Các hình thức đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 34)

1.2.3.1 Đào tạo nghề chính quy

Theo quy định của [6], đào tạo nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khoa học tập trung và liên tục.

Đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tập trung tại các trung tâm dạy nghề, các trường nghề và quy mô đào tạo tương đối lớn, chủ yếu là đào tạo các công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao.

Việc đào tạo công nhân kỹ thuật thường được chia ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn học tập cơ bản và giai đoạn học tập chuyên môn. Giai đoạn học tập cơ bản là giai đoạn đào tạo nghề theo diện rộng, thường chiếm từ 70% đến 80% nội dung giảng dạy và tương đối ổn định. Còn trong giai đoạn học tập chuyên môn, người học được trang bị những kiến thức chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo để nắm vững nghề đã chọn.

-Ưu điểm: Học sinh được học một cách có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng. Đào tạo tương đối toàn diện cả lý thuyết lẫn thực hành.

Với hình thức đào tạo chính quy, sau khi đào tạo, học viên có thể chủ động, độc lập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận các công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ lành nghề cao. Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hình thức đào tạo này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật.

-Nhược điểm: Thời gian đào tạo tương đối dài. Đòi hỏi phải đầu tư lớn để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các cán bộ quản lý… nên kinh phí đào tạo cho một học viên là rất lớn.

1.2.3.2 Đào tạo nghề tại nơi làm việc (kèm cặp trong sản xuất)

Là hình thức đào tạo trực tiếp, trong đó người học sẽ được dạy những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới

sự hướng dẫn của những người lao động có trình độ cao hơn. Hình thức đào tạo này thiên về thực hành ngay trong quá trình sản xuất và thường là do các doanh nghiệp (hoặc các cá nhân sản xuất) tự tổ chức.

Chương trình đào tạo áp dụng cho hình thức đào tạo tại nơi làm việc và thường được chia ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu, người hướng dẫn vừa sản xuất vừa hướng dẫn cho học viên. Giai đoạn hai, giao việc làm thử cho học viên sau khi họ đã nắm được các nguyên tắc và phương pháp làm việc. Giai đoạn ba, giao việc hoàn toàn cho học viên sau khi họ đã có thể tiến hành làm việc một cách độc lập.

-Ưu điểm: Có khả năng đào tạo nhiều người cùng một lúc ở tất cả các doanh nghiệp, phân xưởng. Thời gian đào tạo ngắn. Không đòi hỏi điều kiện về trường lớp, giáo viên chuyên trách, bộ máy quản lý, thiết bị học tập riêng… nên tiết kiệm chi phí đào tạo. Trong quá trình học tập, người học còn được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, giúp họ có thể nắm chắc kỹ năng lao động.

-Nhược điểm: Việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức không có tính hệ thống. Người dạy không có nghiệp vụ sư phạm nên hạn chế trong quá trình hướng dẫn, việc tổ chức dạy lý thuyết gặp nhiều khó khăn…nên kết quả học tập còn hạn chế. Học viên không chỉ học các phương pháp tiên tiến mà còn có thể bắt chước những thói quen không tốt của người hướng dẫn. Vì vậy hình thức đào tạo này chỉ phù hợp với những công việc đòi hỏi trình độ không cao.

1.2.3.3 Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp

Đây là hình thức đào tạo theo chương trình gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn. Hình thức đào tạo này chủ yếu tập trung áp dụng để đào tạo cho những nghề phức tạp, đòi hỏi có sự hiểu biết rộng về lý thuyết và độ thành thục cao.

-Ưu điểm: Dạy lý thuyết tương đối có hệ thống, đồng thời học viên lại được trực tiếp tham gia lao động ở các phân xưởng, tạo điều kiện cho họ nắm vững nghề. Bộ máy đào tạo gọn, chi phí đào tạo không lớn.

-Nhược điểm: Hình thức này chỉ áp dụng được ở những doanh nghiệp tương đối lớn và chỉ đào tạo cho các doanh nghiệp cùng ngành có tính chất giống nhau.

1.2.3.4 Đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề

Là loại hình ĐTN ngắn hạn, phần lớn dưới 1 năm. Đối tượng chủ yếu là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động.

Ưu điểm: Thu hút được đông đảo người học vì các thủ tục học thường dễ dàng, thời gian hợp lý. Nghề đào tạo đa dạng và thường các trung tâm đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm nên hỗ trợ được cho người lao động trong tìm việc làm. Khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu người học. Chi phí đầu tư đào tạo không lớn.

-Nhược điểm: Hạn chế của hình thức đào tạo này biểu hiện là quy mô nhỏ, kiến thức lý thuyết ở mức độ thấp, thiếu đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, thiếu các máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho thực hành nghề, đào tạo đa số là công nhân bán lành nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)