Quản trị rủi ro hoạt động là một cơng tác cịn khá mới mẻ đối với hệ thống ngân hàng thưong mại Việt Nam. Do vậy để áp dụng và thực hiện có hiệu quả theo đúng thơng lệ quốc tế thì cần có các bước đi, giải pháp cụ thể. Qua tham khảo hiệp định Basel II, kinh nghiệm quản lý rủi ro hoạt động ở một số nước, và các tài liệu tham khảo về quản trị rủi ro hoạt động; căn cứ vào thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Techcombank, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Techcombank như sau:
3.2.1 Giải pháp về hệ thống quy trình, văn bản
Khối quản trị rủi ro nói chung và Phịng quản trị rủi ro hoạt động nói riêng cần
điều chỉnh, cập nhật thường xun các quy trình văn bản về quản lý RRHĐ, cụ thể: Văn bản về ba công cụ RCSA, LDC, KRIs cần đưa ra được các chỉ tiêu tài
67
chính và phi tài chính cụ thể hơn, phù hợp với các ĐVKD tạo điều kiện cho các đơn vị trong việc áp dụng đúng quy trình. Các văn bản hiện nay chưa thể hiện hết các trường hợp ảnh hưởng khi RRHĐ xảy ra, gây khó khăn cho đơn vị trong q trình phân loại và báo cáo. Bên cạnh đó, ngơn ngữ sử dụng trong các văn bản về quản lý RRHĐ cịn khá khó hiểu và trừu tượng, cần chỉnh sửa cho dễ hiểu hơn nhằm khuyến khích, thu hút mỗi CBNV tìm đọc và nắm bắt nội dung.
Xây dựng quy trình, hướng dẫn về việc nhận diện và xác định RRHĐ, bởi bước này thường gây khá nhiều khó khăn cho đơn vị tiếp nhận rủi ro.
Xây dựng hồn chỉnh danh mục quản lý RRHĐ có giá trị tham khảo tốt, trong đó chỉ rõ mức độ chấp nhận, cảnh báo đối với từng nhóm rủi ro trọng yếu xảy ra tại Techcombank. Danh mục quản lý RRHĐ hiện nay chỉ mang tính chất thống kê, chưa thực hiện tốt vai trò là dữ liệu chủ chốt của ngân hàng.
Xây dựng một chế tài cụ thể nhằm xử lý những đơn vị cố tình vi phạm cơ chế chính sách quản lý RRHĐ, che giấu sai phạm... chứ khơng chỉ ở hình thức khuyến khích thực hiện như hiện nay.
Điều chỉnh lại quyết định phân công BRO, trong đó nêu rõ vai trị, trách nhiệm, hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các BRO nhằm khuyến khích tinh thần làm việc cũng như có chế tài phù hợp với những BRO không làm tốt nhiệm vụ được giao.
3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực và chú trọng đãi ngộ nhân sự
Trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào thì yếu tố con người ln là yếu tố quan trọng số một. Nó quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chính tổ chức đó mà tổ chức ngân hàng trong đó Techcombank khơng phải là ngoại lệ.
Công tác quản lý rủi ro hoạt động muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ - nhân viên - những người “sở hữu” rủi ro hoạt động phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý công việc. Muốn như thế Techcombank phải chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức quản lý rủi ro đối với nguồn nhân lực.
68
> Đối với lãnh đạo cấp cao và cấp trung tại các đơn vị: Đây là đội ngũ nhân sự
nịng cốt, có chức năng truyền tải thơng tin cũng như có khả năng tác động mạnh mẽ đến cách thức làm việc của nhân viên Techcombank, vì vậy cần tập trung đào tạo kiến thức cũng như đạo đức trong quản lý RRHĐ đối với nguồn nhân sự này. Khối Quản trị rủi ro cần tổ chức các khóa tập huấn cao cấp về RRHĐ cho cán bộ cấp cao và cấp trung, đảm bảo họ nắm vững tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, thấu hiểu vai trò và trách nhiệm của bản thân, của đơn vị mà họ phụ trách trong việc giảm thiểu RRHĐ cho Techcombank.
> Đối với CBNV không chuyên trách quản lý RRHĐ, trực thuộc các đơn vị trên hệ thống Techcombank: Đây là lực lượng trực tiếp tiếp xúc, tiếp nhận RRHĐ tại các
đơn vị, nhưng họ lại là đối tượng ít quan tâm đến cơng tác quản lý RRHĐ nhất. Bằng chứng là trong những năm vừa qua, nếu khơng có những thơng báo bắt buộc từ Khối Quản trị rủi ro hoặc yêu cầu trực tiếp của trưởng đơn vị, thì những CBNV này thường khơng mặn mà đăng ký tham dự lớp học về quản lý RRHĐ. Vì vậy, Khối quản trị rủi ro cần có hình thức khen thưởng, chế tài nhằm khuyến khích sự quan tâm của những đối tượng này hơn.
> Đối với Phòng quản trị RRHĐ: Đội ngũ CBNV cần tham gia thường
xun các khóa đào tạo nghiệp vụ tín dụng, giao dịch, thanh tốn quốc tế... tại ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị khác trong công tác quản lý RRHĐ. Cần tham gia các buổi hội thảo của NHNN về quản lý rủi ro, chương trình đào tạo từ những đơn vị chuyên gia bên ngoài để bổ sung kiến thức trong công tác giảng dạy cũng như tác nghiệp, cập nhật thường xuyên xu hướng, diễn biến mới về RRHĐ trong nước và trên thế giới để có những cảnh bảo sớm, chuẩn xác đối với RRHĐ.
Song song với việc thực hiện đào tạo nguồn nhân lực, Techcombank cũng cần chú trọng đến chính sách đãi ngộ nhân sự. Nguồn gốc của hành vi gian lận nội bộ xuất phát từ nhận định của CBNV về những nỗ lực trong công việc so với lợi ích, cơ hội mà họ nhận được. Từ nhận định tiêu cực, CBNV sẽ có thái độ, hành động sai lệch gây thiệt hại cho ngân hàng. Ngược lại, nếu CBNV hiểu được
69
những đãi ngộ mà họ nhận được xứng đáng với cố gắng mà họ thực hiện và sự thành công của tổ chức đi đôi với kết quả trong cơng việc của họ thì chắc hẳn thái độ làm việc của mỗi CBNV sẽ luôn nghiêm túc, tuân thủ và hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm cao.
3.2.3 Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, trong đó có hệ thống cơng nghệ thông tin chuyên biệt cho quản trị rủi ro hoạt động
Hoạt động ngân hàng ln địi hỏi phải sử dụng một hàm lượng công nghệ thông tin cao, việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại là một trong hoạt động kinh doanh là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành cơng cho các ngân hàng; là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản trị ngân hàng, trong đó có cơng tác quản trị rủi ro.
Techcombank cần đầu tư hệ thống công nghệ thơng tin hiện đại, đồng bộ. Điều này có tác dụng làm cho quá trình thực hiện nghiệp vụ được dễ dàng, thơng suốt, nhanh chóng với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngồi.
Đồng thời, để thực hiện cơng tác quản trị RRHĐ hiệu quả, Techcombank cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến phục vụ cho quản lý RRHĐ. Tại đó mọi CBNV có thể truy cập để tìm hiểu thơng tin về RRHĐ, báo cáo kịp thời sai phạm khi phát hiện. Các BRO có thể báo cáo trực tiếp trên phần mềm, CBNV phòng Quản trị RRHĐ kiểm sốt từ xa, có thể phát hiện lỗi và báo cáo với cấp lãnh đạo ngay thời điểm phát hiện để tiến hành khắc phục sớm, giảm tác hại của RRHĐ. Hệ thống phân quyền người truy cập, có thể xuất báo cáo tự động theo nhiều dạng dữ liệu, giúp tiết kiệm thời gian, an tồn lưu trữ và bảo mật.
Bên cạnh đó, Techcombank cần hồn thiện danh mục RRHĐ, đưa lên hệ thống công nghệ thông tin, trên cơ sở dữ liệu gốc và cập nhật liên tục, hệ thống hỗ trợ bổ sung thường xuyên các RRHĐ vào danh mục. Việc xây dựng danh mục RRHĐ trên hệ thống cần đảm bảo sự phân loại tương đương với Basel II và phù hợp với yêu cầu của NHNN, tạo điều kiện cho việc xuất, sử dụng dữ liệu để áp dụng các phương pháp tính vốn cho RRHĐ.
70
Thêm vào đó, việc xây dựng phân hệ tương tác giữa đơn vị tiếp nhận rủi ro, Khối quản trị rủi ro và kiểm tốn nội bộ trên hệ thống cơng nghệ thơng tin cũng rất quan trọng. Tại đó, ba tuyến phịng thủ có thể trao đổi, sử dụng thơng tin lẫn nhau, phối hợp tốt hơn cho công tác quản lý RRHĐ, như theo dõi tiến độ khắc phục sai sót, giải đáp thắc mắc trong quá trình hoạt động...
3.2.4 Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro
Rủi ro hoạt động có đặc tính cố hữu, nó tồn tại song hành cùng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; do vậy văn hóa quản lý rủi ro là tồn bộ các giá trị, các quan niệm, và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động ngân hàng, chi phối nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong ngân hàng trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích quản trị rủi ro.
Để xây dựng văn hóa quản lý rủi ro trên tồn hàng, Techcombank cần chú trọng tới hoạt động truyền thơng. Hoạt động truyền thơng có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao hiểu biết và nhận thức RRHĐ, đạo đức nghề nghiệp của CBNV Techcombank. Đối tượng chủ yếu mà kênh truyền thông hướng tới là tất cả CBNV Techcombank, với mục đích thu hút càng nhiều sự theo dõi càng tốt.
Để làm được điều này, cần có những thay đổi chủ động hơn trong cách thức truyền thơng. Cụ thể: Bộ phận phân tích và giảm thiểu rủi ro cần có chương trình khảo sát định kỳ 2 lần/ năm nhằm thu thập những ý kiến của tất CBNV như: họ đánh giá thế nào về chất lượng bài viết, họ mong muốn thơng tin gì cho những bài viết tiếp theo, hay những đề xuất giúp cải thiện vẫn đề truyền thơng...từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp để ngày càng nhiều người quan tâm đọc bài viết hơn.
3.2.5 Tăng cường kiểm soát gian lận và sai phạm nội bộ, thực hiện luân chuyểncán bộ nhân viên chủ chốt cán bộ nhân viên chủ chốt
Việc giữ nhân viên tại một vị trí nghiệp vụ quá lâu sẽ tạo điều kiện cho họ có cơ hội tìm ra kẽ hở của quy trình và thực hiện hành vi gian lận. Do đó, để hạn chế sai phạm nội bộ, Techcombank cần định kỳ luân chuyển công tác đối với những CBNV chủ chốt tại mỗi mắt xích trong quy trình nghiệp vụ. Việc luân chuyển cần được văn bản hóa cụ thể, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người
71
được luân chuyển, thời gian luân chuyển và chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm tránh phản ứng không tốt từ người lao động.
3.2.6 Tăng cường vai trị kiểm tra, kiểm sốt của kiểm tốn nội bộ
Hiện tại, vai trị kiểm tra, kiểm sốt về rủi ro hoạt động của Techcombank chủ yếu được thực hiện bởi bộ phận Quản trị rủi ro thuộc khối Quản trị rủi ro. Bộ phận Kiểm toán nội bộ cần tham gia sâu sát hơn để nắm được thực trạng quản trị rủi ro hoạt động, từ đó báo cáo với ban lãnh đạo, ban điều hành Techcombank có những bổ sung phù hợp, kịp thời vào quy trình, quy định của từng thời kỳ.
Nâng cao vai trị của kiểm tốn nội bộ như một công cụ hữu hiệu để kiểm tra, kiểm sốt RRHĐ thơng qua các báo cáo kiểm toán và hoạt động tư vấn của kiểm toán nội bộ với ban lãnh đạo Techcombank. Kiểm toán nội bộ cần thực hiện kiểm tra thường xuyên đối với chính sách, sản phẩm để đưa ra khuyến nghị cải tiến hiệu quả, phù hợp với quy định của NHNN và thực tế phát triển ngành nhằm hạn chế sự phát sinh của RRHĐ, giảm thiểu các gian lận từ việc lợi dụng quy trình lỏng lẻo thay vì chỉ kiểm tra mức độ tuân thủ quy trình của ĐVKD như hiện nay.
3.2.7 Áp dụng kỹ thuật bảo hiểm rủi ro đối với rủi ro hoạt động
Bảo hiểm RRHĐ được thực hiện tại bước giảm thiểu trong quy trình quản lý RRHĐ. Bảo hiểm rủi ro giúp giảm giá trị tổn thất do RRHĐ gây ra trên cơ sở bù đắp tổn thất bằng chi phí đã chuẩn bị sẵn sàng trước đó hoặc chuyển giao tổn thất cho bên thứ ba.