Xây dựng và thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng.

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

Bản thân hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, vì vậy các ngân hàng cần phải xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ từ khâu xét duỵệt, thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra giám sát truớc và sau cho vay... Khi các ngân hàng tiến hành hoạt động tín dụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình tín dụng đó. Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp ngân hàng hạn chế đuợc rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đối với mỗi khoản tín dụng, ngân hàng không những phải kiểm tra truớc khi giải ngân mà công việc kiểm tra giám sát tín dụng sau giải ngân cũng quan trọng không kém. Việc này nhằm hạn chế hạn chế rủi ro đạo đức, nhằm đảm bảo rằng khách hàng vay không làm những việc rủi ro từ nguồn vốn vay. Ngân hàng sẽ giám sát tình hình sử dụng vốn vay sau giải ngân bằng cách kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ. Đây là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình tín dụng của bất cứ một NHTM nào.

Ngày nay, các ngân hàng có rất nhiều biện pháp khác nhau để kiểm tra giám sát các khoản vay, một số các biện pháp cơ bản hầu hết các ngân hàng đang sử dụng là:

- Tất cả các loại hình tín dụng đều phải đuợc tiến hành kiểm tra theo định kì, ví dụ nhu kiểm tra theo chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày đối với những khoản vay lớn, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thuờng đối với những khoản cho vay có quy mô nhỏ.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra giám sát một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng

nhất của mỗi khoản vay phải được kiểm tra.

- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên các khoản cho vay lớn bởi vì những khoản cho vay lớn này nếu xảy ra rủi ro sẽ gây ảnh hưởng nghiêm

trọng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng.

- Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện ra những dấu hiệu không lành

mạnh có

khả năng dẫn đến rủi ro liên quan đến khoản vay.

- Trong trường hợp nền kinh tế có chiều hướng suy giảm hay các ngành có tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng phải đối mặt với những vấn đề khó khăn lớn thì ngân hàng phải tăng cường các biện pháp kiểm

soát tín dụng.

Một phần của tài liệu 0693 kiểm soát nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện nho quan ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w