nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Đô
Trong xu thế hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày nay, nguồn thu của các ngân hàng theo hướng từ thu dịch vụ là chủ yếu. Trong thực tế cũng chứng minh rõ, thu dịch vụ có tính ổn định cao, đảm bảo an toàn trong hoạt động và hiệu quả mang lại cao nhất. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng ngày càng được ra đời và ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và xã hội.
Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và yêu cầu cao về sự tiện ích, tiết kiệm thời gian. Các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam đang nỗ lực để khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ một cách khép kính. Xu hướng đang được các ngân hàng hình thành là tích hợp các sản phẩm hiện có thành gói sản phẩm cung ứng cho từng loại đối tượng khách hàng, đảm bảo phục vụ đồng bộ và hiệu quả nhất cho khách hàng. Đây chính là chiến lược gắn kết hoạt động cho vay với bán chéo các sản phẩm, dịch vụ.
Nhận thức được xu thế đó, và cũng hiểu rõ thực trạng, là công nghệ thông tin làm nền tảng cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng còn chưa đáp ứng đòi hỏi của phát triển, trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2007, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã từng bước triển khai hệ thống hiện đại hoá ngân hàng, và đã cơ bản hoàn thành hệ thống Core banking, là một hệ thống công nghệ thông
tin hiện đại, cho phép cung cấp số liệu chi tiết để ngân hàng có thể quản lý các sản phẩm dịch vụ, giúp cho công tác đánh giá thị trường, phân tích phát triển sản phẩm, đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm... hết sức thuận lợi. Đến nay hầu hết các nghiệp vụ trong quá trình cung ứng sản phẩm đã được tự động hóa trên hệ thống.
Tính đến ngày 31/12/2009, Agribank đang sử dụng 186 sản phẩm dịch vụ, trong đó 166 SPDV cung cấp tới khách hàng và 20 SPDV cung cấp tới các tổ chức tín dụng và định chế tài chính trên thị trường vốn, thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. Theo tiêu chí nghiệp vụ và theo cách phân chia SPDV của các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới, hệ thống SPDV của Agribank được phân chia thành các nhóm sản phẩm dịch vụ, cụ thể (10 nhóm): Nhóm sản phẩm tiền gửi, huy động vốn; nhóm sản phẩm cấp tín dụng; nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước; nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế; nhóm sản phẩm dịch vụ TREASURY; nhóm sản phẩm đầu tư; nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ; nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử (E-BANKING); nhóm SPDV ngân quỹ và quản lý tiền tệ; nhóm sản phẩm dịch vụ Bancassurance và các sản phẩm dịch vụ khác.
Hệ thống SPDV của Agribank được phân phối chủ yếu qua ba kênh: phân phối qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch (tại quầy); phân phối qua mạng lưới ATM/EDC/POS; phân phối qua điện thoại di động của khách hàng (Mobile)
Tuy số lượng SPDV của Agribank còn chưa xứng với quy mô và tiềm năng hoạt động, nhưng sau một thời gian ngắn triển khai, một số SPDV đã thể hiện tính vượt trội so với các ngân hàng khác như dịch vụ quản lý dòng tiền, thu hộ cho khách hàng trên toàn quốc qua mạng lưới Agribank, dịch vụ chuyển khoản qua tin nhắn SMS (Apaybill).
Tính đến 31/12/2011, Agribank có tổng số 2.102 ATM chiếm 16,4% thị phần ATM toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam và 4.2010 EDC chiếm 6,4% thị trường. Dịch vụ Mobile Banking đã đi vào hoạt động ổn định và hoàn thiện trên tất cả mạng di động đồng thời có sự phát triển mạnh mẽ về cả dịch vụ tiện ích. Số lượng dịch vụ NHNo cung cấp trên kênh Mobile Banking là 13 dịch vụ cũng như số lượng khách hàng sử dụng là 1.866.389 khách hàng tính đến 31/12/2011.
Doanh số bảo lãnh 96,620 130,570 167,365 71,254
Năm 2010, NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai thành công được các sản phẩm dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán hóa đơn điện thoại di động trả sau hàng tháng cho các thuê bao trả sau của mạng Viettel, hợp tác với VNPAY phát triển dịch vụ thanh toán nhờ thu hóa đơn tự động, dịch vụ thu hộ tiền bán vé máy bay của Việt Nam Airline,...
Trong năm 2011, NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai đồng loạt kết nối với khách hàng để thực hiện thu hộ và quản lý dòng tiền cho các khách hàng như thu hộ hóa đơn điện lực, FPT, thu hộ học phí sinh viên,... ở hầu hết các chi nhánh trên cả nước
Dù còn phải tiếp tục triển khai, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin để phát huy hơn nữa những kết quả từ quá trình thử nghiệm nhưng có thể thấy, bước đầu, việc phát triển SPDV theo hướng đa dạng hóa, tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại đã đem lại thành công bước đầu cho Agrbank. Năm 2011, NHNo&PTNT Việt Nam đạt giải thưởng: Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2011 do người tiêu dùng bình chọn ghi nhận những kết quả mà NHNo&PTNT Việt Nam luôn nỗ lực cố gắng hướng đến phát triển bền vững và là ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, chất lượng tới khách hàng
Là một chi nhánh thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô cũng từng bước thực hiện phát triển các SPDV của NHNo&PTNT Việt Nam, nhờ đó, chi nhánh cũng đã có được những kết quả nhất định. Ở góc độ là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, thực trạng chất lượng của một số SPDV phi tín dụng mới triển khai gần đây tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô được phản ánh qua 2 chỉ tiêu phản ánh chất lượng SPDV như sau:
2.2.1. Doanh thu và thu nhập một số sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Đô
2.2.1.1 Hoạt động bảo lãnh
Trước đây, hoạt động chính của các ngân hàng truyền thống là huy động vốn và cho vay. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của nền kinh tế, ngân hàng buộc phải chuyển hướng phát triển theo mô hình đa năng hiện đại nếu muốn tồn tại và khẳng định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ngân hàng không ngừng sáng tạo, ứng dụng và phát triển những sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm, thu hút khách hàng, tăng thị phần, phân tán rủi ro và mang lại lợi nhuận cao nhất. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những sản phẩm như vậy.
Số món bảo lãnh của chi nhánh không ngừng tăng nhanh qua các năm và đóng vai trò quan trọng trong tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng của chi nhánh. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo lãnh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 0.4. Bảo lãnh trong nước từ năm 2009 - 30/06/2012
1.
1 Nhập khẩu______________- Doanh số (Qui USD) 11,733,380 15,484,016 11,407,354 5,321,0 46
- Số món_______________ 32 29 25 11
1.
2 Xuất khẩu_______________- Doanh số (Qui USD) 2,440,783 5,274,451 5,232,485 2,013,7 87
- Số món_______________ 12 34 34 15
1.
3 Phí TTQT (VND) 408,803,626 628,575,223 541,737,000 235,712,314
2
Kinh doanh ngoại tệ (USD) __________ 2. 1 Doanh số mua___________ 2,653,957. 0 4,223,027.0 10,220,650. 0 6,056,324 .0 - Từ khách hàng tổ chức 2,388,561.3 3,800,724.3 9,198,585 .0 .6 5,450,691 - Từ khách hàng cá nhân 265,395.7 422,302.7 1,022,065 .0 605,632 .4 2. 2 Doanh số bán____________ 10,814,144.0 11,736,503. 0 10,591,360. 0 7,278,451 .0 - Từ khách hàng tổ chức 9,732,729. 6 10,562,852. 7 9,532,224 .0 6,550,605 .9 - Từ khách hàng cá nhân 1,081,414.4 1,173,650.3 1,059,136.0 727,845 .1
Nguồn: NHNo&PTNT Tây Đô
Hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo lãnh đều tăng trưởng qua ba năm. Tuy nhiên, sang năm 2012, doanh số bảo lãnh của chi nhánh giảm mạnh do nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn đồng thời các món bảo lãnh có giá trị cam kết bảo lãnh lớn đối với các dự án công trình xây dựng đến hạn. Tỷ trọng thu từ dịch vụ bảo lãnh so với thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng trưởng tương đối ổn định.
2.2.1.2 Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô mới tách ra trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam từ tháng 4 năm 2008, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chưa phát sinh nhiều do đó chưa thành lập phòng kinh doanh ngoại hối. Hoạt động kinh doanh ngoại hối trực thuộc phòng Kế hoạch kinh doanh. Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh đã phát sinh các nghiệp vụ: nghiệp vụ thư tín dụng L/C, chuyển tiền và thanh toán mậu biên.
Bảng 0.5. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
T so với năm 2009 năm 2010 năm 2011 + Doanh số (Qui USD) 68,121.6 6 00264,998. %289 730,528.00 176% 305,965.00 -58% _ + Số món 24 2 ^ 303^ 25% 443 46% 196 -56% 3 + Phí 2,711.2 3 12,746.7 5 370 % 25,392.60 99% 13,045.23 -49%
Nguồn: NHNo&PTNT Tây Đô
Kết quả kinh doanh hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đều tăng trưởng và đem lại một nguồn thu ngoài tín dụng đáng kể cho chi nhánh. Phí thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế không ổn định, năm 2009 đạt 408 triệu đồng, năm 2010 đạt 628 triệu đồng, năm 2011 đạt 541 triệu đồng và đến 30/6/2012 đạt 236 triệu đồng. Qua theo dõi, phần lớn khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh ngoại tệ với chi nhánh là khách hàng nhập khẩu (ngân hàng phải đáp ứng ngoại tệ thanh toán), còn khách hàng có nguồn thu xuất khẩu ít hơn.
2.2.1.3 Chuyển tiền kiều hối
Tiềm năng của dịch vụ kiều hối ở Việt Nam là rất lớn, không chỉ với quốc gia mà còn với các NHTM. Kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia. Do vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối đang giúp các NH tăng phí dịch vụ và nguồn ngoại tệ giá rẻ.
Nguồn chuyển tiền chủ yếu là tiền chuyển về Việt Nam của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và tiền của lao động xuất khẩu; chuyển tiền đi chủ yếu là tiền chuyển cho lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bao gồm học phí, sinh hoạt phí...
Thực tế hiện nay, ngoài các NH còn có hàng chục công ty kiều hối cung ứng dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về. Đây là dịch vụ không chỉ đem lại nguồn thu phí mà còn giúp NH mua được ngoại tệ, tăng nguồn tiền gửi và bán chéo các sản phẩm khác cho người nhận tiền kiều hối, đồng thời nâng cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng với khách hàng
Chuyển và nhận tiền kiều hối ở các ngân hàng hiện nay chủ yếu qua Western Union và có xu hướng tăng. Điều này là do dịch vụ của Western Union đáp ứng được yêu cầu của khách hàng là thủ tục đơn giản, nhanh, số lượng 420.000 điểm giao dịch của Western Union được đặt tại trên 200 quốc gia trên thế giới đã tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.
Bảng 0.6. Một số chỉ tiêu về chuyển tiền kiều hối từ 2009 - 30/06/2012
nhánh không ngừng tăng, đặc biệt năm 2011 đạt 730,528 USD tăng 176% so với năm 2010, phí dịch vụ thu từ hoạt động này năm 2011 đạt 25,392.60 USD. Mặc dù phí thu được từ hoạt động này chưa phải là cao nhưng có xu hướng tăng nhanh và
ST
T Chỉ tiêu Năm2009 Năm 2010 Năm 2011 Tháng 6/2012
Tăng trưởng so với năm Tăng trưởng so với năm Tăng trưởng so với năm 1 + Thẻ ghi nợ nội địa
Số lượng thẻ (chiếc) 3,527 4,445 26% 14,790 233% 16,820 14% Số dư (triệu đồng)_______ 15,581 26,243 68% 56,162 114% 80,198 43% 2 + Thẻ ghi nợ quốc tế Số lượng thẻ (chiếc) 1 52 1 19 26% 343 80% 383 12% Số dư (triệu đồng) 1 15 30 7 167% 572 86% 634 11% 3 + Thẻ tín dụng quốc tế Số lượng thẻ (chiếc) 3 _______ 100% 159 1345% 187 18% Số dư (triệu đồng) 3 00 0 70 100% 1,066 52% 1,227 15%
phát triển trong thời gian tới. Hiện nay, chi nhánh đã triển khai dịch vụ Western Union đến hết các phòng giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.
2.2.1.4 Dịch vụ thẻ và tài khoản cá nhân
Dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng độc đáo, ra đời và phát triển dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Với những tính năng ưu việt, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng, dịch vụ thẻ đã nhanh chóng trở thành dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến và được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Và nay, thẻ cũng đang dần khẳng định vị trí của mình trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Vốn huy động từ dân cư có vị trí quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào trong đó có cả chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô. Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân cư trên tổng nguồn vốn vẫn còn ở mức chưa cao, nguyên nhân do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và từ đó, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô cần đề ra các chính sách và dịch vụ để thu hút thêm khách hàng.
Nguồn vốn huy động từ cá nhân, đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn huy động từ tài khoản thẻ với lãi suất hiện nay là 2%/năm so với lãi suất huy động tiền gửi cá nhân 12 tháng hiện nay là 9%/năm thì ngân hàng tiết kiệm được 7%/năm trên số vốn huy động. Để huy động được nguồn này, cần phát triển và đa dạng hóa các SPDV cũng như tiện ích hướng tới khách hàng cá nhân như dịch vụ thẻ, chi trả lương qua tài khoản thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh...
đối đối đối đối
I Doanh thu bán bảo hiêmABIC_________________5623,0 4661,2 6 80,73 38,190 % 166 19,490 32% 1 Bảo hiểm hàng hóa 12,4
56 6841,1 6 47,23 28,712 % 231 6,068 15% 2 Bảo hiểm xe ôtô 10,6
00 20,0 78 33,50 0 9,478 8 9% 13,422 67% I I
Hoa hồng thu được từ dịch
27 46 62 19 7
0% 16 35%
III Tỷ trọng trong thu dịch vụ ngoài tín dụng___________ 0.3 5% 0.4 2% 0.54% 0.07% 2 0% 0.12% 29%
Nguôn: NHNo&PTNT Tây Đô
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động dịch vụ thẻ đều có xu hướng tăng, đặc biệt là trong năm 2011. Đến 30/6/2012, số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành được là 16.820 chiếc tăng 14% so với năm 2011, phí thu được từ hoạt động dịch vụ thẻ ATM là hơn 168 triệu đồng, nguyên nhân do từ năm 2011 trụ sở chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô về chung cùng tòa nhà với Hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam,... Từ năm 2011, thẻ tín dụng quốc tế được bắt đầu được triển khai mạnh mẽ tại chi nhánh, năm 2011, chi nhánh phát hành 159 thẻ tín dụng tăng 1345% so với năm 2010, số dư trên thẻ đạt 1.066 triệu đồng, phí thu về từ dịch vụ thẻ tín dụng là 130,4 triệu đồng. Đến tháng 6 năm 2012, số lượng thẻ phát hành là 187 thẻ, tăng 18% so với năm 2011, số dư trên thẻ là 1.227 triệu đồng. Đến tháng 10/2011, tất cả các cán bộ nhân viên của chi nhánh đều được phát hành thẻ tín dụng quốc tế và hiện nay đang được triển khai đối với số lượng lớn khách hàng.
2.2.1.5. Bancassurance (dịch vụ bảo hiểm qua NHNo&PTNT Việt Nam)
Để gia tăng tiện ích, nguồn thu từ dịch vụ, các ngân hàng đang tăng cường liên kết với nhiều công ty bảo hiểm để bán chéo sản phẩm cho khách hàng. Đây cũng là hình thức mà các công ty bảo hiểm muốn đẩy mạnh phát triển, vì qua đó có điều kiện mở rộng thị phần. Khách hàng sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp cận các dịch