1.2 Quản trị rủi ro hoạt động trong các ngân hàng thương mại
1.2.3.6 Phân bổ vốn cho quản lý rủi ro hoạt động
Theo Ủy ban Basel, có ba phương pháp để tính tốn u cầu về vốn cho rủi
ro hoạt động, theo thứ tự gia tăng dần về mức độ phức tạp và sự nhảy cảm với rủi ro: (i) Phương pháp Chỉ số Cơ bản; (ii) Phương pháp Chuẩn hóa; và (iii) Phương pháp Đo lường Tiên tiến (AMA).
Cùng với quá trình phát triển dần độ phức tạp của các hệ thống và quy tắc đo lường rủi ro hoạt động trong ngân hàng mình, các ngân hàng được khuyến khích chuyển lên áp dụng các phương pháp phức đo lường phức tạp hơn trong dãy các phương pháp nêu trên. Các tiêu chuẩn để một ngân hàng được phép áp dụng Phương pháp Chuẩn hóa và Phương pháp Đo lường Tiên tiến bao gồm:
^ Các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế và các ngân hàng có mức độ
rủi ro cao (ví dụ như các ngân hàng chuyên thực hiện nghiệp vụ thanh toán) cần áp dụng phương pháp sao cho phù hợp với mức độ rủi ro và tính phức tạp của ngân hàng. Một ngân hàng sẽ được phép sử dụng Phương pháp Chỉ số cơ bản hoặc Phương pháp Chuẩn hóa cho một số bộ phận hoạt động và Phương pháp Đo lường Tiên tiến (AMA) cho những lĩnh vực hoạt động khác, với điều kiện là ngân hàng đó đáp ứng được các chỉ tiêu tối thiểu nhất định.
^ Các ngân hàng không được lựa chọn quay trở lại với phương pháp đo lường
Mảng nghiệp vụ Hệ số β Tài chính Doanh nghiệp (β) 18%
Thương mại và Bán hàng (β2) 18%
22
phê chuẩn của Cơ quan quản lý ngân hàng. Ngoài ra, nếu Cơ quan quản lý ngân hàng xác định rằng một ngân hàng sử dụng một phương pháp tiên tiến khơng cịn đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra cho phương pháp ấy, thì Cơ quan quản lý ngân hàng ấy có thể yêu cầu ngân hàng áp dụng trở lại phương pháp đơn giản hơn trong một vài hoặc toàn bộ lĩnh vực hoạt động của ngân hàng cho đến khi ngân hàng đáp ứng được điều kiện do Cơ quan quản lý ngân hàng ra để được phép áp dụng phương pháp tiên tiến hơn.
Phương pháp Chỉ số cơ bản.
Các ngân hàng sử dụng Phương pháp Chỉ số Cơ bản phải duy trì vốn tự có cho rủi ro hoạt động tương ứng bằng một tỷ lệ cố định nào đó (ký hiệu: α) của lợi nhuận gộp hàng năm bình quân, trong thời gian 3 năm. Phần vốn này được tính theo cơng thức sau:
KBIA = GI x α
Trong đó:
KBIA : Yêu cầu về vốn trong Phương pháp Chỉ số Cơ bản.
GI: Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân trong ba năm trước đó.
α = 15%. Tỷ lệ này do Ủy ban Basel đặt ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng vốn yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của tồn ngành.
Lợi nhuận gộp được tính bằng doanh thu lãi rịng cộng với doanh thu phí rịng. Hiệp ước Basel mới không đặt ra các điều kiện cụ thể để được phép áp dụng Phương pháp Chỉ số Cơ bản đối với các ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng sử dụng phương pháp này được khuyến khích tuân theo hướng dẫn của Ủy ban Basel về Thông lệ tốt cho Quản lý và Giám sát Rủi ro Hoạt động, tháng 2/2003.
Phương pháp Chuẩn hóa
Trong Phương pháp Chuẩn hóa, các hoạt động ngân hàng được chia thành 8 mảng dịch vụ: tài chính doanh nghiệp, thương mại & bán hàng, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, thanh toán, dịch vụ đại lý, quản lý tài sản và môi giới bán lẻ.
Trong mỗi mảng dịch vụ, lợi nhuận gộp là một số chỉ số phản ánh quy mô hoạt động của mảng dịch vụ đó, do vậy, cũng phản ánh mức độ rủi ro hoạt động của mỗi mảng dịch vụ. Yêu cầu về vốn cho mỗi mảng dịch vụ được tính bằng việc nhân
23
lợi nhuận gộp với một hệ số (hệ số β) áp dụng cho mảng dịch vụ đó. Hệ số β phản ánh tương quan trong phạm vi toàn ngành giữa các tổn thất từ rủi ro hoạt động ghi nhận trong thực tế với quy mô lợi nhuận gộp của ngành ấy với mỗi loại hình dịch vụ. Cần phải lưu ý rằng, trong Phương pháp Chuẩn hóa, lợi nhuận gộp được đo lường cho mỗi mảng dịch vụ, chứ khơng tính chung cho cả ngân hàng, cụ thể là: trong mảng tài chính doanh nghiệp, chỉ số này là toàn bộ lợi nhuận gộp thu được từ hoạt động tài chính doanh nghiệp của ngân hàng.
Tổng số yêu cầu về vốn được tính bằng cách cộng các yêu cầu về vốn của mỗi mảng dịch vụ với nhau. Tổng yêu cầu về vốn có thể được biểu diễn bằng công thức sau:
KTSA = ∑( GI
i-8 x β
i-8 )
Trong đó:
KTSA : Yêu cầu về vốn theo Phương pháp Chuẩn hóa.
G^8: Lợi nhuận gộp hàng năm bình qn của ba năm gần nhất, được xác định như trong Phương pháp Chỉ số Cơ bản nêu trên, cho mỗi một trong 8 mảng nghiệp vụ.
βμ8: Là một tỷ lệ phần trăm cố định cố định, do Ủy ban Basel quy định, phản ánh mối quan hệ giữa lượng vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi một mảng nghiệp vụ. Chi tiết các giá trị của β như sau:
Ngân hàng bán lẻ (β3) 12%
Ngân hàng thương mại (β4) 15%
Thanh toán (β5) 18%
Dịch vụ đại lý (β6) 15%
Quản lý tài sản (β 7) 12%
24
Phương pháp Đo lường Tiên tiến (AMA).
Trong phương pháp AMA, yêu cầu về vố pháp định sẽ bằng độ lớn của rủi ro theo kết quả đo lường của hệ thống đo lường rủi ro hoạt động của ngân hàng, với điều kiện hệ thống đó đạt được các tiêu chuẩn định tính và định lượng đối với Phương pháp AMA. Các ngân hàng chỉ được áp dụng Phương pháp AMA sau khi được Cơ quan quản lý ngân hàng cho phép.
Để đủ điều kiện áp dụng phương pháp Chuẩn hóa hoặc Phương pháp AMA, ngân hàng cần chứng minh với Cơ quan quản lý ngân hàng rằng, ít nhất:
■ Hội đồng Quản trị và Ban điều hành cao cấp của ngân hàng, tùy từng trường hợp, đóng vai trị tích cực trong việc giám sát hoạt động quản lý rủi ro.
■ Ngân hàng phải có một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động trên một nguyên lý đúng đắn và được thi hành một cách toàn diện và đồng bộ.
■ Ngân hàng có đủ nguồn lực cho việc sử dụng phương pháp được lựa chọn trong những mảng nghiệp vụ chính, cũng như trong lĩnh vực kiểm sốt và kiểm tốn.
Cơ quan quản lý ngân hàng có quyền áp đặt thời gian giám sát ban đầu của việc áp dụng Phương pháp Chuẩn hóa cho một ngân hàng trước khi nó được sử dụng cho mục tiêu tính tốn mức vốn pháp định cần thiết.
Phương pháp AMA cũng đòi hỏi một thời gian giám sát ban đầu của Cơ quan quản lý ngân hàng trước khi nó được sử dụng để xác định lượng vốn cần thiết. Thời hạn này sẽ cho phép Cơ quan quản lý ngân hàng đánh giá xem phương pháp ấy có chính xác và đáng tin cậy hay không. Hệ thống đo lường nội bộ của một ngân hàng phải dự đốn được với độ chính xác hợp lý quy mơ của những tổn thất khơng tính được trên cơ sở kết hợp sử dụng dữ liệu tổn thất của ngân hàng và dữ liệu tổn thất từ các nguồn bên ngồi, thực hiện việc phân tích tình huống và các yếu tố cụ thể trong môi trường kinh doanh của ngân hàng và các yếu tố kiểm soát nội bộ. Hệ thống đo lường của ngân hàng cũng phải có đủ khả năng hỗ trợ việc phân bổ nguồn vốn kinh tế cho các rủi ro hoạt động trong các mảng nghiệp vụ để có thể khuyến khích việc cải thiện cơng tác quản lý rủi ro hoạt động tại mỗi mảng nghiệp vụ.
25
Một ngân hàng sẽ được phép sử dụng phương pháp AMA cho một số bộ phận hoạt động và sử dụng Phương pháp Chỉ số Cơ bản hoặc phương pháp Chuẩn hóa cho các phần cịn lại (Sử dụng từng phần), với điều kiện ngân hàng phải đáp ứng được những chi tiết sau đây:
■ Toàn bộ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng phải được đề cập đến.
■ Toàn bộ hoạt động của ngân hàng được áp dụng phương pháp AMA phải đáp ứng được các chỉ tiêu định tính cho việc sử dụng AMA, trong khi những phần trong hoạt động của ngân hàng đang sử dụng phương pháp đơn giản hơn đáp ứng được các chỉ tiêu định lượng cho các phương pháp đó.
■ Về dữ liệu áp dụng của phương pháp AMA, một phần cơ bản của rủi ro hoạt động của ngân hàng phải được đề cập đến bằng phương pháp AMA.
■ Ngân hàng cung cấp cho Cơ quan quản lý ngân hàng một kế hoạch nêu chi tiết thời gian biểu mà ngân hàng dự tính sẽ triển khai nhân rộng phương pháp AMA cho các đơn vị thành viên và hoạt động cơ bản của ngân hàng. Kế hoạch này phải có tính thực tế và khả thi trong việc triển khai AMA xuyên suốt thời gian, chứ khơng phải vì các lý do khác.
Tùy thuộc vào việc phê chuẩn của Cơ quan quản lý ngân hàng, một ngân hàng đang lựa chọn sử dụng từng phần có thể quyết định xem những phần hoạt động nào sẽ áp dụng AMA theo từng mảng nghiệp vụ, theo cấu trúc pháp lý, theo vùng địa lý hoặc các cơ sở xác định nội bộ khác.