liên quan thực hiện.

CBTD đàm phán, soạn thảo hợp đồng bảo đảm và các văn bản liên quan dựa trên nội dung đã được phê duyệt để lãnh đạo phòng tín dụng rà soát nội

dung dự thảo HĐBĐ, ký tắt từng trang rồi yêu cầu CBTD chuyển cho phòng QLRR. Sau khi rà soát, tổ quản lý rủi ro có văn bản thông báo với tổ tín dụng về những nội dung cần chỉnh sửa và cho tổ tín dụng để trình Giám đốc Chi nhánh ký hợp đồng bảo đảm và gửi cho khách hàng.

CBTD sẽ soạn thảo hợp đồng tín dụng cùng với các hồ sơ khác và trình lãnh đạo tổ tín dụng, phòngQLRR kiểm tra truớc khi xin chữ ký của Giám đốc chi nhánh.

Sau đó CBTD sẽ đi đăng ký giao dịch đảm bảo với khách hàng, cũng nhu làm các thủ tục liên quan đến pháp luật như yêu cầu của hợp đồng.

Bước 6: Cập nhật dữ liệu khách hàng vào hệ thống IPCAS; nhập kho TSBĐ và hồ sơ TSBĐ (nếu có)

Phòng tín dụng làm thủ tục nhập kho hồ sơ TSBĐ và cập nhật thông tin vào Chương trình quản lý hồ sơ TSBĐ theo quy định. Sau đó thông báo cho phòng QLRR để vấn tin kiểm tra thông tin hồ sơ TSBĐ đã nhập kho và thực hiện liên kết TSBĐ. Phòng quản lý rủi ro nhập và phê duyệt thông tin dữ liệu về A/A và cấp có thẩm quyền phê duyệt A/A trên hệ thống IPCAS.

Bước 7: Theo dõi và quản lý hạn mức tín dụng khách hàng

Sau khi hạn mức tín dụng đã được phê duyệt, khi KH có nhu cầu cấp khoản tín dụng Cán bộ phòng liên quan sẽ thực hiện 7 bước theo quy trình tương tự như đối với cấp giới hạn tín dụng cho KH rồi thực hiện các bước tiếp như sau:

Bước 8: Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân/phát hành L/C, bảo lãnh

Cán bộ thẩm định, Lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro giám sát việc nhập thông tin trên IPCAS của Phòngtín dụng.

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w