Chuẩn mực Basel trong quản trị rủi ro hoạt động của các NHTM

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 41)

1.2 Quản trị rủi ro hoạt động trong các ngân hàng thương mại

1.2.4 Chuẩn mực Basel trong quản trị rủi ro hoạt động của các NHTM

❖Basel II và vấn đề quản trị rủi ro hoạt động.

Hiệp định Basel II với ý nghĩa là khuôn khổ, chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đã được một số NHTM của các nước phát triển ứng dụng và thu được những hiệu quả cao.

Ủy ban Basel là Ủy ban giám sát ngân hàng do các ngân hàng trung ương của các nước G10 thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của ngân hàng thanh tốn quốc tế. Mục đích xây dựng Ủy ban Basel là để xây dựng những khuôn khổ chung kiểm sốt các rủi ro và giám sát an tồn đối với những ngân hàng hoạt động quốc tế.

26

Mục tiêu quan trọng mà Ủy ban Basel đặt ra là thu hẹp khoảng cách trong cơng tác giám sát an tồn hoạt động ngân hàng trên phương diện quốc tế, với 2 nguyên tắc chủ yếu là: “Không để một ngân hàng nước ngồi nào khơng chịu sự giám sát và công tác giám sát phải đảm bảo đầy đủ”.

Hiệp định Basel II đã đề cập đến một nội dung hoàn toàn mới mẻ trong quản trị rủi ro ngân hàng, đó là “rủi ro hoạt động”.

Hiệp định bao gồm 3 cột trụ:

o Yêu cầu về vốn tối thiểu. o Quy trình rà sốt, giám sát. o Nguyên tắc thị trường.

Theo Basel II thì rủi ro hoạt động là nguy cơ tổn thất do các quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động, do con người và hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín. Qua đó Hiệp định đề xuất áp dụng u cầu về vốn công khai tại cột trụ 1 đối với rủi ro hoạt động. Đồng thời, đề xuất 3 phương pháp đo lường chủ yếu đối với rủi ro hoạt động, đó là: Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản (Một chỉ tiêu áp dụng cho một quy định); Phương pháp chuẩn hóa (Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một quy định); Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao AMA (Các ngân hàng áp dụng mơ hình nội bộ).

Cột trụ 2 nêu lên những ngun tắc chủ chốt trong cơng tác rà sốt, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng về quản trị rủi ro và minh bạch hóa.

Nguyên tắc 1: NHTM cần xây dựng một quy trình đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu vốn an toàn tối thiểu gắn liền với trạng thái rủi ro của mình cùng với chiến lược duy trì mức độ an tồn vốn đó.

Nguyên tắc 2: Các cơ quan giám sát an toàn hoạt động của ngân hàng phải giám sát được và đánh giá thường xuyên tính chính xác, phù hợp với cơ chế đánh giá mức độ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng. Trong trường hợp các NHTM không đáp ứng được các yêu cầu quy định về vốn tối thiểu, cơ quan giám sát phải tiến hành các biện pháp phù hợp.

27

Nguyên tắc 3: Cơ quan giám sát phải có đầy đủ các cơng cụ để bắt buộc NHTM duy trì mức vốn trên mức vốn an tồn thối thiểu.

Nguyên tắc 4: Cơ quan giám sát nên sẵn sàng can thiệp sớm nhằm ngăn chặn các NHTM nếu mức vốn an tồn dưới 8%, đồng thời có cơ chế yêu cầu các NHTM phải lập tức bù đắp phần thiếu hụt trong vốn an toàn so với mức vốn tối thiểu quy định.

Cột trụ thứ 3 (Nguyên tắc thị trường) nhằm bổ sung các quy định về tỷ lệ an toàn tối thiểu (cột trụ 1) và quy trình rà sốt (cột trụ 2). Ngun tắc thị trường hay quy định cơng khai thơng tin về kết quả và tình trạng hoạt động của NHTM là một biện pháp áp dụng nhằm giảm thiểu các nguy cơ xảy ra các chấn động trong ngân hàng, làm cho mơi trường tài chính tiền tệ có sự ổn định nhất định thơng qua khả năng có thể dự đốn và minh bạch. Ngân hàng cần phải có hệ thống quy chế và quy định chính thức về cơng khai thông tin do Hội đồng quản trị ban hành. Hệ thống cơ chế này phải được xây dựng thành văn bản và có hiệu lực trong tồn bộ ngân hàng.

Việc áp dụng các quy định Basel II sẽ đem lại lợi ích thiết thực đối với các NHTM trong công tác quản trị rủi ro hoạt động. Các quy định này sẽ trở thành những chỉ dẫn cơ bản để một NHTM xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho mình cũng như cơ quan giám sát hoạt động tài chính tiền tệ thực hiện các chức năng: Xây dựng ban hành khuôn khổ luật pháp, thực hiện giám sát, can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ trên cơ sở minh bạch, phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w