Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro hoạt động trong hệ thống

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64 - 67)

Techcombank

Công tác quản trị rủi ro hoạt động của Techcombank dựa trên sự chỉ đạo chung của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Techcombank.

Quản trị rủi ro hoạt động là một công việc còn khá mới mẻ đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, do vậy cho đến thời điểm này chưa có một văn bản pháp lý chính thức quy định về quản trị toàn bộ rủi ro hoạt động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các nhà hoạch định chính sách cũng đã thấy được tính cấp thiết của việc quản lý rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy, bắt đầu từ năm 2005 đã có một số văn bản quy định liên quan đến một số vấn đề trong quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại, cụ thể các văn bản sau:

❖ Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” và thông tư số 19/2010/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung. Thông tư số 13 khống chế các tỷ lệ về vốn, sử dụng vốn để các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hạn chế rủi ro. Quy định này yêu cầu các Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn sau:

51

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: VCSH/TTSC ≥ 9% - Giới hạn tín dụng đối với khách hàng

- Tỷ lệ về khả năng chi trả - Giới hạn góp vốn mua cổ phần

- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Thông tư 13 được đánh giá là một trong những bước tiến hết sức tích cực trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn, nhằm có một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định thực, hiện tốt vai trò phân bổ vốn trong nền kinh tế.Việc đặt ra các giới hạn trong thông tư nhằm mục đích làm cho các Tổ chức tín dụng chỉ được hoạt động trong phạm vi cho phép, phù hợp với năng lực quản lý, kiểm soát được rủi ro giúp cho hoạt động của tổ chức tín dụng được an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

❖ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền”. Nghị định này đưa ra các biện pháp phòng chống rửa tiền bao gồm:

- Các biện pháp nhận biết, báo cáo và lưu giữ thông tin khách hàng - Thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền. - Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền

Thành lập Trung tâm phòng, chống rửa tiền thuộc NHNN Việt Nam có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin

Nghị định này quy định các biện pháp phòng chống rửa tiền, đó cũng chính là các biện pháp phòng chống rủi ro do các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, an ninh quốc gia.

❖ Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”. Đây chính là quản lý rủi ro do hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Quy định này có nguyên tắc chung:

Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về an toàn hiệu quả của hoạt động ngân hàng điện tử; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ chức tín dụng, của khách

52

hàng, lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Để quản lý một cách hiệu quả những rủi ro phát sinh từ những hoạt động ngân hàng điện tử tổ chức tín dụng cần: Nhận dạng những yếu tố có thể phát sinh từ những hoạt động ngân hàng điện tử đang thực hiện hoặc dự kiến triển khai; Phân tích và xác định các tác động và hậu quả có thể phát sinh khi rủi ro xảy ra; Phân nhóm các loại rủi ro, xác định phương hướng và biện pháp phòng ngừa rủi ro, đặc biệt lưu ý đến quản lý an ninh mạng và bảo vệ thông tin, xác định mức tổn thất tối đa có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra rủi ro, không triển khai các loại hình hoạt động ngân hàng điện tử đòi hỏi những biện pháp phòng ngừa rủi ro vượt ngoài khả năng hiện có; Thường xuyên đánh giá kiểm tra kết quả và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, kiểm toán và cập nhật quy trình quản lý rủi ro.

Những quy định này là cơ sở cho các Tổ chức tín dụng xây dựng những quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử từ đó giúp các Tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng nói riêng hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử và cũng chính là giảm rủi ro do hệ thống gây ra.

❖ Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Thông tư có các nội dung cơ bản sau:

về hệ thống kiểm soát nội bộ:

Thông tư 44/2011/TT-NHNN đã đề cập tới các điểm sau về hệ thống kiểm soát nội bộ:

■ Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

■ Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

■ Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ

■ Đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ

■ Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách

■ Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Theo thông tư, hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định tại Thông tư này và được tổ

53

chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

về hệ thống kiểm toán nội bộ:

Thông tư 44/2011/TT-NHNN đã đề cập tới các điểm sau về hệ thống kiểm toán nội bộ:

■ Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

■ Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

■ Tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ

■ Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ

■ Chính sách và kế hoạch kiểm toán nội bộ

■ Chế độ báo cáo và lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.

Theo thông tư, kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu 0891 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP kỹ thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w