Các công cụ quản trị rủi ro hoạt động tại Techcombank

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 72)

Cùng với việc thiết lập chính sách, khẩu vị và khung quản trị RRHĐ, các công cụ quản trị RRHĐ được triển khai đánh giá trên toàn hệ thống nhằm đảm bảo các rủi ro được nhận diện, đánh giá và kiểm soát một cách tổng thể, kịp thời và xuyên suốt.

Hiện tại, Techcombank đang sử dụng 04 công cụ quản trị rủi ro hoạt động chính bao gồm: Quản lý sự kiện tổn thất (LDC); Tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát (RCSA); Chỉ số rủi ro chính (KRI); Báo cáo quản trị (MI Report).

Quản lý sự kiện tổn thất (LDC) là quá trình phát hiện, theo dõi, xử lý, hạch toán và báo cáo thu hồi các khoản tổn thất của các sự kiện tổn thất tài sản gây ra bởi rủi ro hoạt động, không bao gồm các sự kiện gây ra nợ có vấn đề. Hiện tại, công cụ LDC được sử dụng với các mục đích là:

i. Ghi nhận, giám sát và xử lý các sự kiện tổn thất phát sinh từ RRHĐ phù hợp theo quy định của ngân hàng.

56

ii. Phân tích nguyên nhân của tổn thất, xử lý tận gốc, triệt để RRHĐ giúp đơn vị hoạt động an toàn và ổn định.

iii.Xây dựng bài học kinh nghiệm, tránh lặp lại tổn thất tại các đơn vị khác

Tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát (RCSA) là quá trình nhận diện, đánh giá rủi ro hoạt động và các chốt kiểm soát để xác định điểm yếu của hệ thống, quy trình hoặc con người, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý, kế hoạch hành động phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho Ngân hàng.

Các Vùng chi nhánh, khối Hội sở tại Techcombank thực hiện tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát để nhận diện được các rủi ro trong các hoạt động/nghiệp vụ/quy trình và sản phẩm. Từ đó, cung cấp cho Ban điều hành báo cáo định tính, định lượng về môi trường kiểm soát rủi ro chung của toàn hàng để tăng cường văn hóa quản trị RRHĐ trong toàn hệ thống theo hướng chủ động

Các đơn vị phải nhận diện toàn bộ RRHĐ có thể phát sinh trong các hoạt động/nghiệp vụ/quy trình/sản phẩm trong phạm vi thực hiện của đơn vị bằng cách đánh giá và lượng hóa rủi ro hoạt động tiềm tàngrủi ro hoạt động còn lại. Việc

đánh giá 2 trạng thái của rủi ro hoạt động sẽ giúp đơn vị nhìn nhận được môi trường kiểm soát tại đơn vị đang được thực hiện tốt hay không.

r

Rủi ro chưa được áp dụng bất cứ biện pháp kiểm soát nào

Chốt ngăn ngừa

Rủi ro sau khi được áp dụng chốt

kiểm soát

Chốt phát hiện

Biểu đồ 2.4 Đánh giá hiệu quả chốt kiểm soát tại đơn vị

57

Hiện tại, Techcombank sử dụng các chỉ số rủi ro mang tính định lượng nhằm theo dõi, đo lường và đánh giá hồ sơ RRHĐ theo thời gian. Các chỉ số này được gọi là Chỉ số rủi ro chính (KRI), được ngân hàng coi như công cụ “cảnh báo” sớm,

phản ánh sự thay đổi trong môi trường rủi ro, tính hiệu quả của các chốt kiểm soát và các vấn đề rủi ro có nguy cơ xảy ra trong tương lai

Từng đơn vị phối hợp với Bộ phận RRHĐ để nhận diện các chỉ số rủi ro chính và xây dựng ngưỡng cảnh bảo, báo cáo phù hợp. Các trường hợp vi phạm ngưỡng đã được

phê duyệt cần phải được báo cáo tới Cấp có thẩm quyền để đảm bảo kịp thời quản lý và theo dõi.

Giám sát kế hoạch hành động (Action Plan Tracking) là cách Techcombank theo dõi quá trình khắc phục/xử lý rủi ro/thu hồi tổn thất một cách đầy đủ và liên tục. Cùng với cơ sở dữ liệu tổn thất (LDC), các thông tin từ công cụ Giám sát kế hoạch hành động (APT) sẽ được sử dụng làm đầu vào để đưa ra các chỉ số RRHĐ (KRIs). Việc giám sát kế hoạch hành động cũng là cơ sở để bộ phận RRHĐ nắm bắt và quản lý các chỉ số RRHĐ chính, đưa ra phân tích về xu hướng và mối tương quan giữa chỉ số, kiểm soát và tổn thất.

Định kỳ theo theo tuần, tháng, quý, năm, các vùng chi nhánh, khối Hội sở cập nhật trạng thái quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng bao gồm danh mục rủi ro hoạt động, trạng thái tổn thất rủi ro hoạt động, tiến trình thực hiện tự đánh giá rủi ro cũng như cập nhật các chỉ số rủi ro chính... tới Chủ tịch HĐQT/Ban kiểm soát/Ban điều hành và/hoặc các cấp có thẩm quyền khác thông qua hệ thống Báo cáo quản trị (MI Report).

Các báo cáo này cung cấp cho Chủ tịch HĐQT/Ban kiểm soát/Ban điều hành và/hoặc các cấp có thẩm quyền khác về những vấn đề trọng yếu để kịp thời có những phương án xử lý nhằm giảm thiểu, kiểm soát rủi ro hoạt động của Ngân hàng phù hợp với Khẩu vị rủi ro hoạt động đã được phê duyệt cũng như tiến hành các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị RRHĐ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế.

58

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w