Do đặc điểm của rủi ro hoạt động là loại rủi ro ẩn khó có thể xác định được hoặc dự đoán trước, nên công tác quản trị rủi ro hoạt động là một trong những công tác khó khăn nhất của NHTM. Với các NHTM Việt Nam, công tác này lại còn khó khăn hơn. Do đây là khái niệm khá mới mẻ.
Techcombank là một trong những NHTM ở Việt Nam đi đầu trong thực hiện quản trị RRHĐ, thành lập bộ phận Quản trị rủi ro, trong đó chức năng quản trị rủi ro hoạt động. Toàn bộ CBNV trong Ngân hàng đều phải học và làm bài kiểm tra về Quản trị RRHĐ. Ngân hàng cũng thường xuyên tổ chức các buổi Talk show, đào tạo về Quản trị RRHĐ hoặc xen lẫn nội dung về quản trị RRHĐ. Đặc biệt, để thấy được sự quan trọng của côn tác quản trị rủi ro, năm 2016 được lấy trọng tâm là năm của “Tuân thủ và quản trị rủi ro” tại Techcombank.
Điều này chứng tỏ rằng Ban lãnh đạo của Techcombank đã sớm nhận thức tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro hoạt động, và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của công tác quản lỷ rủi ro tại Techcombank. Công tác quản trị rủi ro hoạt động, Techcombank đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đó là:
> Cách thức tiếp cận cũng như những phương pháp Techcombank đang sử dụng để quản trị rủi ro hoạt động là đúng hướng theo thông lệ tốt nhất về quản trị rủi ro.
> Techcombank đã bước đầu xây dựng được khung quản trị rủi ro hoạt động phù hợp với thực tiễn hoạt động, đó chính là việc ban hành Chính sách quản trị rủi ro hoạt động; Các quy định và quy trình cụ thể về quản trị rủi ro hoạt động, cách thức tự quản trị, đánh giá RRHĐ tại đơn vị kinh doanh, hướng dẫn báo cáo, xử lý tổn thất rủi ro hoạt động.
60
> Công tác quản trị rủi ro hoạt động đã tạo bước đột phá về nhận thức của cán
bộ, người lao động trong Techcombank về rủi ro hoạt động, qua đó góp phần nâng
cao ý
thức, trách nhiệm của cán bộ trong quá trình hoạt động, hạn chế tối đa rủi ro.
> Thông qua công tác quản trị rủi ro hoạt động mà hệ thống các văn bản, quy định, quy trình nghiệp vụ của Techcombank được rà soát, chỉnh sửa hoặc ban hành mới đồng bộ, kịp thời, rõ ràng, chi tiết cho từng loại nghiệp vụ. Hiện tại, Techcombank đang có 09 văn bản về Quản trị RRHĐ đã được ban hành và khoảng 05 văn bản khác đang trong quá trình xin ý kiến bổ sung và triển khai.
> Techcombank đã xây dựng được danh sách ngày một đầy đủ các dấu hiệu rủi ro chủ yếu, qua đó góp phần nhận diện được chính xác hơn các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
> Các sai sót của cán bộ trong quá trình hoạt động từng bước đã được hạn chế. Mặc dù Techcombank hàng năm đều tăng quy mô hoạt động, nhưng những sai sót hoạt động của cán bộ đã được giảm qua các năm, các sự cố rủi ro xảy ra không nhiều và tổn thất về rủi ro hoạt động mà Techcombank phải gánh chịu không lớn, chủ yếu là các tổn thất liên quan đến đạo đức của các bộ (rủi ro từ nguyên nhân con người) - một trong những loại rủi ro khó dự đoán và kiểm soát nhất.
> Trên cơ sở các báo cáo tổn thất, Techcombank cũng đã xây dựng được khi dữ liệu về tổn thất trong lịch sử hoạt động trong 5 năm trở lại đây. Kho dữ liệu tổn thất chính là tài liệu bổ ích phục vụ cho công tác đào tạo nội bộ về quản trị rủi ro cũng như là cơ sở cho phép Techcombank áp dụng phương pháp đo lường về vốn dành cho rủi ro hoạt động tiên tiến hơn, khi các quy định, chuẩn mực này chính thức được áp dụng tại Việt Nam. Techcombank đang hướng tới việc thực hiện và kiểm soát hiệu quả quy định an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn (SA) và phương pháp nâng cao (AMA) theo lộ trình được ngân hàng xác lập và phù hợp với yêu cầu của NHNN