Hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

2.1.3 Hoạt động đầu tư

Về đầu tư chứng khoán: Tổng đầu tư vào chứng khốn năm 2016 là 38,575 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào chứng khốn nợ (bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu xây dựng thủ đô, kỳ phiếu. trái phiếu của tổ chức tín dung, tổ chức có uy tín) là 38,428 tỷ đồng và chứng khoán là 147 tỷ đồng.

Về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần: Đến 31/12/2016, tổng số vốn góp đầu tư vào cơng ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là gần 578 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2015. Vốn góp được đầu từ vào một số tổ chức kinh tế uy tín và có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

2.1.4 Ket quả kinh doanh

Techcombank đang vươn lên mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực nên kết quả kinh doanh rất tốt. Năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ qua các năm

41

Có thể thấy kết quả kinh doanh của Techcombank có sự tăng trưởng qua các năm. Đáng chú ý là tổng lợi nhuận trước thuế năm 2016 đã tăng ~ 96% so với năm 2015. Một kết quả kinh doanh ấn tượng đến từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên với định hướng phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2016 cũng cho thấy lợi nhuận thu từ cho vay tín dụng ln chiếm trên 80% tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2012, thu từ cho vay tín dụng chiếm 90% tổng thu nhập, tới năm 2016, thu từ cho vay tín dụng đã giảm xuống chiếm 80% tổng thu nhập, cho thấy định hướng của ngân hàng sẽ giảm tỷ trọng thu từ cho vay tín dụng và tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ - hoạt động ít rủi ro hơn.

Biểu đồ 2.3 Kết quả kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2012-2016

9,000,000 8,000,000 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000

■ Thu từ CV tín dụng BThu từ DV BTong LN

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo Báo cáo tài chính Techcombank 2012 - 2016)

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Techcombank

2.2.1 Phân tích thực trạng rủi ro hoạt động của Techcombank

Với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, mạng lưới phân bổ, số lượng người lao động và sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khá nhanh qua các năm, Techcombank đã và đang đối mặt với tiềm ẩn rủi ro ngày càng tăng trên cả 3 lĩnh vực tín dụng, thị trường và rủi ro hoạt động.

Đối với rủi ro hoạt động, tại Techcombank đã xuất hiện hầu hết các dấu hiệu rủi ro thuộc 4 nhóm dấu hiệu đã được trình bày ở trên (con người, quy trình, hệ

Nguyên nhân RRHĐ Số lượng RRHĐ Tổn thất ròng (triệu VND)

Chưa xác định nguyên nhân T 34

Con người 2 6 26 Hệ thống 5 4 1,738 Quy trình 1 7 166^^

Sự kiện bên ngồi 3

4 4ĨT

Tổng Ĩ34 2,374

42

thống, các yếu tố bên ngoài). Theo báo cáo RRHĐ các năm từ 2012 tới 2016, số lượng các loại rủi ro hoạt động tại Techcombank như sau:

RRHĐ tại Techcombank 2012-2016 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 643 507 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng RRHĐ Tổn thất ròng (triệu VND)

Biểu đồ 2.5 RRHĐ tại Techcombank năm 2012-2016

(Nguồn: Báo cáo RRHĐ Techcombank 2012-2016)

Cùng với sự phát triển về quy mô tổng tài sản, sự tăng lên về lợi nhuận, Techcombank cũng chú trọng đến việc giảm thiểu số lượng RRHĐ cũng như tổn thất do RRHĐ gây ra. Số lượng RRHĐ năm 2012 là 643 trường hợp đã giảm xuống 134 trường hợp vào năm 2016. Tuy nhiên, tổn thất ròng về RRHĐ chưa giảm nhiều khi con số tổn thất năm 2016 là 2,37 tỷ đồng, cao hơn 1,7 tỷ đồng so với năm 2012.

Với phương pháp nhận diện cụ thể RRHĐ, giai đoạn 2012-2016, Techcombank đã xác định được 1,608 trường hợp RRHĐ. Bên cạnh đó, phịng Quản lý rủi ro hoạt động đã rà soát 352 quy trình, chính sách, góp phần đáng kể trong việc nhận diện và hạn chế RRHĐ trên văn bản.

Chi tiết các trường hợp RRHĐ của Techcombank năm 2016 chia theo 4 nhóm ngun nhân chính như sau:

43

Nguồn: Báo cáo RRHĐ Techcombank 2016 Có thể thấy, nguyên nhân Hệ thống gây ra tới 40% số lượng trường hợp

RRHĐ trong năm 2016. Mỗi nguyên nhân cịn lại như con người, sự kiện bên ngồi và quy trình chiếm khoảng 20% tổng các RRHĐ đã xảy ra.

RRHĐ tại Techcombank năm 2016

2%

■ Con người ■ Hệ thống "Quy trình "Sự kiện bên ngồi ■ Chưa xác định nguyên nhân

Biểu đồ 2.6 Các nguyên nhân RRHĐ tại Techcombank năm 2016

Nguồn: Báo cáo RRHĐ Techcombank 2016

Đồng thời, nguyên nhân hệ thống cũng gây ra tổn thất nhiều nhất cho Techcombank. Năm 2016, tới 73% tổn thất về tài sản xuất phát từ nguyên hệ thống, 17% tổn thất do sự kiện bên ngồi, 7% tổn thất do ngun nhân quy trình và cịn lại

44

là nguyên nhân khác.

Chi tiết phân tích các dấu hiệu rủi ro tại Techcombank liên quan tới 4 nhóm nguyên nhân chính như sau:

Tổn thất RRHĐ

1% 1%

■ Chưa xác định nguyên nhân ■ Con người ■ Hệ thống ■ Quy trình ■ Sự kiện bên ngoài

Biểu đồ 2.7 Tổn thất RRHĐ tại Techcombank năm 2016

Nguồn: Báo cáo RRHĐ Techcombank 2016

Có thể thấy, nhóm nguyên nhân xuất phát từ hệ thống là nhóm nguyên nhân trọng yếu mà Techcombank cần chú trọng khắc phục nếu muốn giảm thiểu RRHĐ. Techcombank là ngân hàng thương mại đi đầu trong áp dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng, liên tục cập nhật hệ thống và có những sản phẩm về ngân hàng điện tử mới nhất trên thị trường. Tuy nhiên, trình độ của đội ngũ quản lý về công nghệ thông tin cũng nhưng quản lý rủi ro công nghệ của ngân hàng còn chưa thực sự chuyên nghiệp, cần trau dồi thêm. Năm 2016, Techcombank đã từng phải thông báo gián đoạn dịch vụ trong thời gian 2 ngày để khắc phục lỗi của hệ thống ngân hàng lõi Core banking.

45

2.2.1.1 Rủi ro liên quan đến sai sót trong hoạt động của cán bộ

Rủi ro liên quan đến các sai sót trong hoạt động của cán bộ là loại rủi ro lớn nhất và có nguy cơ tổn thất cao nhất trong các loại rủi ro mà Techcombank đã phải gánh chịu. Các sai sót hoạt động của cán bộ bao gồm:

Sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn.

Các sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn bao gồm: mở tài khoản khi hồ sơ của khách hàng chưa đủ thông tin; chưa thực hiện quét hình ảnh, mẫu dấu, chữ ký của khách hàng lên hệ thống; sai sót trong việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của khách hàng trên các chứng từ giao dịch; sai sót của giao dịch viên trong q trình nhập dữ liệu vào chương trình như chọn sai màn hình, sai sản phẩm, hạch tốn nhầm tài khoản và tính phí nhầm; khơng phát hiện được tiền giả khi thực hiện thu ngân ...

Tại Techcombank đã từng xảy ra trường hợp, khách hàng có người anh em sinh đôi. Người anh đã bị bắt giam trong tù vào ngày 2/2/201X, cùng ngày, người em cầm Ủy nhiệm chi rút tiền đã ký sẵn tới gặp giao dịch viên để rút tiền. Do khơng thực hiện đúng quy trình nhận diện khách hàng tại quầy, giao dịch viên và kiểm soát đã chi số tiền hơn 4 tỷ đồng trên tài khoản của khách hàng trong khi chủ tài khoản đang bị giam trong tù. Ngay ngày hôm sau, ngân hàng đã phát hiện ra sai sót và trình báo cơ quan chức năng phong tỏa ngay lập tức tài khoản của khách hàng và phối hợp để lấy lại số tiền đã chi sai.

Có thể thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do những sai sót của cán bộ trong q trình hoạt động. Những sai sót này mặc dù đã giảm được qua các năm, nhưng lại là những sai sót có nguy cơ rủi ro cao, mà nguyên nhân cơ bản nhất của những sai sót này chủ yếu là do ý thức chấp hành quy trình nghiệp vụ của cán bộ chưa được nghiêm, do sự cẩu thả của giao dịch viên trong q trình thao hoạt động vụ.

Sai sót trong nghiệp vụ Chuyển tiền bao gồm:

Sai sót trong việc tính và thu các loại phí khơng đúng theo quy định của ngân hàng; sai sót trong hồ sơ của khách hàng như số tiền bằng số và bằng chữ ghi trên lệnh chuyển tiền không khớp nhau lập nhiều lệnh chuyển tiền đi có cùng một nội

46

dung ghi sai tên đơn vị thụ hưởng....

Những sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền chủ yếu do nguyên nhân chủ quan của cán bộ. Những sai sót trong nghiệp vụ này rất dễ xảy ra tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là hiện tượng chuyển nhầm nhiều lần một món tiền đến người thụ hưởng nếu không được kiểm soát viên của ngân hàng phát hiện kịp thời có thể dẫn dến tình trạng ngân hàng bị chiếm dụng vốn hoặc thậm chí mất tiền.

Tại Techcombank chi nhánh Hà Nội đã từng xảy ra trường hợp do sơ suất, kiểm soát viên đã duyệt 2 lần cùng một bút toán chuyển tiền. Dẫn tới tài khoản của khách hàng bị trừ 2 lần tiền trong khi chỉ có 1 ủy nhiệm chi. Ngay trong ngày, chi nhánh đã phát hiện ra sai sót và làm đơn đề nghị tới ngân hàng người thụ hưởng để trả lại tiền cho khách hàng.

Sai sót trong nghiệp vụ thẻ và máy ATM:

Các sai sót trong nghiệp vụ thẻ liên quan đến hoạt động của cán bộ đã xảy ra tại Techcombank như việc cán bộ không thực hiện chấm báo cáo máy ATM hàng ngày; hiện tượng nhập tiền vào máy không đủ cơ cấu loại tiền vẫn xảy ra tại một số chi nhánh. Cá biệt có trường hợp cán bộ nhầm lẫn khi tiếp quỹ máy ATM, đặt nhầm tham số cơ cấu các loại tiền dẫn đến tới thiệt hại cho ngân hàng. Một máy ATM của Techcombank đặt tại sân bay Nội Bài bị nhân viên tiếp quỹ nạp nhầm tiền. Nếu khách hàng rút 50.000 đồng máy sẽ nhả ra tờ 100.000 đồng. Nhưng biên lai in ra vẫn ghi 50.000 đồng. Ngày hôm sau, ngân hàng đã phát hiện sự việc này, khẩn trương đặt lại tham số cho máy ATM và thông báo tới các chủ tài khoản đã rút tiền để hỗ trợ hoàn trả lại.

Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ:

Các sai sót xảy ra nhiều nhất trong nghiệp vụ này là vẫn đề thu chi, vấn đề chuyển tiền và quản lý sử dụng ấn chi và nhầm lẫn trong việc thu chi tiền. Hiện tượng ấn chỉ quan trọng hỏng do viết sai, in sai xảy ra thường xuyên tại các chi nhánh và phòng giao dịch. Những dấu hiệu rủi ro liên quan đến việc thu chi tiền của cán bộ quỹ cũng như không phát hiện được tiền giả, nhầm lẫn trong việc phân loại tiền và tiền mặt khơng được đóng gói niêm phong và sắp xếp đúng quy định; Chi trả

47

tiền thừa hoặc thiếu so với đề nghị của khách hàng.

Cá biệt có các trường hợp về cán bộ kho quỹ lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Tại Techcombank chi nhánh Hồn Kiếm, cán bộ kho quỹ Phạm Chí Vinh đã tráo đổi và rút ruột bì tài sản cầm cố của khách hàng với tổng số trị giá 1.280 triệu đồng và 8.000 USD (tương đương hơn 1,6 tỷ đồng). Vinh đem số tài sản trên đi cầm cố và chơi cổ phiếu, nhưng do bị thua lỗ Vinh khơng có tiền hồn trả cho Ngân hàng nên đã bỏ trốn. Sau đó, gia đình đã đưa Vinh đến cơ quan điều tra để đầu thú. Trong thời gian này, gia đình Vinh đã nộp tổng số 1.230 triệu đồng và 8.000 USD trái phiếu Chính phủ vơ danh cùng 50 triệu đồng tiền mặt để khắc phục toàn bộ hậu quả cho ngân hàng Techcombank chi nhánh Hồn Kiếm.

Sai sót trong nghiệp vụ ln chuyển chứng từ hạch tốn kế tốn.

Sai sót thường gặp trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán là thiếu chữ ký, dấu của khách hàng; thiếu chữ ký của giao dịch viên trên chứng từ giao dịch.

Một dấu hiệu rủi ro khác liên quan đến luân chuyển chứng từ và hạch tốn kế tốn đó là việc gửi chậm chứng từ giao dịch từ các Phòng giao dịch, quầy tiết kiệm về hội sở các Chi nhánh so với thời gian quy định. Để phục vụ nhanh nhất nhu cầu khách hàng, các cán bộ Techcombank thường sử dụng chứng từ scan, trình nợ chứng từ bản gốc hoặc kéo dài thời gian bổ sung chứng từ bản gốc... Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho cơng tác hậu kiểm của bộ phận kế tốn, khơng phát hiện kịp thời những sai sót hoạt động để khắc phục

Sai sót trong nghiệp vụ Tín dụng

Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng là sai sót xảy ra nhiều nhất và gây hậu quả nghiêm trọng nhất với Techcombank, chủ yếu là các sai sót trong vấn đề tuân thủ quy chế điều hành của Hội sở chính tại các chi nhánh và sai sót trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ như thẩm định hồ sơ và ra quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tiếp nhận và định giá tài sản đảm bảo, phân loại nợ...

48

hàng, giám đốc khách hàng cá nhân, giám đốc khách hàng doanh nghiệp bị bắt vì làm trái quy định trong việc duyệt vay, gây thiệt hại cho Techcombank hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Các chuyên viên quan hệ khách hàng bị khởi tố vì hành vi cấu kết với khách hàng vay làm giả hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm, làm giả thơng báo tín dụng...

2.2.1.2 Rủi ro liên quan đến quy trình

Quy trình, quy định về cho vay, hạch toán kế toán... đã được ban hành, có các chốt chặn kiểm soát từ chi nhánh tới hội sở. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về cả huy động vốn và tín dụng, tại Techcombank đã xảy ra một số sự cố rủi ro hoạt động mà nguyên nhân là do quy trình cịn chưa chặt chẽ. Có thể kể đến là quy trình tín dụng tập trung có nhiều lỗ hổng cần được chỉnh sửa.

Hiện tại, chuyên viên khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh là người thẩm định hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp, nhận hồ sơ gốc và trực tiếp lưu trữ hồ sơ gốc. Bộ phận phê duyệt trên Hội sở chỉ kiểm tra và phê duyệt trên hồ sơ scan của chi nhánh. Đây cũng là điểm mở trong phê duyệt hồ sơ nhưng cũng đem đến sự rủi ro cho Ngân hàng.

Trong vụ án lừa đảo của công ty Cơng Chính, vì là khách hàng thân thiết, nên công ty chỉ cần có hồ sơ scan gửi lên trước là được vay vốn. Kết quả, công ty đã sử dụng hợp đồng giả, cắt dán con dấu và vay được trên 1.297,9 tỷ đồng từ Techcombank để thanh toán tiền thu mua trà, cà phê trong khi công ty đang bị lỗ từ hoạt động kinh doanh tới 30 tỷ đồng.

Ngoài ra, cũng trong vụ án này, quy trình kiểm tra, giám sát Tài sản bảo đảm là hàng hóa của Techcombank cũng chưa được chặt chẽ. Đến khi thanh lý tài sản bảo đảm là cà phê để tất toán khoản vay, chuyên viên khách hàng và kiểm soát mới phát hiện các bao đựng cà phê bên trong đều là đựng cát. Doanh nghiệp đã sử dụng tiền vay sai mục đích và ngân hàng khơng có tài sản bảo đảm để thu hồi khoản vay.

2.2.1.3 Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)

Các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống CNTT xuất hiện khá nhiều trong quá trình hoạt động của Techcombank do ngân hàng sử dụng hàm lượng CNTT khá lớn. Sự an tồn và hoạt động thơng suốt của hệ thống CNTT là một trong những yếu

49

tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Techcombank đã triển khai hiện đại hóa cho tất cả các chi nhánh trong hệ thống bằng hệ thống core- banking T24 mới nhất trên thị trường.

Khoảng đầu năm 2015 và đầu năm 2016, Techcombank đã từng bị sự cố về gián đoạn dịch vụ diễn ra trong thời gian khoảng 2-3 ngày do trục trặc hệ

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w