Cơ cấutổ chức công tác quản trị rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 69)

a. Mô hình tổ chức ba tuyến phòng thủ

Hệ thống quản trị RRHĐ của Techcombank được tổ chức theo mô hình 3 tuyến phòng thủ:

> Tuyến phòng thủ thứ nhất:

- Thành phần: Tất cả các đơn vị kinh doanh và Hỗ trợ

- Trách nhiệm: chịu trách nhiệm kiểm soát và quản trị RRHĐ trong các hoạt động, quy trình hàng ngày, thiết lập các chốt kiểm soát cho các quy trình hoạt động chính.

- Yêu cầu: đảm bảo tất cả các rủi ro và chốt kiểm soát chính trong các hoạt động và quy trình của bộ phận được nhận diện, đánh giá, giảm thiểu và theo dõi tại đơn vị và trên hệ thống.

54

- Báo cáo:

i. Các đơn vị thiết lập những nhóm kiểm soát riêng để đảm bảo hoạt động tự đánh giá rủi ro và theo dõi tính hiệu quả của những chốt kiểm soát được thực hiện ii. Trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc quản trị RRHĐ tại bộ phận mình. iii. Việc báo cáo quản trị RRHĐ được thực hiện theo các văn bản về báo cáo

RRHĐ ban hành từng thời kỳ.

Quản trị RRHĐ là một quy trình liên tục và được quản lý tại nơi RRHĐ phát sinh. RRHĐ phải được quản lý một cách chủ động tại đơn vị kinh doanh cùng với sự phối hợp của các đơn vị hỗ trợ. Tất cả đơn vị kinh doanh và đơn vị hỗ trợ thuộc Tuyến phòng thủ thứ nhất đều có trách nhiệm thực hiện theo Khung quản trị RRHĐ được quy định như trên.

> Tuyến phòng thủ thứ hai:

- Thành phần: các bộ phận có chức năng kiểm soát như Quản trị Rủi ro và Rủi ro hoạt động - Khối CORM&Legal

- Trách nhiệm: giám sát và kiểm tra tính hiệu quả công tác quản trị RRHĐ do Tuyến Phòng Thủ thứ nhất thực hiện phù hợp với các chính sách quy định hiện hành của Techcombank.

- Yêu cầu: thiết lập các công cụ và khung quản trị RRHĐ để nhận diện, đo lường, kiểm soát và báo cáo một cách nhất quán và toàn diện để giảm thiểu và ngăn ngừa các rủi ro/tổn thất.

- Báo cáo: Thực hiện báo cáo lên Ban điều hành và các cấp có thẩm quyền (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Tổng giám đốc, Hội đồng/Ủy ban có chức năng về RRHĐ, Bộ phận RRHĐ - Khối C&L )

Bộ phận RRHĐ - Khối CORM&Legal tập trung vào rà soát chính sách, quy trình, luồng công việc, chốt kiểm soát, quy định pháp luật trong phạm vi trách nhiệm được nêu trong chính sách Quản trị RRHĐ.

> Tuyến phòng thủ thứ ba:

- Thành phần: bộ phận Kiểm toán Nội bộ

- Trách nhiệm: hỗ trợ Ban kiểm soát đánh giá tính hiệu quả của Khung quản trị RRHĐ, việc quản trị RRHĐ của Tuyến Phòng Thủ thứ nhất và công tác giám sát, kiểm soát của Tuyến Phòng Thủ thứ hai.

RR còn lại < RR tiềm ẩn Chốt kiểm soát có hiệu quả (một phần hoặc hoàn toàn) RR còn lại = RR tiềm ẩn Chốt kiểm soát hoàn toàn không có hiệu quả hoặc

không có chốt kiểm soát. 55

- Báo cáo: Báo cáo lên Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông Việc kiểm toán Khung QTRRHĐ được thực hiện bởi một đơn vị độc lập như Kiểm toán nội bộ hoặc Đơn vị thuê ngoài.

b. Cơ cấu vận hành Quản trị rủi ro hoạt động

Cơ cấu vận hành công tác Quản trị Rủi ro hoạt động tại Techcombank được vận hành theo các cấp, tuỳ thuộc mức độ trọng yếu của vấn đề rủi ro hoạt động. Bao gồm:

❖ Các cấp xử lý Rủi ro hoạt động

- Các Khối, đơn vị trong toàn Ngân hàng; - Chuyên gia xử lý rủi ro hoạt động;

- Bộ phận Rủi ro hoạt động - Khối CORM & Legal - Hội đồng/Ủy ban có chức năng về Rủi ro hoạt động - Hội đồng xử lý tổn thất

- Các cấp xử lý khác theo quy định tại từng thời kỳ ❖ Các cấp phê duyệt Phương án xử lý Rủi ro hoạt động

Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý rủi ro hoạt động sẽ do Hội đồng Quản trị hoặc cơ quan chuyên trách do HĐQT phân cấp/ủy quyền quy định theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w